Lithi hydride
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Lithi hydride (công thức hóa học: LiH) là một hợp chất vô cơ của lithi và hydro. Nó là một chất rắn kết tinh không màu, mặc dù các mẫu sản xuất thương mại có màu xám. Với đặc trưng của một hydride tương tự như muối, nó có điểm nóng chảy cao (689 ℃ hay 1.272 ℉). Tỷ trọng là 780 kg/m³, nhiệt dung riêng 29,73 J/mol·K và độ dẫn nhiệt dao động theo thành phần, áp suất (từ 10 tới 5 W/m·K ở 400 K) và giảm theo độ gia tăng của nhiệt độ.
Lithi hydride | |
---|---|
Mô hình vũ trụ của cấu trúc phân tử lithi hydride | |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | OJ6300000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | LiH |
Khối lượng mol | 7,94894 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn không màu đến xám[1] |
Khối lượng riêng | 0,78 g/cm³[1] |
Điểm nóng chảy | 688,7 °C (961,9 K; 1.271,7 °F)[1] |
Điểm sôi | phân hủy ở 900–1.000 °C (1.650–1.830 °F; 1.170–1.270 K)[2] |
Độ hòa tan trong nước | phản ứng |
Độ hòa tan | ít tan trong đimetylfomamt phản ứng với amonia, ete, etanol |
MagSus | -4,6·10-6 cm³/mol |
Chiết suất (nD) | 1,9847[3]:43 |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Lập phương (giống NaCl) |
Hằng số mạng | a = 0,40834 nm[3]:56 |
Mômen lưỡng cực | 6,0 D[3]:35 |
Nhiệt hóa học | |
Enthalpy hình thành ΔfH | -90,65 kJ/mol |
Entropy mol tiêu chuẩn S | 170,8 J/(mol·K) |
Nhiệt dung | 3,51 J/(g·K) |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
PEL | TWA 0,025 mg/m³[4] |
LC50 | 22 mg/m³ (rat, 4 h)[5] |
LD50 | 77.5 mg/kg (đường miệng, chuột)[6] |
REL | TWA 0,025 mg/m³[4] |
IDLH | 0,5 mg/m³[4] |
Các hợp chất liên quan | |
Cation khác | Natri hydride Kali hydride Rubidium hydride Caesi hydride |
Hợp chất liên quan | Lithi borohydride Lithi nhôm hydride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Nó là một chất rắn dễ cháy, có phản ứng mãnh liệt với nước sinh ra hợp chất ăn mòn là lithi hydroxide và hydro.
- LiH + H2O → LiOH + H2↑
Tổng hợp
sửaNó được sản xuất bằng phản ứng của lithi kim loại với hydro ở dạng khí:
- 2Li + H2 → 2LiH
Sử dụng
sửaLiH có một số ứng dụng, như làm chất hút ẩm, cũng như làm tiền chất để sản xuất lithi nhôm hydride, trong các thiết bị sinh hydro, trong vai trò của chất làm mát và bảo vệ cho các lò phản ứng hạt nhân, cũng như trong sản xuất gốm. LiH có tỷ lệ hydro theo trọng lượng cao nhất trong số các hydride, chẳng hạn hàm lượng hydro trong LiH gấp khoảng 3 lần so với NaH (mặc dù về mặt hóa học lượng pháp là như nhau), do lithi nhẹ hơn natri. Điều này làm cho LiH trở thành kho lưu trữ hydro đáng quan tâm trong các ứng dụng vũ trụ.
Hợp chất tương ứng của deuteri là deuterua lithi với công thức LiD, là một nhiên liệu trong phản ứng tổng hợp hạt nhân trong các vũ khí nhiệt hạch. Trong các đầu nổ của thiết kế Teller-Ulam, LiD bị ép và nung bằng nhiệt do sự nổ của quá trình phân rã hạt nhân tới điểm mà phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra. Lithi deuterua không phải là một chất phóng xạ như triti.
An toàn
sửaLiH bắt cháy trong không khí, và nó phản ứng gây nổ với nước để tạo ra LiOH và hydro.
Xem thêm
sửaHợp chất liên quan
sửaTham khảo
sửa- ^ a b c Lide, D. R. biên tập (2005). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 86). Boca Raton (FL): CRC Press. tr. 4.70. ISBN 0-8493-0486-5.
- ^ David Arthur Johnson; Open University (ngày 12 tháng 8 năm 2002). Metals and chemical change. Royal Society of Chemistry. tr. 167–. ISBN 978-0-85404-665-2. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.
- ^ a b c Smith, R. L.; Miser, J. W. (1963). Compilation of the properties of lithium hydride. NASA.
- ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0371”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ “Lithium hydride”. Nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng hoặc sức khỏe. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ http://chem.sis.nlm.nih.gov/chemidplus/rn/7580-67-8
Liên kết ngoài
sửa- Các hợp chất của liti: Hiđrua liti
- Hướng dẫn sơ cứu đối với hiđrua liti Lưu trữ 2004-11-12 tại Wayback Machine
- Hóa điện toán Wiki Lưu trữ 2008-06-25 tại Wayback Machine