Lutjanus bohar
Lutjanus bohar là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.
Lutjanus bohar | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Lutjaniformes |
Họ (familia) | Lutjanidae |
Chi (genus) | Lutjanus |
Loài (species) | L. bohar |
Danh pháp hai phần | |
Lutjanus bohar (Forsskål, 1775) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Từ nguyên
sửaTừ định danh bohar bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, là tên thông thường của loài cá này ở khu vực Biển Đỏ.[2]
Phạm vi phân bố và môi trường sống
sửaL. bohar có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả phía nam Biển Đỏ. Từ Đông Phi, phạm vi của loài này trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises, quần đảo Line và quần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu, xa về phía nam đến Nam Phi và Úc (gồm cả đảo Lord Howe).[1][3] L. bohar cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam.[4][5]
L. bohar sống tập trung trên các rạn san hô ở độ sâu đến ít nhất là 180 m.[6]
Mô tả
sửaChiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. bohar là 90 cm.[6] Loài này có màu nâu đỏ sẫm với các sọc sẫm mờ. Cá con, và đôi khi là cả cá trưởng thành có hai đốm trắng bạc trên lưng. Vây ngực màu hồng với viền đen sẫm. Vào mùa sinh sản thì cá đực trở nên sẫm màu hơn, còn cá cái chuyển sang màu đỏ nhạt.[7]
Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–17.[8]
Sinh thái
sửaThức ăn của L. bohar chủ yếu là cá nhỏ hơn, nhưng cũng bao gồm nhiều loài thủy sinh không xương sống (như động vật giáp xác và ốc biển).[8]
L. bohar còn nhỏ có khả năng bắt chước kiểu hình của nhiều loài cá thia, như Chromis ternatensis (tại Indonesia), Pycnochromis margaritifer (Fiji), Pycnochromis iomelas (Tuamotu), Pycnochromis fatuhivae (Marquises), Chromis notata, Chromis weberi và Azurina lepidolepis (đều tại Nhật Bản).[9]
Ở bãi cạn Rowley, thông qua việc phân tích sỏi tai, người ta đã xác định tuổi của một con cá hồng Macolor macularis đạt đến 81 năm, kém hơn không đáng kể là L. bohar với tuổi đời là 79. Điều này khiến chúng trở thành những loài thọ nhất trong họ Cá hồng, cũng là những loài cá rạn san hô nhiệt đới thọ nhất được ghi nhận cho đến nay.[10]
Các nhà khoa học cũng đã mô tả hai chi giun dẹp ký sinh mới trong họ Cryptogonimidae, tổng cộng gồm 3 loài, được phát hiện trên cơ thể của L. bohar.[11]
Thương mại
sửaL. bohar là một loài cá có chất lượng thị trường quan trọng ở nhiều địa phương, được bán ở dạng tươi sống và khô cá.[8] Tuy nhiên, cá lớn từ các khu vực ở Tây Thái Bình Dương có thể gây ngộ độc ciguatera,[6] như đã được báo cáo ở Việt Nam.[12]
Tham khảo
sửa- ^ a b Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E. & Myers, R. “Lutjanus bohar”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194363A2321975. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTL.T194363A2321975.en. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
- ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Sciaena bohar”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
- ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus bohar trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ Sakaue, Jiro; Akino, Hiroshi; Endo, Manabu; Ida, Hitoshi; Asahida, Takashi (2016). “Temporal and Spatial Site Sharing during Spawning in Snappers Symphorichthys spilurus and Lutjanus bohar (Pisces: Perciformes: Lutjanidae) in Waters around Peleliu Island, Palau”. Zoological Studies. 55: e44. doi:10.6620/ZS.2016.55-44. ISSN 1810-522X. PMC 6511969. PMID 31966189.
- ^ a b c W. D. Anderson & G. R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Roma: FAO. tr. 2866. ISBN 92-5-104587-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Delrieu-Trottin, E.; Planes, S.; Williams, J. T. (2016). “When endemic coral-reef fish species serve as models: endemic mimicry patterns in the Marquesas Islands” (PDF). Journal of Fish Biology. 89 (3): 1834–1838. doi:10.1111/jfb.13050.
- ^ Taylor, Brett M.; Wakefield, Corey B.; Newman, Stephen J.; Chinkin, Mark; Meekan, Mark G. (2021). “Unprecedented longevity of unharvested shallow-water snappers in the Indian Ocean”. Coral Reefs. 40 (1): 15–19. doi:10.1007/s00338-020-02032-3. ISSN 1432-0975.
- ^ Miller, Terrence L.; Cribb, Thomas H. (2007). “Two new cryptogonimid genera (Digenea, Cryptogonimidae) from Lutjanus bohar (Perciformes, Lutjanidae): analyses of ribosomal DNA reveals wide geographic distribution and presence of cryptic species” (PDF). Acta Parasitologica. 52 (2): 104–113. doi:10.2478/s11686-007-0019-y. ISSN 1896-1851.
- ^ Đào Việt Hà (2021). “Nghiên cứu độc tố của một số loài cá rạn và thân mềm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam”. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)