Binh chủng Tàu ngầm, Quân đội nhân dân Việt Nam

(Đổi hướng từ Lữ đoàn Tàu ngầm 189)

Binh chủng Tàu ngầm là một binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Hải quân, có nhiệm vụ tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiện thủy của đối phương, có thể hoạt động độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra lực lượng còn có khả năng trinh sát, do thám các mục tiêu quân sự của đối phương bằng các thiết bị tác chiến điện tử và rải thủy lôi, ngăn cản hoạt động của các phương tiện đường biển.

Lữ đoàn tàu ngầm 189
Hoạt động29/5/2013 (11 năm, 232 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phân loạiBinh chủng
Quy mô6 tàu ngầm diesel-điện
Lễ kỷ niệm20 tháng 6
Các tư lệnh
Lữ đoàn trưởngThượng tá Nguyễn Xuân Quân[1]
Chính ủy Lữ đoànThượng tá Nguyễn Đức Tường[1]
Huy hiệu
Huy hiệu

Hiện nay, Lữ đoàn tàu ngầm 189 là đơn vị thuộc Binh chủng tàu ngầm, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thành lập lực lượng

sửa
 
Tàu ngầm lớp Kilo

Thực tế, từ những năm 1980, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có ý định thành lập một đơn vị tàu ngầm với sự giúp đỡ của Liên Xô. Tháng 6 năm 1982, Quân chủng Hải quân thành lập Đoàn 682 trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân. Sau thời gian huấn luyện, đoàn 682 được biên chế vào Hải đội 182. Cuối tháng 7 năm 1984, Hải đội 182 được cử sang Liên Xô huấn luyện sử dụng Tàu ngầm Đề án 613 tại trung tâm huấn luyện tàu ngầm Riga thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia. Đầu tháng 5 năm 1986, Hải đội 182 về nước. Do lúc đó Việt Nam chưa đủ điều kiện thành lập Binh chủng tàu ngầm nên tháng 10 năm 1987 Hải đội 182 bị giải tán, các thành viên được điều động sang đơn vị khác[2] hoặc giải ngũ.[3]

Năm 1991, Liên Xô tan rã, mất nguồn hỗ trợ chính về quân sự, Việt Nam lại trong thời kỳ kinh tế vừa mới vực dậy, lực lượng Hải quân tạm gác việc xây dựng lực lượng tàu ngầm, tập trung nguồn lực cho các đơn vị tàu mặt nước quan trọng hơn trong khi Hải quân Trung Quốc càng ngày càng có nhiều động thái khiêu khích ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là Quần đảo Trường Sa.

 
Tàu ngầm thuộc Đề án 613, trọng lượng 1.080 tấn, dài 76 m, thủy thủ đoàn 54 người, trang bị 12 ngư lôi 533 mm, 22 thủy lôi và hệ thống tên lửa chống hạm P-5 Pyatyorka. Tầm hoạt động 25.000 km với thời gian từ 40-45 ngày.

Năm 1997, Hải quân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cung cấp cho Hải quân Việt Nam 2 chiếc Tàu ngầm lớp Yugo và 2 tàu ngầm lớp Sang-O phục vụ công tác huấn luyện tàu ngầm cho thủy thủ và đặc công Hải quân.[4] Chúng được biên chế cho Đoàn 196 (hay Đoàn M96).[2]

Năm 2001, Việt Nam ban hành "Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới", thực hiện chiến lược "thu hẹp lục quân mở rộng hải quân", đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí, trang thiết bị của lục quân, hải quân và không quân, ưu tiên hiện đại hóa phòng không, không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần.[5] Nghị quyết 09 - NQ/TW ngày 9 tháng 2 năm 2007 "Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển.[6] Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 của Việt Nam nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không, không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.[5]

Năm 2008, Việt Nam được cho là muốn mua các tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia. Cơ hội này đã nảy sinh khi Serbia và Montenegro chia tách năm 2006, dẫn đến Serbia không còn đường bờ biển. Việt Nam nhận thấy có thể mua 3 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm mini vốn đã không còn bờ biển để hoạt động. Tuy nhiên, nỗ lực này bất thành, vì sau đó toàn bộ các tàu ngầm đã được bán cho Ai Cập.

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ thượng cờ cấp quốc gia hai tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) ngày 3/4/2014.

Năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng với tập đoàn quốc phòng Liên bang Nga Rosoboronoexport, mua 6 tàu ngầm thuộc Đề án 636M Varshavyanka (NATO gọi là Tàu ngầm lớp Kilo) với trị giá 4,3 tỷ USD. Hợp đồng còn bao gồm việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và xây dựng một trung tâm huấn luyện thủy thủ tàu ngầm theo tiêu chuẩn cấp 1 của Hải quân Liên bang Nga tại Quân cảng Cam Ranh.[7]

Ngày 29 tháng 5 năm 2013, tại Quân cảng Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân, Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức thành lập đơn vị tàu ngầm mang tên Lữ đoàn tàu ngầm 189 sau 30 năm cố gắng thực hiện.[8]

Ngày 15 tháng 1 năm 2014, chiếc tàu ngầm 636M đầu tiên trong hợp đồng 6 tàu ngầm Việt Nam đặt mua từ Nga năm 2009 đã được tiếp nhận tại quân cảng Cam Ranh, mang số hiệu HQ-182 Hà Nội.[9]

Ngày 3 tháng 4 năm 2014, tổ chức Lễ thượng cờ cấp quốc gia hai tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). Trước đó, ngày 20 tháng 3 năm 2014, Tàu ngầm 636M thứ hai mang số hiệu HQ-183 TP Hồ Chí Minh đã được vận chuyển đến Quân cảng Cam Ranh.[10]

Ngày 28 tháng 2 năm 2017, tại căn cứ Lữ đoàn tàu ngầm 189 (thuộc Căn cứ quân sự Cam Ranh, Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức lễ thượng cờ hai tàu ngầm Kilo cuối cùng là 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa - Vũng Tàu.[11] Toàn bộ 6 tàu ngầm trong hợp đồng mà Việt Nam đặt từ Nga năm 2009 đã được nhận đủ và đi vào hoạt động.

