Hoa loa kèn vằn
Hoa loa kèn vằn (danh pháp hai phần: Lilium lancifolium) hay quyển đơn[2] là một loài thực vật có hoa trong họ Liliaceae, còn có các tên gọi bắt nguồn từ Trung Quốc như hổ bì bách hợp(tiếng Anh: tiger lily), bách hợp Nghi Hưng, bách hợp Thái Hồ, bách hợp Hồ Châu, bách hợp Long Sơn, đảo thuỳ liên, dược bách hợp, khổ bách hợp, hoàng bách hợp.
Hoa loa kèn vằn | |
---|---|
Tiger Lily | |
Phân loại khoa học | |
Giới: | Plantae |
nhánh: | Tracheophyta |
nhánh: | Angiospermae |
nhánh: | Monocots |
Bộ: | Liliales |
Họ: | Liliaceae |
Chi: | Lilium |
Loài: | L. lancifolium
|
Danh pháp hai phần | |
Lilium lancifolium Thunb. | |
Các đồng nghĩa[1] | |
Synonymy
|
Nó có nguồn gốc từ các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thanh Hải, Tây Tạng, Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Bắc Kinh, Sơn Đông, Cát Lâm của Trung Quốc, ngoài ra còn xuất hiện tại Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.[3]
Phần thân hành của hoa được sử dụng làm thực phẩm và dược liệu quan trọng, cùng tên với hoa lan châu bách hợp (兰州百合) và long nha bách hợp (龙牙百合).[4]
Loài này được Thunb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1794.[5]
Phân bố
sửaPhạm vi bản địa của cây bao phủ vùng liên bang Viễn Đông Nga [7][a] tới Nhật Bản và Tibet,[1] một số tỉnh ở Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.[10][11][12] Cây cũng xuất hiện rải rác khi mọc hoang trong vườn ở Bắc Mỹ, đặc biệt là miền đông Hoa Kỳ và đã xâm nhập tại một số bang miền nam như Georgia.[13][14]
Tên gọi
sửa- Các tên tiếng La-tinh
Các nhà thực vật trong nhiều năm coi L. tigrinum (sau Ker Gawler[15]) tên khoa học chính xác cho đến khi xác định rằng tên cũ L. lancifolium (sau Thunberg[16]) đề cập đến cùng một loài, và sau này trở thành tên được chấp nhận.[13][b]
- Các tên gọi địa phương
Tên thường gọi của nó là 'tiger lily' . Mặc dù tên này không rõ ràng đối với một số loài, nhưng được áp dụng chính xác cho riêng loài này.[13]
Tên thường gọi trong tiếng Nhật oni-yuri (鬼百合 lit. "quỷ bách hợp") nay hầu hết được sử dụng cho loài L. lancifolium .[17][18][19] Tên thay thế tengai-yuri (天蓋百合 lit. "thiên cái bách hợp"),[18] được ghi chép sớm nhất từ năm 1900, với sự tham khảo từ giống hoa ra hoa kép yae-tengai (八重天蓋 bát trọng thiên cái),[20][21] đã trở lại nhiều hơn trong các tác phẩm văn học gần đây.[22][23][c]
Một loài cây tên on-yuri được ghi nhận trong văn học những năm 1900 là Kentan (巻丹 lit. "quyển đan"),[26][21][25] giống tên gọi trong tiếng Trung Quốc, 卷丹 quyển đan.[11][17]
Mô tả chung
sửaGiống như các loài thuộc họ bách hợp, những bông hoa mọc ra trên những thân cây thẳng đứng cao 80–200 xentimét (31–79 in) và ra lá hình dao lưỡi chích (lanceolate) dài 6–10 xentimét (2,4–3,9 in) và rộng 1–2 xentimét (0,39–0,79 in). Lilium lancifolium sinh ra các chồi con trên không, được gọi là mầm non ở kẻ lá, trong nách lá.[27] Mầm non của kẽ lá không phổ biến ở một số loài Lilium và sinh các cây mới là bản sao của cây ban đầu.[13]
Các bông hoa không có mùi.[27] Mỗi bông hoa kéo nở vài ngày và nếu thụ phấn sẽ tạo ra những quả nang có nhiều hạt mỏng.[13]
Các biến thể
sửaTên gọi của một số giống tại một số thời điểm là:
- Lilium lancifolium var. densum W.Bull
- Lilium tigrinum var. fortunei Standish
- Lilium tigrinum var. splendens Van Houtte
- Lilium tigrinum var. flore-pleno auct.
- Lilium tigrinum var. erectum G.F.Wilson
- Lilium tigrinum var. plenescens Waugh
- Lilium lancifolium var. flaviflorum Makino
- Lilium lancifolium var. fortunei (Standish) V.A.Matthews
- Lilium lancifolium var. splendens (Van Houtte) V.A.Matthews
Giống hoa kép Lilium tigrinum flore pleno , giống hoa kép, đã được xuất khẩu ra khỏi Nhật Bản bởi nhà thực vật học William Bull kể từ 1869.[28]
Thu hoạch và công dụng
sửaLoài cây này mọc hoang và hái lấy củ làm thức ăn cho vật nuôi ở châu Á.[24] Giống cây trồng 'Splendens' đã giành được Giải thưởng Award of Garden Merit của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia.[29]
Tính độc với mèo
sửaMột nghiên cứu về trường hợp điều trị thành công trên mèo ăn phải loài cây này đã được công bố năm 2007.[30]
Các chú thích
sửa- ^ Cf. Czerepanov (1995). p. 308,[8] và Kharkevich, S.S. (ed.) (1987).[9]
- ^ Theo Quy tắc danh pháp quốc tế cho tảo, nấm và thực vật, tên cũ được ưu tiên.
- ^ Một cuốn sách bằng tiếng Anh năm 1894 không chọn tengai mà thay vào đó là "ryori-yuri" như một tên gọi khác của L. tigrinum .[24] But ryōri-yuri (料理百合 lit. "liệu lí bách hợp") là tên của yamayuri ( L. auratum ) theo một cuốn sách tham khảo khác.[25]
Tham khảo
sửaTrích dẫn
- ^ a b [1] Lưu trữ 2020-07-21 tại Wayback Machine, World Checklist of Selected Plant Families, Kew Gardens
- ^ Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam
- ^ “卷丹Lilium tigrinum”. iPlant.cn 植物智——中国植物物种信息系统. Phòng thí nghiệm hệ thống và thực vật học tiến hóa, Viện thực vật học, Viện khoa học Trung Quốc. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2020.
- ^ Trần Huy (陈辉), Trương Thu Hà (张秋霞) (ngày 28 tháng 8 năm 2019). “【药材辨识】百合,你买对了吗?”. Sohu (bằng tiếng Anh). Yangcheng Evening News. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2020.
- ^ The Plant List (2010). “Lilium lancifolium”. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
- ^ Aistova, Elena (2009), “Check-list of adventive flora of Amur region” конспект адвентивной флоры амурской области, Turczaninowia, 12 (1–2): 21
- ^ Ở Viễn Đông Nga, được xác nhận tại Komsomolsk-on-Amur và Okhotina (đảo? Gần Magadan)[6]
- ^ Czerepanov, S.K. (1995). Vascular Plants of Russia and Adjacent States (The Former USSR): 1-516. Cambridge University Press.
- ^ [:ru:Харкевич, Сигизмунд Семёнович |Kharkevich, S.S.] (ed.) (1987). Plantae Vasculares Orientalis Extremi Sovietici 2: 1-448. Nauka, Leningrad.
- ^ Lim, T. K. (2014). Edible Medicinal and Non Medicinal Plants: Volume 8, Flowers. Springer Science & Business. tr. 215. ISBN 978-9-401-78748-2.
- ^ a b "44. Lilium tigrinum Ker Gawler, Bot. Mag. 31: t. 1237. 1809.", Flora of China 24, p. 146. 卷丹 juan dan.
