Lưu Hi Nghiêu (giản thể: 刘希尧; phồn thể: 劉希堯; bính âm: Liú Xīyáo, ? - 1649), xước hiệu là Cải thế vương hay Trị thế vương, một trong 5 thủ lĩnh của Cách, Tả ngũ doanh thuộc phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh.

Lưu Hi Nghiêu
劉希堯
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Quê quán
châu Kỳ
Mất
Ngày mất
1649
Nơi mất
Sâm Châu
Giới tínhnam
Nghề nghiệpkẻ phản loạn
Quốc tịchnhà Minh

Quá trình hoạt động

sửa

Từ năm thứ 10 (1637) đến thứ 15 (1642), ông hội họp với bọn "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long, "Tả kim vương" Hạ Cẩm, "Loạn thế vương" Lận Dưỡng Thành, lấy vùng núi Anh Sơn, Hoắc Sơn thuộc đông bộ Hồ Bắc làm cứ điểm, hoạt động ở giao giới 3 tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, trường kỳ đấu tranh với quan quân, được gọi là Cách, Tả ngũ doanh hay Hồi, Cách ngũ doanh.

Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh liên kết với Lý Tự Thành, chủ yếu hoạt động ở một dải tây bộ Hồ Bắc và tây bắc bộ Hồ Nam, đánh chiếm được các nơi Di Lăng, Lễ Châu, Thường Đức. Cách, Tả ngũ doanh còn đưa quân về Hà Nam phối hợp với Lý Tự Thành trong nhiều chiến dịch quan trọng.

Sau khi Lý Tự Thành giết chết La Nhữ Tài và Hạ Nhất Long, thống nhất chỉ huy, biên chế lại nghĩa quân, Hi Nghiêu được làm Chế tướng quân. Tự Thành mất, ông tiếp tục tham gia kháng Thanh. Năm Vĩnh Lịch thứ 3 nhà Nam Minh, tức năm Thuận Trị thứ 5 nhà Thanh (1649), Hi Nghiêu và Lưu Phương Lượng tử trận ở Sâm Châu [1].

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Vương Phu Chi - Vĩnh Lịch thực lục: Lưu Hi Nghiêu, Lưu Phương Lượng cùng (Lý) Xích Tâm không hợp, soái quân đội của mình từ Ngô Châu bắc tiến, đánh phá từ huyện Hạ, Quảng Ninh, Tứ Hội đến Nghi Chương, chỗ nào cũng cướp bóc, giết chóc; nhân dân Việt, Sở rất khổ sở, gọi là giặc Bạch mao chiên (mũ giạ lông trắng); (bọn Hi Nghiêu) thông mưu với tướng Nam Minh ở đất Việt là Dương Đại Phủ (vốn là tướng giữ Ngô Châu), muốn làm phản đầu hàng (thiếu chữ, được cho "Thanh" hoặc "giặc"). Triều đình Nam Minh bắt giết Đại Phủ, Hi Nghiêu, Phương Lượng mất căn cứ, lại bị Bành Tung Niên, Hướng Văn Minh đóng đồn ở Sâm Nam, cản trở đường lên bắc, nên ngày càng rã rời. Quân Thanh ập đến, (bọn họ) không kịp nạp khoản, đều bị giết chết. Mông Chánh Phát (蒙正發, đại thần Nam Minh) chép: "Chế phủ Đổ Dận Tích (堵胤錫, 1601 – 1649, đại thần Nam Minh) cùng Trung Trinh doanh từ Trà Lăng, huyện Du, An Nhân, Vĩnh Hưng cho đến hang núi của một dải các huyện vùng cao Giang Hoa, Vĩnh Minh, suốt qua Tinh Tử, Liên Châu thuộc Quảng Đông, giết giặc vô số, xương trắng đầy núi, dân gọi là Bạch mao chiên"