Danh sách

sửa
Đề án 636M VarshavyankaHải quân Nhân dân Việt Nam
Số hiệu Tỉnh/Thành Xưởng đóng Đề án Đặt ky Hạ thủy Nhập biên chế Đơn vị Trạng thái
HQ-182 Hà Nội Saint Petersburg 636M 25/8/2010 28/8/2012[12] 15/1/2014[13] Lữ đoàn 189 Đi vào hoạt động[14][15]
HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh Saint Petersburg 636M 28/11/2011 28/12/2012 4/4/2014 Lữ đoàn 189 Đi vào hoạt động[16][17]
HQ-184 Hải Phòng Saint Petersburg 636M 28/3/2012 28/8/2013[18] 31/1/2015 Lữ đoàn 189 Đi vào hoạt động[19][20]
HQ-185 Khánh Hòa Saint Petersburg 636M 3/2013 28/3/2014[21] 2/7/2015 Lữ đoàn 189 Đi vào hoạt động[22]
HQ-186 Đà Nẵng Saint Petersburg 636M 12/2013 28/12/2014 28/2/2017 Lữ đoàn 189 Đi vào hoạt động[23]
HQ-187 Bà Rịa-Vũng Tàu Saint Petersburg 636M 28/5/2014[24] 28/9/2015 28/2/2017 Lữ đoàn 189 Đi vào hoạt động[23]

Căn cứ hải quân: Cam Ranh

Nhà máy đóng tàu X52 chịu trách nhiệm trong việc bảo dưỡng hạm đội này.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Lữ đoàn 189: Hội nghị Quân chính năm 2020, Hải quân Việt Nam, 25/12/2020 17:37:00, truy cập ngày 9/2/2021.
  2. ^ a b “Yết kiêu cảm tử, tàu ngầm thế hệ đầu tiên hải quân VN sử dụng”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ Lính tàu ngầm VN những lần nghẹt thở
  4. ^ Tàu ngầm Việt Nam -1980[liên kết hỏng]
  5. ^ a b Báo Quốc phòng Anh: Hải quân VN đủ sức đáp ứng các biến cố ở Biển Đông Lưu trữ 2015-07-13 tại Wayback Machine, 07-01-2014, BÁO ĐIỆN TỬ MỘT THẾ GIỚI
  6. ^ Tiềm năng biển Việt Nam và những định hướng chiến lược cơ bản để xây dựng và phát triển Lưu trữ 2015-07-10 tại Wayback Machine, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 25/07/2008.
  7. ^ Russia dominates Asian market with 28 diesel subs
  8. ^ “Lập lữ đoàn tàu ngầm hiện đại đầu tiên tại Cam Ranh”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015.
  9. ^ Hải quân tiếp nhận tàu ngầm Hà Nội
  10. ^ Lễ thượng cờ hai tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam
  11. ^ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ thượng cờ 2 tàu ngầm Kilo
  12. ^ 28 Авг 2012. “Головная подводная лодка для ВМС Вьетнама спущена на воду”. Flotprom.ru. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  13. ^ “Вьетнам получит первую российскую подводную лодку через три года”. Flotprom.ru. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  14. ^ “First Type 636 diesel submarine (SSK) ordered by Vietnam arrived at Cam Ranh base”. ngày 2 tháng 1 năm 2014.
  15. ^ “Vietnam Navy receives 2 Russia-made project 636 Kilo class diesel electric submarines”. ngày 6 tháng 4 năm 2014.
  16. ^ “Vietnam received the second project 636 submarine”. ngày 20 tháng 3 năm 2014.
  17. ^ “Ho Chi Minh City submarine arrived in Cam Ranh”. ngày 20 tháng 3 năm 2014.
  18. ^ “Россия поставит Вьетнаму 2 подводные лодки до конца года | Еженедельник "Военно-промышленный курьер" (bằng tiếng Nga). Vpk-news.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  19. ^ “Vietnam Navy has taken delivery of 3rd Kilo-class submarine HQ 184 Hải Phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015.
  20. ^ “HQ-184 Haiphong Submarine on the Way to Vietnam”. ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  21. ^ “The fourth submarine for the Vietnam People's Navy will be launched on March 28th”. ngày 22 tháng 3 năm 2014.
  22. ^ “Tàu ngầm Kilo 185 tiến vào quân cảng Cam Ranh”. VNEXPRESS TIN NHANH VIETNAM. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  23. ^ a b Đội 6 tàu ngầm Kilo sẵn sàng chiến đấu
  24. ^ “Russia Laid Down the 6th and last Kilo-Class Diesel Electric Submarine for Vietnam”. ngày 3 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa