Người Tuva
Người Tuva (tiếng Tuva: Тывалар, Tyvalar; tiếng Nga: Тувинец, Tuvinets; tiếng Mông Cổ: Tuva Uriankhai) là một dân tộc Turk sống ở miền nam Siberi. Về mặt lịch sử, họ được xem là thuộc Uriankhai, từ thứ bậc trong tiếng Mông Cổ.[3] Người Tuvan nói một ngôn ngữ Turk và lịch sử dân tộc gần đây của họ bắt nguồn từ người Mông Cổ, người Turk, và Samoyedic.
Khu vực có số dân đáng kể | |
---|---|
Tuva | |
Nga | 263.934[1] - 269.000[2] |
Mông Cổ | 43.000 [2](5.169 Tuvan; 26.654 Uriankhai) |
Trung Quốc | 4.300 [2] |
Ngôn ngữ | |
Tuva, Nga, Mông Cổ | |
Tôn giáo | |
Chú yếu là Đằng Cách Lý giáo và Phật giáo Tây Tạng ("Lạt-ma giáo"). | |
Sắc tộc có liên quan | |
Tofalar, Sotyot, một số nhóm Turk khác và Uriankhai |
Người Tuva xưa kia là những người chăn nuôi du mục, chăm lo cho các đàn dê, cừu, lạc đà, tuần lộc, gia súc và bò Tây Tạng. Họ có truyền thống sống trong các yurt được phủ bằng nỉ hoặc chum phủ bằng vỏ cây bạch dương hoặc da và họ di chuyển theo mùa đến các đồng cỏ mới. Về truyền thống, người Tuva được chia thành 9 vùng được gọi là Khoshuun, có tên là Tozhu, Salchak, Oyunnar, Khemchik, Khaasuut, Shalyk, Nibazy, Daavan & Choodu, và Beezi. Bốn vùng đầu tiên do hoàng thân người Mông Cổ Uriankhai quản lý, còn các vùng còn lại do hoàng thân người Mông Cổ Borjigit quản lý.[4]
Lịch sử
sửaNgười Hung Nô cai trị vùng đất Tuva từ trước đó tới năm 200 SCN. Khi đó, một dân tộc có tên gọi trong sử sách Trung Hoa là Đinh Linh đã định cư ở khu vực. Sử sách Trung Hoa ghi nhận sự tồn tại của một bộ lạc có nguồn gốc Đinh Linh tên là Dubo ở phía đông Sayans. Tên gọi này được công nhận có liên hệ với người Tuvan và là những văn bản đầu tiên viết về họ. Tiên Ti đánh bại Hung Nô và họ sau đó lại bị người Nhu Nhiên đánh bại. Từ khoảng cuối thế kỷ 6, người Đột Quyết đã cai trị Tuva cho đến thế kỷ 8 khi người Duy Ngô Nhĩ nắm quyền kiểm soát.
Người Tuvan là thần dân của Hồi Cốt vào thế kỷ 8 và 9. Những người Duy Ngô Nhĩ đã cho lập một số công sự bên trong Tuva. Có một số kế hoạch nhằm khôi phục lại phần còn lại của một trong các thành này là Por-Bazhyn tại hồ Tere-Khol ở đông nam nước cộng hòa.[5] Ký ức về sự chiếm đóng của người Duy Ngô Nhĩ vẫn còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 19 qua tên gọi Duy Ngô Nhĩ Ondar cho những người Tuva Ondar sống gần sông Khemchik ở tây nam.[6] Sự thống trị của người Duy Ngô Nhĩ bị người Kyrgyz Yenisei lật đổ vào năm 840, tức những người từ thượng lưu sông Yenisei. Năm 1207, hoàng thân người Oirat Quduqa-Beki lãnh đạo một đội quân Mông Cổ đến một chi lưu của sông Kaa-Khem. Họ đã chiến đấu với người Tuva Keshdim, Bait, và Telek. Sự kiện này đã đánh dấu thời kỳ người Tuva bị người Mông Cổ nô dịch. Cho đến thế kỷ 17, người Tuva nằm dưới sự kiểm soát của lãnh đạo người Mông Cổ Khalka.
Quốc gia của Altyn-Khan biến mất do chiến tranh liên miên giữa người Oirat và người Khalka của Jasaghtu Khan Aimak. Người Tuvan trở thành một phần của nước Dzungar do người Oirat lãnh đạo. Dzungar kiểm soát toàn bộ cao nguyên Sayano-Altay cho đến năm 1755. Trong giai đoạn Dzungar cầm quyền nhiều bộ tộc và thị tộc đã di chuyển nơi ở và sống xen kẽ nhau. Các nhóm Altayan Telengits sống ở tây Tuva bên bờ các sông Khemchik và Barlyk và tại vùng Bai-Taiga. Một số người Todzhan, Sayan, và Mingat dừng chân tại Altay. Các nhóm Tuva di cư về phía bắc đến dãy Sayan và trở thành Beltir (Dag-Kakpyn, Sug-Kakpyn, Ak-Chystar, Kara-Chystar). Ngôn ngữ của người Beltir và Tuva vẫn có một số từ chung không tìm thấy ở các ngôn ngữ Khaka khác (Kachin và Sagay).[6]
Tham khảo
sửa- ^ Информационные материалы об окончательных итогах Всероссийской переписи населения 2010 года Lưu trữ 2021-12-23 tại Wayback Machine. Национальный состав населения Российской Федерации. Truy cập 12/12/2020.
- ^ a b c Joshua Project. Ethnic People Group: Tuvan, 2019. Truy cập 12/12/2020.
- ^ "Uriyangqad, với dạng số nhiều là Uriyangqan, bản thân nó lại có nguồn gốc từ số nhiều của một Uriyangqai." Krueger, John (1977). Tuvan Manual. tr. 10. Which quotes from Henry Serruy's "The Mongols in China during the Hung-wu Period", Melanges chinois et bouddhiques, vol 11. pp. 282-283, Brussels 1959.
- ^ The Uralic and Altaic Series By Denis Sinor, John R. Krueger, Jüri Kurman, Larry Moses, Robert Arthur Rupen, Vasilij Vasilevič Radlov, Kaare Grłnbech, George Kurman, Joshua A. Fishman, Stephen A. Halkovic, Robert W. Olson, V Diószegi, American Council of Learned Societies, Melvin J. Luthy, Luc Kwanten, Karl Nickul, A. A. Popov, Susan Hesse, Routledge, 1996.
- ^ "Ancient Uigur Fortress on a Tuvan Lake to Turn into a Recreation and Tourist Centre", by Dina Oyun
- ^ a b Krueger, John (1977). Tuvan Manual. tr. 41.
which cites from POTAPOV, L.P. (1964). “The Tuvans”. The Peoples of Siberia.
- Nguồn
- DERENKO, M.V. (2002). et al. “Polymorphism of the Y-Chromosome Diallelic Loci in Ethnic Groups of the Altai-Sayan Region”. Russian Journal of Genetics. 38 (3): 309–314. doi:10.1023/A:1014863020171. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ:
|quotes=
(trợ giúp) - Hoppál, Mihály (2005). Sámánok Eurázsiában (bằng tiếng Hungary). Budapest: Akadémiai Kiadó. ISBN 963-05-8295-3. The title means "Shamans in Eurasia", the book is published also in German, Estonian and Finnish. Site of publisher with short description on the book (in Hungarian) Lưu trữ 2010-01-02 tại Wayback Machine.
- KRUEGER, John R. (1977). John R. Krueger (biên tập). Tuvan Manual. Uralic and Altaic Series Volume 126. Editor Emeritus: Thomas A. Sebeok. Đại học Indiana Publications. ISBN 0877502145.
- MONGUSH, M.V. (1996). “Tuvans of Mongolia and China”. International Journal of Central Asian Studies. 1: 225–243. Chú thích có tham số trống không rõ:
|quotes=
(trợ giúp) - OYUN, Dina (ngày 16 tháng 11 năm 2006). “Ancient Uigur Fortress on a Tuvan Lake to Turn into a Recreation and Tourist Centre”. Tuva Online. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.
- PAVLINSKAYA, Larisa R. (2003). “The Troubled Taiga: Survival on the Move for the Lost Nomadic Reindeer Herders of South Siberia, Mongolia, and China”. Cultural Survival Quarterly. 27 (1): 45–47. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007. Chú thích có tham số trống không rõ:
|quotes=
(trợ giúp) - XIAOLEI, Jing (ngày 7 tháng 1 năm 2007). “The Winds of Change”. Beijing Review No. 46. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.
- ZAKHAROV, I.A. (2003). “Central Asian Origins of the Ancestor of First Americans (Центральноазиатское происхождение предков первых американцев)”. 2003 (bằng tiếng Nga). tr. 139–144. Bản gốc (Первые американцы. № 11.) lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.