Loạn sản khớp háng là một bất thường của khớp khớp háng khi phần ổ không bao phủ hoàn toàn phần chỏm, dẫn đến tăng nguy cơ trật khớp.[1] Loạn sản khớp háng có thể xảy ra khi sinh hoặc xuất hiện dần trong giai đoạn đầu đời.[1] Nó thường không triệu chứng ở trẻ nhỏ dưới một tuổi.[2] Đôi khi một chân có thể ngắn hơn chân kia.[1] Bên trái thường hay bị hơn bên phải.[2] Nếu không điều trị có thể gây viêm khớp, dị tật dáng đi và đau thắt lưng.[2]

Các yếu tố nguy cơ của chứng loạn sản khớp háng bao gồm tiền sử gia đình, một số kiểu quấn khăn không đúng cách và do sinh ngôi ngược.[2] Nếu một trong hai bé sinh đôi cùng trứng bị thì nguy cơ 40% bé còn lại cũng sẽ có bệnh.[2] Khuyến cáo nên tầm soát tất cả các em bé tìm bệnh này này bằng cách kiểm tra thể chất.[2] Siêu âm cũng có thể hữu ích.[2]

Nhiều bệnh nhi chỉ mất vững khớp nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu.[2] Ở các ca nặng hơn, nếu được phát hiện sớm, có thể chỉ cần đeo nẹp có thể là đủ.[2] Trong trường hợp được phát hiện muộn có thể phải phẫu thuật và bó xương.[2] Khoảng 7,5% số ca thay khớp háng được thực hiện để điều trị các di chứng từ bệnh loạn sản khớp háng.[2]

Tầm mỗi 1.000 trẻ có 1 bé bị loạn sản khớp háng.[2] Mất vững khớp háng có ý nghĩa cần theo dõi vào khoảng từ một đến hai phần trăm số trẻ sinh đủ tuần.[2] Nữ giới bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nam giới.[1] Chứng loạn sản khớp háng được mô tả từ những năm 300 trước công nguyên bởi Hippocrates.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d “Your Orthopaedic Connection: Developmental Dysplasia of the Hip”. tháng 10 năm 2013.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m Shaw, BA; Segal, LS; SECTION ON, ORTHOPAEDICS. (tháng 12 năm 2016). “Evaluation and Referral for Developmental Dysplasia of the Hip in Infants”. Pediatrics. 138 (6). doi:10.1542/peds.2016-3107. PMID 27940740.
  3. ^ Bentley, George (2009). European Instructional Lectures: Volume 9, 2009; 10th EFORT Congress, Vienna, Austria (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 40. ISBN 9783642009662.