Lợn Meishan
Lợn Meishan hay Lợn Mi Sơn hay còn gọi là lợn mặt nhăn[1] là một giống lợn mắn đẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc ở vùng Mi Sơn. Lợn Meishan từ lâu đã được xếp vào giống cực kỳ quý hiếm của Trung Quốc cần được bảo tồn nguồn gen. Lợn Meishan tuy có ngoại hình khá xấu nhưng chúng là một trong những giống lợn đẻ nhiều con của Trung Quốc và có tiềm năng di truyền để nâng cao khả năng mắn đẻ. Ngoài ra giống lợn này còn là biểu tượng cầu may trong năm mới của người dân Trung Quốc.
Nguồn gốc
sửaGiống lợn Meishan là giống được nuôi ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ[2]. Xuất xứ của giống lợn Meishan là ở vùng thung lũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Dân bản địa còn gọi loài lợn quý hiếm này với cái tên Taihu, theo địa danh một chiếc hồ lớn của địa phương. Giống lợn này có nguồn gốc từ vùng hồ và thung lũng của Trung Quốc, chúng được xem như Lợn Taihu từ hồ Taihu, Fengjing và Minzhu, giữa miền Bắc và miền Trung. Giống lợn Meishan chủ yếu được nuôi ở miền Bắc và Trung của Trung Quốc, một số vùng ven sông Chang Jiang và bờ biển phía Đông Nam.
Đặc điểm
sửaGiống lợn này có màu đen, mặt và da nhăn, lông đen toàn thân và cỏ vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước và ngực. Lợn có đầu nhỏ thanh, cổ dài và hẹp thân. Toàn thân trông chắc chắn và vận động tốt, thích hợp với hệ thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ. Lợn nái trưởng thành cao khoảng 57,8 cm và có trọng lượng hơi tối đa trên 60 kg. Tuy nhiên lợn Meishan lớn chậm, nhiều mỡ và cấu tạo thân thịt kém. Tuy lớn chậm và nhiều mỡ nhưng thịt lợn Meishan có mùi vị thơm ngon rất đặc trưng. Ngoài ra giống lợn này còn có khả năng chống chịu với rất nhiều loại bệnh tật khác nhau do chủ yếu ăn thức ăn thô tự nhiên.
Lợn Meishan hiện là giống mắn đẻ nhất trong số các giống lợn trên thế giới với trung bình mỗi lứa từ 15-16 con và trung bình mỗi năm hai lứa. Lợn Meishan có nhiều vú, thành thục sinh dục sớm ngay từ lúc chưa đầy 2,5 tháng tuổi so với 5 tháng tuổi ở các giống lợn khác. Con nái trông bề ngoài thì dữ dằn nhưng lại rất hiền và nuôi con rất tốt. Giống lợn Meishan có trọng lượng tương đối lớn so với các giống lợn châu Á. Lợn nái trưởng thành có chiều cao 57.8 cm, vòng ngực 100 cm và trọng lượng 61,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 68%, tỷ lệ mỡ cao. Lợn có khả năng sinh sản rất tốt, đẻ trung bình 15-16 con/lứa, có khi 20 -22 con. Lợn có khả năng tăng trọng tương đối tốt.
Phát triển
sửaGiống lợn Meishan được nhập vào Mỹ và cho lai tạo với các giống lợn ở Mỹ như các giống Lợn Landrace, Lợn Hampshire, Lợn Duroc để tạo ra các con lai có khả năng sản xuất tốt nhưng giống lợn Meishan không được sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt thương phẩm tại Mỹ[2]. Việt Nam không lựa chọn giống lợn Meishan trong chương trình nạc hóa đàn Lợn nhưng giống lợn này được đưa vào Việt Nam thông qua công ty chăn nuôi PIC (Anh Quốc) từ năm 1995 theo các giống lợn ngoại khác để tạo ra một giống lợn có máu của 5 giống lợn khác nhau (Landrace, Yorkshire, Lợn Duroc, Lợn Peitrain, Meishan) có năng suất cao và chất lượng thịt tốt.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cùng hai trường đại học trong nước là Illinois và Iowa đã nhập khẩu tổng cộng 144 cá thể lợn Meishan để nghiên cứu lai tạo. Trước đó giống lợn này cũng đã được du nhập vào Anh, Pháp, Hà Lan phục vụ mục đích nghiên cứu bảo tồn lai tạo với giống lợn Large White của Anh. Khả năng đẻ nhiều con của lợn Meishan chủ yếu là do tỷ lệ phôi sống cao hoặc khả năng đẻ nhiều con của lợn Meishan vừa do số lượng trứng chín rụng nhiều vừa do tỷ lệ phôi sống cao. Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa nghiên cứu chính xác được khả năng đẻ nhiều con của lợn Meishan là do một gen đặc hiệu nào gây ra.
Để cải tiến di truyền còn lại của lợn Meishan có thể đi theo hai hướng là chọn lọc thuần chủng lợn Meishan theo hướng nâng cao tỷ lệ nạc và chất lượng thân thịt vì hệ số di truyền của tỷ lệ nạc và chất lượng thân thịt cao, hơn nữa mức độ biến dị của hai tính trạng này còn lớn. Tuy nhiên việc xác định tỷ lệ nạc qua độ dày mỡ lưng đối với lợn Meishan, không được chính xác lắm vì tỷ lệ mỡ ở lợn này nhiều, đồng thời giá trị thân thịt của lợn Meishan thuần là thấp. Và hoặc là là cho lai giữa lợn châu Âu với lợn Meishan, sau đó tiến hành chọn lọc các dòng tổng hợp cả tính trạng sinh sản và cho thịt.
Dòng lai
sửaDòng VCN
sửaLợn VCN (VCN là viết tắt của Viện Chăn nuôi) là các giống và dòng lợn lai thương phẩm từ các giống lợn ngoại do Viện Chăn nguôi nghiên cứu phát triển. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi đã nghiên cứu chọn tạo thành công giống lợn VCN-MS15 từ lợn Meishan. Lợn VCN-MS15, Lợn VCN (01, 02, 03, 04, 05, 11, 12, 21, 22, 23) trong đó Giống lợn VCN-MS15 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đưa vào sản xuất đại trà từ tháng 8 năm 2014. Giống lợn VCN-MS15 là nguồn gen quý hiếm để sử dụng trong việc cải tạo, nâng cao năng suất đàn nái nền nuôi trong quy mô công nghiệp, các nông hộ và tại các vùng kinh tế khó khăn hiện nay ở Việt Nam[3][4].
Giống lợn VCN-MS15 có đặc điểm ngoại hình ngắn, lông da đen, chân trắng, tai to rủ, lưng võng và số vú nhiều (>18 vú). Đàn lợn VCN-MS15 có đặc điểm nổi trội về khả năng sinh sản gồm tuổi động dục lần đầu từ 108 đến 115,7 ngày, khối lượng động dục lần đầu từ 28,7 đến 32,4 kg, tuổi phối giống lần đầu từ 142,1 đến 152,2 ngày và khối lượng phối giống lần đầu từ 36,2 đến 42,8 kg, số con sơ sinh sống trung bình ở thế hệ thứ 3 đạt 13,7 con/ổ, tương ứng với số con cai sữa đạt 12,3 con/ổ[5]. Giống lợn VCN-MS15 có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt, năng suất sinh sản cao, số con sơ sinh sống trung bình ở thế hệ 3 đạt 13,7 con/ổ, tương ứng với số con cai sữa đạt 12,25 con/ổ.
Đây là nguồn gen quý hiếm để sử dụng trong việc cải tạo, nâng cao năng suất đàn nái nền nuôi trong quy mô công nghiệp, các nông hộ và tại các vùng kinh tế khó khăn hiện nay ở Việt Nam. Giống lợn VCN-MS15 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đưa vào sản xuất đại trà[6][7][8] Giống lợn VCN – MS15 được ứng dụng sản xuất và nhân rộng[9] Lợn VCN-MS 15 là là giống lợn có chất lượng thịt rất thơm ngon, có khả năng truyền lại cho thế hệ lợn nái lai sinh sản tốt, lợn nái hiền lành, đẻ con sai, nuôi con khéo và có khả năng tiết sữa tốt. Nguồn gen quý trên sẽ tạo nền tảng cho phối hợp của giống lợn này với các giống lợn có khả năng sinh trưởng tốt, tỷ lệ nạc cao, tạo ra các tổ hợp lai có ưu thế lai vượt trội, từ đó sẽ lựa chọn được những tổ hợp lai tốt và phù hợp cho nền chăn nuôi[10]. Đàn lợn VCN-MS15 được coi là nguồn gen quý trong việc cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nái nền Việt Nam hiện nay[5]
Dòng PIC
sửaLợn PIC là 05 dòng lợn tổng hợp Cụ kỵ được nhập từ Công ty PIC Anh quốc để cung ứng cho sản xuất lợn Ông bà và Bố mẹ trong chương trình lai 4 và 5 dòng[11]. Việt Nam đã nhập về 50 con heo giống PIC từ công ty giống heo PIC của Mỹ nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng đàn heo giống tại Việt Nam. PIC đã lai tạo thành công nhiều giống heo tăng trưởng mạnh, năng suất cao cung cấp con giống cho rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tinh heo giống PIC sẽ tạo ra những đàn heo khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh, mức độ tiêu tốn thức ăn thấp, sức đề kháng cao thích nghi với môi trường và điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Đã nhập 100 heo giống PIC với 04 dòng chất lượng là GF 337, GF 399, GF 280, GF 408. Ưu điểm của bộ giống này là tăng trọng nhanh; tiêu tốn thức ăn thấp; sức đề kháng cao; tỷ lệ nạc cao; màu sắc thịt nạc đẹp[12][13].
Toàn bộ số heo PIC giống được đóng trong bốn container hàng, có chuyên gia, bác sĩ của PIC (Mỹ) theo dõi suốt cuộc hành trình. Chuyên cơ của hãng hàng không Korean Airlines vừa chở 281 con heo PIC giống ông bà, cụ kỵ và heo thương phẩm từ Mỹ về sân bay Nội Bài (Hà Nội). Heo PIC giống ông bà, cụ kỵ về tới sân bay, tiến hành phân loại khi heo có các biểu hiện khác thường. Đây là đợt nhập heo giống lần thứ sáu của dự án từ trại hạt nhân của PIC tại Bắc Mỹ đã nhập về 281 heo giống, gồm 59 heo cụ kỵ, 182 heo ông bà và 40 heo đực thương phẩm. Toàn bộ số heo này đều được bấm thẻ tai 100% để tiện theo dõi và chăm sóc. Chất lượng của heo PIC đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường với các ưu điểm tốc độ tăng trưởng, chuyển hóa thức ăn, sản lượng thịt và chất lượng thịt[14]
Hàng trăm con heo giống GF-PIC vẫn khỏe, việc phối tinh heo PIC (xuất xứ của Mỹ) đã cho kết quả bước đầu rất khả quan so với sử dụng nguồn tinh cũ dùng trước đây và đã xuất được những đợt heo sạch giá cao, cho phối thử lần đầu bằng tinh heo PIC trên bốn con nái. Sau 4 tháng, lứa heo đầu tiên phối thử nghiệm bằng nguồn tinh PIC đã cho ra 65 con heo con rất đều đẹp, khỏe mạnh, đàn heo con "ra lò" từ nguồn tinh PIC đều, khỏe, tăng trưởng nhanh, không bị còi cọc hay bệnh như sử dụng nguồn tinh địa phương hay của trại. Đặc biệt, heo PIC còn kháng được bệnh tiêu chảy do Ecoli gây ra. Tiếp tục các lần phối sau, thấy hiệu quả phối tiếp cho đàn heo nái hơn 70 con, 3 lần phối giống bằng nguồn tinh GF-PIC đều cho tỉ lệ đạt khoảng 90%, chất lượng hơn hẳn so với nguồn tinh địa phương trước đây. Tất cả heo con sinh ra để nuôi thành heo thịt, đàn phát triển rất đều, khỏe, ít bệnh và nhanh lớn.
Sau khi ra mắt sản phẩm trên thị trường và khảo sát ở các vùng chăn nuôi trọng điểm, các giống heo GF-PIC đã được đánh giá rất cao và rất ưa chuộng. Qua sử dụng nguồn tinh heo GF-PIC, số heo con sơ sinh chọn nuôi tăng từ 1-1,5 con, trọng lượng heo sơ sinh cũng được cải thiện trung bình từ 150-200 gram/con, heo con sinh ra rất khỏe mạnh lanh lợi và đồng đều nên khi cai sữa 24 ngày, trọng lượng đã tăng lên từ 2–3 kg/con so với các tinh heo cũ sử dụng trước đây. PIC hiện có 4 dòng sản phẩm đặc trưng là GF 337, GF 399, GF 280, GF 408. Những dòng tinh này sẽ tạo ra những đàn heo khoẻ mạnh với khả năng tăng trọng nhanh, nhiều nạc, ít mỡ, mức độ tiêu tốn thức ăn thấp, sức đề kháng cao thích nghi với môi trường và điều kiện chăn nuôi[15].
Tham khảo
sửa- Ekarius, Carol (2008). Storey's Illustrated Breed Guide to Sheep, Goats, Cattle and Pigs. Storey Publishing. ISBN 978-1-60342-036-5.
- Lợn Meishan mắn đẻ
- Lợn Meisan
- "Meishan Swine". ansi.okstate.edu. Oklahoma State University Dept. of Animal Science.
- "Chinese Pigs Provide Insight to U.S. Swine Reproduction". Agricultural Research (USDA ARS).
Chú thích
sửa- ^ “Cận cảnh những loại động vật... xấu nhất thế giới”. Truy cập 8 tháng 4 năm 2015.
- ^ a b “Cổng thông tin điện tử”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2015. Truy cập 8 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2014 và phương hướng triển khai năm 2015”. Viện chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 9 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Giống lợn VCN”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 9 tháng 11 năm 2015.
- ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
- ^ http://thongtinkhcn.vn/news/Giong-lon-VCN-MS15-14094.html[liên kết hỏng]
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
- ^ http://sokhoahoccongnghe.phutho.gov.vn/TinTuc/tintuc_detail.aspx?id=605
- ^ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340741&cn_id=702377
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
- ^ http://danviet.vn/nha-nong/viet-nam-nhap-heo-giong-pic-cua-my-33566.html
- ^ http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=6193&ur=dothiloi
- ^ http://nongnghiep.vn/greenfeed-viet-nam-nhan-them-heo-pic-post103016.html
- ^ http://nongnghiep.vn/heo-gf-pic-vuot-bao-tai-xanh-post98063.html