- ^ Lee, W.T. (1996). Lineamenta Florae Koreae: 1-1688. Soul T'ukpyolsi: Ak'ademi Sojok.
- ^ a b c d e "1. Lilium lancifolium Thunberg, Trans. Linn. Soc. London, Bot. 2: 333. 1794.", Flora of North America, 26, p. 178. Tiger lily, lis tigré.
- ^ Biota of North America Program 2014 county distribution map
- ^ Ker Gawler, J. G.; Bellenden, John (1809) "Lilium tigrinum, Tiger-spotted Chinese lily". Botanical Magazine 31: plate 1237ff.
- ^ Thunberg, Carl Peter (1794), Việc giao thương của Hiệp hội Linnean tại London 2: 333 (bằng tiếng Latinh)
- ^ a b Wiersema, John H.; León, Blanca (1999). World Economic Plants: A Standard Reference. CRC Press. tr. 405. ISBN 978-0-849-32119-1.
- ^ a b Shimizu (1947), tr. 55.
- ^ Tohoku Regional Forest Office, Forestry Agency, MAFF (2016). “Angiosperms” 被子植物. Shinrin no ikimono tachi [The forests' living things]. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020: "鬼百合" kanji form is verified.
- ^ Inoue, Ryūtarō (1894), Yuri kagami 百合鑑 (bằng tiếng Nhật), Inoue Ryūtarō, tr. 17–18
- ^ a b Shin shikunshi (1901), pp. 85–86
- ^ Makino, Tomitaro (2007), Shokubutsu chisiki 植物知識, Aozora Bunko, electronic edition based on book publ. Kodansha, 1981, 1993, originally published as Shiki no hana to kajitsu 四季の花と果実, Ministry of Communications (Japan), 1949
- ^ Izawa, Bonjin (1894), Genshoku-ban Nihon yakuyō shokubutsu jiten 原色版日本薬用植物事典 (bằng tiếng Nhật), Seibundo Shinkosha, tr. 271, "442 oni-yuri (tengai-yuri) (yae-tengai)",Index via NDL
- ^ a b Dai Nihon Nōkai (1895). Useful Plants of Japan Described and Illustrated. Agricultural Society of Japan. tr. 27.
- ^ a b Shida, Gishu; Saeki, Tsunemaro; Haga, Yaichi (1909), “Yuri” ゆり【百合】, Nihon ruigo daijiten 日本類語大辞典, Kodansha, tr. 1664
- ^ Đã tiết lộ rằng phần củ của giống Kentan này có vị đắng ( Shin shikunshi ),
- ^ a b Ohwi, Jisaburo (1965), Meyer, Frederick G.; Walker, Egbert H. (biên tập), Flora of Japan, Washington, D.C.: Smithsonian Institution, tr. 297, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2020, truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020 Đã định rõ hơn một tham số trong
|archivedate=
và|archive-date=
(trợ giúp) - ^ Moore, Thomas; Paul, William biên tập (1873), “A Beautiful Flower and Farm and Garden”, The Florist and Pomologist: 15–16
- ^ “RHS Plant Selector - Lilium lancifolium 'Splendens'”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập 26 tháng 6 năm 2013.
- ^ Berg, Rebecca IM, Thierry Francey, and Gilad Segev (2007) "Tiêu độc với tổn thương thận cấp tính ở mèo sau khi nhiễm độc hoa loa kèn vằn (Lilium lancifolium)[liên kết hỏng]". Tạp chí về Nội khoa Thú y 21(4), pp. 857–859.
- Thư mục tham khảo
- Shimizu, Moto'o (1947). “Oni-Yuri (Lilium lancifolium Thunb.)”. Lily Yearbook. North American Lily Society (7): 55–.
- Seika-en Sanjin 精花園山人 (1901), "Hana-yuri", trong Shōkadō Shujin (1901), Shin shikunshi 新四君子 (bằng tiếng Nhật), Tokyo Mita Ikushujyo, tr. 63–140