Kennedy Space Center Launch Complex 39B

(Đổi hướng từ LC-39B)

Launch Complex 39B (LC-39B), hay Tổ hợp Phóng 39B,[2][3][4]bệ phóng thứ hai trong ba bệ phóng tại Launch Complex 39 của Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Merritt Island, Florida. Bệ phóng này, cùng với Launch Complex 39A, ban đầu được thiết kế cho các phương tiện phóng Saturn V, mẫu tên lửa mạnh nhất của Hoa Kỳ vào thời điểm ấy. Thường được sử dụng cho các sứ mệnh bay vào không gian có người lái của NASA kể từ cuối thập niên 1960, bệ phóng hiện được cấu hình để phục vụ tên lửa Hệ thống Tên lửa đẩy Vũ trụ của cơ quan này, một phương tiện phóng bắt nguồn từ chương trình tàu con thoi hiện đang được sử dụng trong chương trình Artemis và các chiến dịch từ Mặt Trăng đến Sao Hỏa. LC-39B cũng đã được NASA cho công ty hàng không vũ trụ Northrop Grumman thuê để sử dụng làm địa điểm phóng cho phương tiện phóng OmegA, cũng như cho các chuyến bay thuộc chương trình National Security Space Launch và các phi vụ phóng thương mại.

Launch Complex 39B
Hệ thống Tên lửa đẩy Vũ trụ trên LC-39B vào ngày 18 tháng 3 năm 2022
Map
Địa điểm phóngTrung tâm Vũ trụ Kennedy
Vị tríMerritt Island, Florida
Tọa độ28°37′38″B 80°37′15″T / 28,62722°B 80,62083°T / 28.62722; -80.62083
Múi giờUTC−05:00 (EST)
• Mùa hè (DST)
UTC−04:00 (EDT)
Vận hành bởiNASA (1967–nay)
Phạm vi
độ nghiêng quỹ đạo
28–62 độ
Lịch sử phóng
Tình trạngĐang hoạt động
Số phi vụ
phóng
60
Phi vụ phóng
đầu tiên
18 tháng 5 năm 1969 (1969-05-18)
Saturn V / Apollo 10
Phi vụ phóng
gần nhất
16 tháng 11 năm 2022 (16 tháng 11 năm 2022)
Hệ thống Tên lửa đẩy Vũ trụ / Artemis I
Tên lửa
liên kết
Launch Complex 39--Pad B
Vị tríTrung tâm Vũ trụ Kennedy, Titusville, Florida
Diện tích160 mẫu Anh (65 ha)
Xây/Thành lập1967–1968
MPSJohn F. Kennedy Space Center MPS
Số NRHP #99001639[1]
Đưa vào NRHP21 tháng 1 năm 2000

Lịch sử

sửa

Chương trình Apollo

sửa

Năm 1961, Tổng thống Kennedy đề xuất với Quốc hội mục tiêu đưa con người lên Mặt Trăng vào cuối thập kỷ. Sự chấp thuận của Quốc hội đã dẫn đến việc khởi động chương trình Apollo, vốn đòi hỏi phải mở rộng đáng kể các hoạt động của NASA, bao gồm việc phát triển các hoạt động phóng từ Cape về phía bắc và phía tây, sang hòn đảo Merritt Island lân cận.[5]

Launch Complex 39B được thiết kế để đáp ứng các phi vụ phóng Saturn V, tên lửa đẩy lớn và mạnh nhất vào thời điểm ấy, dùng để đưa tàu vũ trụ Apollo lên Mặt Trăng. Phi vụ phóng phóng đầu tiên của LC-39B vào tháng 5 năm 1969 cũng là lần phóng tên lửa Saturn V duy nhất từ ​​bệ phóng này; tên lửa đó mang định danh SA-505, là chiếc phục vụ cho sứ mệnh Apollo 10.

