Chi Keo dậu

(Đổi hướng từ Leucaena)

Chi Keo dậu (danh pháp khoa học: Leucaena) là một chi của khoảng 24 loài cây thân gỗ và cây bụi, phân bổ từ Texas (Hoa Kỳ) tới Peru. Nó thuộc về phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) trong họ Đậu (Fabaceae).

Leucaena
Cây keo dậu (Leucaena leucocephala)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Mimosoideae
Tông (tribus)Mimoseae
Chi (genus)Leucaena Benth.
Benth.
Loài điển hình
Leucaena glauca
Benth.[1]
Các loài
Xem trong bài.
Danh pháp đồng nghĩa

Caudoleucaena Britton & Rose

Ryncholeucaena Britton & Rose[2]

Một số loài như keo dậu (Leucaena leucocephala) có quả (khi chưa chín) và hạt có thể ăn được, được sử dụng làm cỏ khô cho gia súc, phân xanh, củi, cây trồng bảo vệ đất. Hiện nay nó được coi như là một nguồn cung cấp than củi và năng lượng (tương đương 1 triệu thùng dầu hay khoảng 159 triệu lít hàng năm từ diện tích 120 km²) hay thuốc trừ giunSumatra, Indonesia.

Tại México, Leucaena esculenta được gọi là guaje, có hạt ăn được cùng với muối, nhưng ở các loài khác, chất mimosin độc hại có thể dẫn đến rụng tóc, vô sinh v.v.

Tại Việt Nam, cây keo giậu còn có tên gọi khác là bình linh (Nam Bộ), táo nhơn (Trung Bộ) hay bọ chét v.v. Keo giậu phát triển ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng nhiều ở nam Trung Bộ, như ở Khánh Hòa. Keo giậu sinh trưởng tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Keo giậu chịu khô hạn rất tốt nhưng không chịu úng đặc biệt là khi còn non.

Bột keo dậu là thức ăn bổ sung caroten, vitamin, khoáng chất cho gia cầm và gia súc non. Lượng protein trong lá keo giậu khá cao (270 - 280 g/kg), tỷ lệ xơ thấp (155 g/kg) và hàm lượng caroten khá cao (200 mg). Keo giậu có chứa độc tố mimosin nên chỉ sử dụng dưới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dưới 10% đối với lợn và dưới 5% đối với gia cầm. Tuy nhiên ở nhiều vùng thì nó lại bị coi là loại thực vật xâm hại.

Danh sách các loài

sửa

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Leucaena Benth”. TROPICOS. Missouri Botanical Garden. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ Leucaena Benth”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 5 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa