Sōryū (tàu sân bay Nhật)

(Đổi hướng từ Lớp tàu sân bay Sōryū)

Sōryū (tiếng Nhật: 蒼龍 Thương Long, có nghĩa là "rồng xanh") là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó từng tham gia trận tấn công Trân Châu Cảng, và bị đánh chìm trong trận Midway.[1]

Tàu sân bay Nhật Bản Sōryū, tháng 1 năm 1938
Lịch sử
Nhật Bản
Xưởng đóng tàu Quân xưởng Hải quân Kure
Đặt lườn 20 tháng 11 năm 1934
Hạ thủy 23 tháng 12 năm 1935
Hoạt động 29 tháng 12 năm 1937
Xóa đăng bạ 10 tháng 8 năm 1942
Số phận Bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận Midway ngày 4 tháng 6 năm 1942; đánh đắm sau khi bỏ tàu
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay Sōryū
Trọng tải choán nước
  • 15.900 tấn (tiêu chuẩn)
  • 19.500 tấn (đầy tải)
Chiều dài 222 m (728 ft 5 in)
Sườn ngang 21 m (70 ft)
Mớn nước 7,44 m (24 ft 5 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hơi nước,
  • 4 × trục, công suất 152.000 mã lực (113 MW)
Tốc độ 63,9 km/h (34,5 knot)
Thủy thủ đoàn 1.103
Vũ khí
Máy bay mang theo 57(+16): 18 × Zero, 18 × Val, 18 × Kate (tháng 12 năm 1941)


Mô tả

sửa
 
Chiếc Sōryū đang được chế tạo tại Xưởng Hải quân Kure, năm 1937.

Sōryū được chế tạo tại Xưởng hải quân Kure, Nhật Bản, được đặt lườn ngày 20 tháng 11 năm 1934, được hạ thủy ngày 23 tháng 12 năm 1935 và được đưa vào hoạt động ngày 29 tháng 12 năm 1937[1]. Không giống như một số tàu sân bay trước đó của Hải quân Nhật vốn được thiết kế lại từ sườn những chiếc tàu chiến tuần dương (Akagi) hay thiết giáp hạm (Kaga), nó được thiết kế ngay từ đầu như là một tàu sân bay. Với vận tốc đạt gần đến 65 km/h (35 knot)[1], nó là chiếc tàu sân bay nhanh nhất thời đó lúc được hạ thủy.

Lịch sử hoạt động

sửa

Vào lúc khởi đầu Mặt trận Thái Bình Dương, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Yanagimoto Ryusaku, Sōryū là một trong sáu tàu sân bay Nhật hình thành nên lực lượng đặc nhiệm (Kido Butai) tham gia tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Nó đã tung ra hai đợt không kích vào các căn cứ của Hải quân Mỹ. Đợt thứ nhất nhắm vào các thiết giáp hạm Nevada, TennesseeWest Virginia với bom xuyên thép và nhắm vào những chiếc Utah, Helena, CaliforniaRaleigh với ngư lôi, cũng như tấn công vào những máy bay đang đậu tại Căn cứ Hải quân Barbers Point. Đợt thứ hai nhắm vào những chiếc California, Raleigh, Kaneohe và các cơ sở của xưởng tàu Hải quân.

Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 12 năm 1941, Sōryū tung ra các đợt không kích nhắm vào đảo Wake. Vào tháng 1 năm 1942 nó hỗ trợ cuộc chiếm đóng quần đảo Palau IslandsTrận Ambon. Vào ngày 19 tháng 2 Sōryū tung ra đợt không kích vào Darwin (Úc). Vào tháng 3 năm 1942 nó tham gia Trận chiến biển Java, giúp đánh chìm chiếc tàu chở dầu Mỹ Pecos.

Vào tháng 4 năm 1942, Sōryū tham gia trận không kích Ấn Độ Dương, tung ra các đợt không kích vào căn cứ của Hải quân Hoàng gia tại Ceylon ngày 5 tháng 4, và giúp đánh chìm các tàu tuần dương CornwallDorsetshire của Hải quân Anh. Vào ngày 9 tháng 4 nó giúp đánh chìm chiếc tàu sân bay Anh Hermestàu khu trục Australia HMAS Vampire theo hộ tống.

Vào ngày 19 tháng 4 năm 1942 nó truy đuổi các tàu sân bay Mỹ HornetEnterprise sau cuộc Đột kích Doolittle, nhưng không thành công.

Trận Midway

sửa

Vào tháng 6 năm 1942 Sōryū là một trong bốn tàu sân bay trong Hạm đội Hàng không thứ Nhất do Phó Đô Đốc Chuichi Nagumo chỉ huy tham gia Trận Midway. Lực lượng máy bay của nó bao gồm 21 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero", 21 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" và 21 chiếc máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N "Kate".[1] Lưu trữ 2007-02-05 tại Wayback Machine Vào ngày 4 tháng 6 nó tung ra một đợt tấn công vào căn cứ Mỹ trên đảo Midway. Lúc 10 giờ 25 phút, trong khi chuẩn bị để tung ra đợt tấn công thứ hai nhắm vào nhóm tàu sân bay Mỹ, nó bị một nhóm 13 chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ tàu sân bay Yorktown tấn công. Sōryū trúng phải ba quả bom 454 kg (1.000 lb), một quả xuyên thủng đến sàn chứa máy bay bên dưới trong khi hai quả kia nổ trong sàn chứa máy bay phía trên. Các sàn chứa đang đầy những chiếc máy bay được vũ trang và bơm đầy nhiên liệu chuẩn bị cho đợt tấn công sắp tới, đã gây ra các vụ nổ tiếp nối. Không lâu sau các đám cháy trên tàu trở nên không thể kiểm soát được. Vào lúc 10 giờ 40 phút nó ngừng chạy và các thủy thủ của nó được các tàu khu trục IsokazeHamakaze cứu vớt. Sōryū chìm lúc 19 giờ 13 phút ở tọa độ 30°38′B 179°13′T / 30,633°B 179,217°T / 30.633; -179.217. Tổn thất của thủy thủ đoàn lên đến 711 người trong tổng số 1.103, bao gồm Thuyền trưởng Yanagimoto, người đã chọn ở lại trên con tàu. Đây là tỉ lệ tổn thất cao nhất trong tất cả các tàu sân bay Nhật Bản bị mất trong trận Midway, phần lớn là do sự tàn phá trên cả hai sàn chứa máy bay.[1]

Báo cáo chính thức của Đô đốc Nagumo ngụ ý rằng chiếc Sōryū tự chìm, nhưng các nghiên cứu sau này cho biết nó bị đánh đắm bởi các ngư lôi phóng ra từ tàu khu trục Isokaze.

Danh sách thuyền trưởng

sửa
 
Sōryū đạt vận tốc 35 knot khi chạy thử, tháng 11 năm 1937.

Văn hóa đại chúng

sửa

Nhân vật Asuka Langley Soryu trong loạt phim hoạt hình Neon Genesis Evangelion được đặt tên theo chiếc tàu sân bay này, cũng như là chiếc tàu sân bay Mỹ Langley.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d “Soryu”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa