Lactoria fornasini

loài cá

Lactioria fornasini là một loài cá biển thuộc chi Lactoria trong họ Cá nóc hòm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1846.

Lactoria fornasini
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Ostraciidae
Chi (genus)Lactoria
Loài (species)L. fornasini
Danh pháp hai phần
Lactoria fornasini
(Bianconi, 1846)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Ostracion fornasini Bianconi, 1846
  • Ostracion pentacanthus Bleeker, 1857
  • Lactoria galeodon Jenkins, 1903
  • Lactoria fuscomaculata von Bonde, 1923

Từ nguyên

sửa

Từ định danh được đặt theo tên của Carlo Antonio Fornasini, người đã thu thập các mẫu động thực vật ở Mozambique, bao gồm cả mẫu định danh của loài cá này, và tặng chúng cho Bảo tàng Động vật học Đại học Bologna.[1]

Phân bố và môi trường sống

sửa

L. fornasini có phân bố rộng ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo HawaiiRapa Iti, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bảnđảo Jeju[2] (Hàn Quốc), giới hạn phía nam đến đảo Lord HoweNew Zealand.[3][4] L. fornasini cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam.[5]

L. fornasini sống trên nền đáy đá vụncát, gần rạn san hô, độ sâu có thể lên đến 132 m.[3]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. fornasini là 23 cm.[3] Thân màu vàng xám. Đầu và thân có nhiều vằn đốm màu xanh tím óng. Vây lưng và vây hậu môn không màu, vây đuôi màu xám nâu có các vệt xanh óng giống đầu và thân.

Số tia vây ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 11–12; Số tia vây ở vây đuôi: 10.[5]

Sinh thái

sửa

L. fornasini có mang độc tố tetrodotoxin, có thể nuôi làm cá cảnh.[5] Kết quả phát sinh loài cho thấy L. fornasini được nhóm với Lactoria diaphana.[6]

Một con L. fornasini đực thường sống với nhiều con cá cái trong nhóm hậu cung.[7] Tuy nhiên, cá cái không bị kiểm soát chặt chẽ bởi cá đực. Lãnh thổ của cá đực phụ thuộc vào số lượng lãnh thổ của những con cá cái.[8] Trứng của L. fornasini lớn và nổi, với cụm giọt dầu được bọc trong màng đệm. Khi mới nở, cá bột phát triển tốt, tròn và được bọc trong một túi da. Túi biến mất và các tấm da hình thành trước khi dây sống cong lại.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  2. ^ Jin, Kim Maeng; Kim, Byung Yeob; Song, Choon Bok (2008). “First Record of the Thornback Cowfish Lactoria fornasini (Ostraciidae, Tetraodontiformes) from Korea” (PDF). Korean Journal of Ichthyology. 20 (4): 324–326. ISSN 1225-8598.
  3. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lactoria fornasini trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Ostracion fornasini. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ a b c Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Họ Cá nóc hòm Ostraciidae ở Việt Nam” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6: 149–375. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ Yu, Yue; Zhang, Huawei; Yang, Can-Ming; Chen, Xiao; Peng, Xin; Qin, Song (2019). “Complete mitochondrial genome and the phylogenetic position of the thornback cowfish (Lactoria fornasini)”. Mitochondrial DNA Part B. 4 (1): 1951–1952. doi:10.1080/23802359.2019.1617050.
  7. ^ Moyer, Jack T. (1984). “Social organization and reproductive behavior of ostraciid fishes from Japan and the Western Atlantic Ocean”. Journal of Ethology. 2 (2): 85–98. doi:10.1007/BF02430572. ISSN 1439-5444.
  8. ^ Kobayashi, Donald R. (1986). “Social organization of the spotted sharpnose puffer, Canthigaster punctatissima (Tetraodontidae)” (PDF). Environmental Biology of Fishes. 15 (2): 141–145. doi:10.1007/BF00005429. ISSN 1573-5133.
  9. ^ Leis, Jeffrey M.; Moyer, Jack T. (1985). “Development of eggs, larvae and pelagic juveniles of three Indo-Pacific ostraeiid fishes (Tetraodontiformes): Ostracion meleagris, Lactoria fornasini and L. diaphana (PDF). Ichthyological Research. 32 (2): 189–202.