Làng cổ Long Tuyền là một làng cổ ở Nam Bộ; nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Nguồn gốc

sửa

Trước khi có tỉnh Cần Thơ, trên bản đồ hành chính năm 1876, làng thuộc Lục Ấp, sau trở thành làng Bình Hưng (1844, tức năm Thiệu Trị thứ 3). Đến năm 1852, nhân sự kiện đoàn hải thuyền của Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt thoát hiểm ngay trên con rạch thuộc làng, nên cái tên Bình Thủy mới ra đời kể từ đó.

Đây là một làng cổ tiêu biểu ở Nam Bộ, và là một trọng điểm du lịch của thành phố Cần Thơ.

Lược kể một vài di tích

sửa

Khu tưởng niệm Bùi Hữu Nghĩa

sửa
 
Mộ nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa và vợ hiện nay[1]

Làng cổ Long Tuyền là nơi sinh, nơi sống những năm cuối đời, và là nơi yên nghỉ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), một trong bốn rồng vàng đất Đồng Nai.

Ngôi mộ Thủ Khoa Nghĩa hiện nay nằm trong Khu tưởng niệm ông (thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Ngày 25 tháng 1 năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ký Quyết định số 152 QĐ/BT công nhận khu mộ là di tích "Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia" [2].

Đình Bình Thủy

sửa
 
Đình Bình Thủy

Bia công nhận di tích đình Bình Thủy (tên cũ là Long Tuyền cổ miếu) dựng ở sân đình ghi:

Long Tuyền cổ miếu tức đình Bình Thủy ngày nay, đã được vua Tự Đức sắc phong "Thành hoàng Bổn cảnh" ngày 29 tháng 11 năm 1852.
Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ 1909. Đây là một trong những ngôi đình lâu đời của Nam Bộ, còn giữ được khá nguyên vẹn ở tỉnh Cần Thơ.
Đình Bình Thủy là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị của dân tộc Việt Nam, nơi sinh hoạt tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân vào những ngày lễ hội truyền thống.
Ngày 5 tháng 9 năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra quyết định công nhận đình Bình Thủy là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật (cấp Quốc gia).

Chùa Nam Nhã

sửa
 
Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã xưa thuộc ấp Bình Nhật, xã Long Tuyền (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Trước đây, chùa là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường, do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo đạo Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.

Bia công nhận di tích dựng ở sân chùa ghi:

Chùa Nam Nhã được xây dựng năm 1895. Từ năm 1905 chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du, truyền thống yêu nước của các vị lão sư và các phật tử được khởi động.
Chùa trở thành trụ sở kinh tài, ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chánh sách ngu dân của thực dân Pháp, truyền bá văn thơ yêu nước. Trong những năm khó khăn gian khổ của cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.
Ngày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hóa - Thông tin]] đã ra quyết định công nhận chùa Nam Nhã là Di tích Lịch sử Cách mạng (cấp Quốc gia)

Nhà cổ Bình Thủy

sửa
 
Nhà thờ họ Dương

Trên địa bàn làng cổ Long Tuyền, hiện còn tồn tại một quần thể nhà cổ với khoảng 34 căn. Trong đó xưa nhất và nổi bật nhất là Nhà thờ họ Dương (còn gọi là Nhà cổ Bình Thủy hay Vườn lan Bình Thủy) ở số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, thuộc phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Đây là một ngôi nhà 5 gian, kiểu Á-Âu kết hợp, tuy xây dựng vào năm 1870, nhưng vẫn được nguyên trạng. Theo tài liệu, thì toàn bộ gạch bông, hoa văn, phù điêu, hàng rào...đều được đặt từ Pháp sang. Ngoài ra, trong ngôi nhà còn có một kho đồ cổ quý giá [3].

 
Một số hoa kiểng trong khuôn viên Nhà thờ Họ Dương

Đặc biệt, ngôi nhà cổ này đã được nhiều người nổi tiếng đến thăm viếng, như: Trần Văn Giàu, Sơn Nam, Học Phi, Xuân Diệu, Xuân Thủy,...Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong hàng chục bộ phim, như: Chân Trời Nơi Ấy, Những Nẻo Đường Phù Sa, Công tử Bạc Liêu, Cây Tre Trăm Đốt, Tây Đô và Ban Mai, Xương Rồng Cần Thơ, Người Tình (của đạo diễn người Pháp Annand),...

Tháng 3 năm 2009, ngôi nhà đã được công nhận là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 314/BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trích nhận xét

sửa

Phong khí văn hóa Long Tuyền là sự hòa quyện của đất, nước và con người nơi đây; là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Long Tuyền tuy tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, như: Hoa, Khmer, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ... nhưng vẫn tiếp nhận, vẫn gìn giữ được bản sắc "văn minh miệt vườn sông nước" rất riêng, rất độc đáo và đó chính là nội lực, là cội nguồn sức mạnh giúp Long Tuyền đứng vững, phát triển trên vùng đất mới nhiều biến đổi...[4]

Ảnh

sửa

Dưới đây là một vài ngôi nhà cổ khác ở làng Bình Thủy:

Chú thích

sửa
  1. ^ Khi chụp ảnh này, trong ngôi mộ của vợ ông chưa có hài cốt.
  2. ^ Ngày 19 tháng 10 năm 2011, bằng di tích được cấp lại, và đổi tên là "Di tích Quốc gia".
  3. ^ Theo tiểu mục "Nhà cổ" in trong Di tích lịch sử quận Bình Thủy do Phòng Văn hóa và Thông tin biên soạn, 2013.
  4. ^ Nguồn: Theo Lưu trữ 2007-08-06 tại Archive.today

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa