Lạc Hồng (xã)

xã thuộc Văn Lâm
(Đổi hướng từ Lạc Hồng, Văn Lâm)

Lạc Hồng là một thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Lạc Hồng
Xã Lạc Hồng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnVăn Lâm
Địa lý
Tọa độ: 20°57′23″B 106°1′3″Đ / 20,95639°B 106,0175°Đ / 20.95639; 106.01750
Lạc Hồng trên bản đồ Việt Nam
Lạc Hồng
Lạc Hồng
Vị trí xã Lạc Hồng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,23 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng13.061 người[1]
Mật độ2.498 người/km²
Khác
Mã hành chính12016[2]

Địa lý

sửa

Xã Lạc Hồng nằm ở phía nam huyện Văn Lâm, cách trung tâm Hà Nội 22 km về phía đông nam, có vị trí địa lý:

Xã Lạc Hồng có diện tích 5,23 km², dân số năm 2019 là 13.061 người[1], mật độ dân số đạt 2.498 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Lạc Hồng được chia thành 7 thôn: Phạm Kham, Hồng Thái, Bình Minh, Minh Hải, Quang Trung, Hồng Cầu, Nhạc Miễu (thôn Miếu).

Lịch sử

sửa

Trước đây, Lạc Hồng là một xã thuộc huyện Mỹ Văn.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[3] về việc chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ. Xã Lạc Hồng trực thuộc huyện Văn Lâm.

Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1005/QĐ-BXD công nhận khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm (gồm thị trấn Như Quỳnh và 5 xã: Đình Dù, Lạc Đạo, Lạc Hồng, Tân Quang, Trưng Trắc) được công nhận là đô thị loại IV.[4]

Văn hóa

sửa

Chùa Pháp Vân tọa lạc ở xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Chùa được xây dựng từ đời Trần (đầu thế kỷ XIV) theo kiểu nội công ngoại quốc và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa thờ Phật và Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Hiện nay chùa còn giữ được các bức trạm khắc bằng gỗ rất tinh tế hình rồng, nhạc công, thiếu nữ dâng hoa, người đỡ trụ,... tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XIV.

Giao thông

sửa

Xã Lạc Hồng nằm bên Quốc lộ 5 Hà Nội đi Hải Phòng và tỉnh lộ 206 chạy qua, là điều kiện rất thuận lợi trong phát triển kinh tế. Một phần khu công nghiệp Phố Nối A nằm trên địa bàn xã tạo việc làm cho người dân và thúc đẩy cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... Một số hộ có nhà trọ cho công nhân thuê có thu nhập khá, cũng do nằm sát khu công nghiệp nên việc kinh doanh, buôn bán cũng hết sức thuận lợi.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang để tái lập các huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.
  4. ^ “Công nhận khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm (thị trấn Như Quỳnh và khu vực phát triển mở rộng) tỉnh Hưng Yên đạt tiêu chí đô thị loại IV”. Bộ Xây dựng. 31 tháng 7 năm 2020.

Tham khảo

sửa