Sau nhiệm vụ Apollo 17 vào năm 1972, Bệ phóng 39B đã được sử dụng để phóng Saturn IB. NASA cải tạo các bệ phóng di động cho tên lửa này bằng cách thêm một bệ mở rộng dạng "ghế đẩu" vào bệ phóng, nhờ đó tầng trên S-IVB và cánh tay xoay của tàu vũ trụ Apollo có thể tiếp cận các mục tiêu. Chúng được sử dụng cho ba chuyến bay có người lái của SkylabApollo-Soyuz vì các bệ phóng 34 và 37 của Saturn IB tại Mũi Canaveral đã ngừng hoạt động.[6][7]

Tàu con thoi

sửa

Với sự ra đời của chương trình tàu con thoi vào đầu những năm 1980, cấu trúc ban đầu của bệ phóng đã được cải tạo để đáp ứng nhu cầu mới. Bệ phóng 39A là nơi diễn ra tất cả các phi vụ phóng tàu con thoi cho đến tháng 1 năm 1986, khi tàu con thoi Challenger trở thành chiếc đầu tiên phóng từ bệ phóng 39B trong nhiệm vụ STS-51-L, khi Challenger bị phá hủy và phi hành đoàn thiệt mạng chỉ sau một phút bay.[8]

Tổ hợp Phóng 39B đã phục vụ 53 lần phóng tàu con thoi cho đến tháng 12 năm 2006,[9] khi Discovery được phóng từ bệ lần cuối cùng trong sứ mệnh STS-116. Các chuyến bay còn lại của chương trình đều tiến hành ở bệ phóng 39A. Để hỗ trợ cho sứ mệnh tàu con thoi cuối cùng tới Kính viễn vọng không gian Hubble, STS-125 được phóng từ 39A vào tháng 5 năm 2009,[10] trong khi Endeavour được đặt trên bệ 39B để có thể tiến hành sứ mệnh giải cứu STS-400 nếu cần.[11]

Chương trình Constellation

sửa

Tổ hợp Phóng 39B có kế hoạch sẽ được cấu hình lại để phóng tàu Ares I có người lái như một phần của chương trình Constellation; nhiệm vụ Ares I-X đã phóng một nguyên mẫu Ares I từ 39B vào tháng 10 năm 2009[12] trước khi chương trình bị hủy bỏ vào năm tiếp theo.[13]

Chương trình Artemis

sửa

Ngày 16 tháng 11 năm 2022, lúc 06:47:44 UTC, Hệ thống Tên lửa đẩy Vũ trụ được phóng từ LC-39B như một phần của sứ mệnh Artemis I.[14][15]

Tình trạng hiện tại

sửa

Sau chuyến bay thử nghiệm Ares I-X vào năm 2009, NASA đã di chuyển Fixed Service Structure (FSS) khỏi Bệ phóng 39B, trả lại vị trí này theo thiết kế "bệ phóng sạch" giống Apollo lần đầu tiên kể từ năm 1977. Phương pháp này nhằm mục đích giúp nhiều loại phương tiện có thể đến bệ phóng bằng các cấu trúc dịch vụ (service structure) trên bệ phóng di động, thay vì sử dụng cấu trúc cố định trên bệ phóng.[16] LH2, LOX và các bể chứa nước dùng cho hệ thống giảm thanh là những cấu trúc duy nhất còn sót lại từ kỷ nguyên tàu con thoi.[17][18][19]

Năm 2014, NASA thông báo sẽ cung cấp LC-39B cho khách hàng thương mại vào những thời điểm SLS không sử dụng đến.[20] Sau đó, NASA đã đồng ý cho phép Orbital ATK sử dụng LC-39B cho phương tiện phóng OmegA của họ.[21] Tuy nhiên, Northrop Grumman, bên đã mua lại Orbital ATK vào tháng 6 năm 2018,[22] đã hủy bỏ việc phát triển OmegA vào tháng 9 năm 2020 trước khi bất kỳ phi vụ phóng nào diễn ra; do đó, SLS sẽ vẫn là đối tác duy nhất của LC-39B trong tương lai gần.[23][24]

Tính đến tháng 11 năm 2022, LC-39B là nơi quản lý các hoạt động xử lý và phóng của SLS như một phần của giai đoạn đầu tiên trong một dự án gồm năm giai đoạn. Giai đoạn thứ hai của dự án này hiện đang dự thảo ngân sách khoảng 89,2 triệu đô la Mỹ.[25][26][15]

Thống kê phi vụ phóng

sửa


1
2
3
4
5
6
7
1965
1970
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
2010
2015
2020

Tham khảo

sửa

Trích dẫn

  1. ^ “Hệ thống Thông tin Sổ bộ Quốc gia”. Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. 9 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ An Khang. “NASA chuẩn bị phóng tàu bay vòng quanh Mặt Trăng”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  3. ^ Minh Khôi (13 tháng 12 năm 2022). “Nhìn lại những cột mốc quan trọng trong sứ mệnh Mặt Trăng Artemis-1”. Dân Trí. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  4. ^ Trà Khánh (16 tháng 11 năm 2022). “NASA phóng thành công tên lửa cho sứ mệnh Mặt Trăng Artemis 1”. VTC News. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  5. ^ “The History of Cape Canaveral, Chapter 3: NASA Arrives (1959–Present)”. Spaceline.org. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2009.
  6. ^ “Launch Complex 34”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ “Launch Complex 37”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ Uri, John (28 tháng 1 năm 2021). “35 Years Ago: Remembering Challenger and Her Crew - NASA” (bằng tiếng Anh). NASA. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  9. ^ “The story behind our Orbiter Access Arm” (bằng tiếng Anh). Trung tâm Vũ trụ Houston. 7 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  10. ^ “STS-125 - NASA” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  11. ^ Atkinson, Nancy (18 tháng 4 năm 2009). “The STS-400 Shuttle Rescue Mission Scenario”. Universe Today (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  12. ^ “Ares I-X Launches! - NASA” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  13. ^ Malik, Tariq (3 tháng 2 năm 2010). “NASA grieves over canceled program”. NBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  14. ^ Artemis I Launch to the Moon (Official NASA Broadcast) - Nov. 16, 2022 (bằng tiếng Anh), 16 tháng 11 năm 2022, lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2022, truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022
  15. ^ a b “NASA Prepares Rocket, Spacecraft Ahead of Tropical Storm Nicole, Re-targets Launch”. NASA. 8 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ Halvorson, Todd (23 tháng 3 năm 2011). “Historic space shuttle pad soon to be scrap”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2020.
  17. ^ Bergin, Chris (22 tháng 3 năm 2015). “KSC Pads continue preparations for future vehicles”. NASASpaceFlight.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  18. ^ “Sound Suppression System”. NASA. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2007.
  19. ^ “STS-127 Rollaround starts”. Space Flight Now. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2009.
  20. ^ Clark, Stephen (15 tháng 4 năm 2014). “SpaceX's mega-rocket to debut next year at pad 39A”. SpaceflightNow. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2014.
  21. ^ “Orbital ATK optimistic about proposed KSC rocket”. floridatoday.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ “Northrop Grumman completes acquisition of Orbital ATK for $9.2 billion”. flightglobal.com. 7 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ Clark, Stephen (14 tháng 9 năm 2020). “Northrop Grumman ends OmegA rocket program”. spaceflightnow.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ “OmegA Launch Tower to be demolished as KSC 39B fails to become a multi-user pad”. nasaspaceflight.com. 11 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ “NASA FY13 Budget” (PDF). NASA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  26. ^ Artemis I Launch to the Moon (Official NASA Broadcast) - Nov. 16, 2022. NASA. 16 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022 – qua YouTube.

Nguồn

  1. Ward, Jonathan H. (2015). Countdown to a Moon Launch: Preparing Apollo for Its Historic Journey. Greensboro, North Carolina: Springer. doi:10.1007/978-3-319-17792-2. ISBN 978-3-319-17792-2. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  2. Bergin, Chris (30 tháng 5 năm 2017). “KSC's historic Pad 39B laying the foundations for hosting big rockets”. NASASpaceFlight.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.

Liên kết ngoài

sửa