Lửa trung tuyến

Phim điện ảnh Việt Nam năm 1961

Lửa trung tuyếnbộ phim điện ảnh đề tài chiến tranh của Việt Nam sản xuất năm 1961, do Phạm Văn Khoa và Lê Minh Hiền đồng đạo diễn, quay phim bởi Nguyễn Hồng Sến. Kịch bản được nhà văn Văn Dân chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ông,[1] với diễn xuất của các diễn viên Lưu Xuân Thư, Ngọc Lan, Ngô Nam, Hồ Kiểng.

Lửa trung tuyến
Đạo diễnPhạm Văn Khoa
Lê Minh Hiền
Kịch bảnVăn Dân
Dựa trênLửa trung tuyến của Văn Dân
Sản xuấtVũ Năng An
Diễn viênLưu Xuân Thư
Ngọc Lan
Quay phimNguyễn Hồng Sến (chính)
Nguyễn Xã Hội
Âm nhạcNguyễn Đình Phúc
Hãng sản xuất
Công chiếu
1961
Thời lượng
57 phút
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Phân vai

sửa
  • Lưu Xuân Thư vai Dũng
  • Ngọc Lan vai Nhàn
  • Ngô Nam vai Chính trị viên đại đội
  • Lê Thanh Đa vai Quang
  • Bùi Thị Hiền vai Thu
  • Thủy Bắc vai Tẹo
  • Nguyễn Xã Hội vai Trường
  • Nguyễn Tiến Lưu vai Cơ
  • Hồ Kiểng vai Túc

Nội dung

sửa

Dũng là một trung đội trưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, nhưng cấp trên bất ngờ thuyên chuyển anh về hỗ trợ dân công vận chuyển đạn dược. Dũng nhận nhiệm vụ, nhưng luôn mong muốn được ra tiền tuyến.

Sản xuất

sửa

Trước khi tham gia bộ phim, Lưu Xuân Thư là Phó ban kiến thiết cơ bản kiêm Bí thư Đoàn Thanh niên Xưởng phim truyện Việt Nam. Ông được giao nhiệm vụ tham gia đoàn làm phim và được đạo diễn Phạm Văn Khoa chọn vào vai chính.[2]

Ngoài Lưu Xuân Thư, Lửa trung tuyến còn là bộ phim điện ảnh đầu tay của Ngọc Lan và Hồ Kiểng.[3][4]

Đón nhận

sửa

Lửa trung tuyến được cử đại diện Điện ảnh Việt Nam tham dự Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1961, tại đây, nữ diễn viên chính Ngọc Lan được nhận vinh dự kéo cờ khai mạc Liên hoan phim.[5]

Sau khi được công chiếu, bộ phim đã mang lại góc nhìn mới cho khán giả quốc tế. Nhà nghiên cứu Lịch sử điện ảnh Georges Sadoul nói rằng bộ phim đã giúp ông biết được văn hóa của Việt Nam là riêng biệt và không bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc hay Ấn Độ như ông đã hình dung.[6][7]

Năm 2007, đạo diễn Phạm Văn Khoa được trao Giải thưởng Nhà nước (Việt Nam) cho 3 bộ phim Lửa trung tuyến, Chị DậuLàng Vũ Đại ngày ấy.[6]

Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Chú thích
1961 Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 2 Bộ phim Bằng khen [2]
1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Phim truyện điện ảnh Bông sen Bạc [6]

Liên kết ngoài

sửa

Lửa trung tuyến trên Internet Movie Database 

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lê Thị Bích Hồng; Văn Bảy (28 tháng 8 năm 2023). “Mở kho phim về đề tài chiến tranh và hậu chiến (kỳ 3): Giữa khúc anh hùng ca”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b Thảo Duyên (24 tháng 7 năm 2009). “NSƯT Lưu Xuân Thư: Buồn vui ngoài ô cửa”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Hoàng Ngân (21 tháng 10 năm 2019). “Giao lưu các diễn viên điện ảnh khóa đầu tiên: Những "dấu ấn vàng" kể chuyện vai diễn để đời”. Báo Văn Hóa Online. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Người đóng vai phụ số một Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử. 23 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (14 tháng 5 năm 2019). “Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Lan: Nghệ thuật và tình yêu song hành”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ a b c Hải Ninh (22 tháng 11 năm 2009). “Người trí thức làm điện ảnh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Hữu Ngọc (26 tháng 1 năm 2013). “Bành Bảo kể về Georges Sadoul và Điện ảnh Việt Nam”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.