Lưu Duẩn
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2020) |
Giáo sư tiến sĩ khoa học Lưu Duẩn hiện là phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam, ông cũng là trưởng khoa công nghệ thực phẩm trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ông là người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thực phẩm quốc tế (International Union of Food Science and Technology - IUFoST) tại Canada[1][2].
Lưu Duẩn | |
---|---|
Sinh | 1938 Hà Nội, Việt Nam |
Tư cách công dân | Việt Nam |
Giải thưởng | Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thực phẩm quốc tế (2014) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Hóa thực phẩm, cảm quan thực phẩm, thực phẩm chức năng và văn hóa ẩm thực. |
Nơi công tác | Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. |
Sự nghiệp
sửaLưu Duẩn sinh năm 1938 tại Hà Nội. Năm 1986, ông lấy học vị Tiến sĩ khoa học của Đại học Humboldt, CHLB Đức[3].
Năm 1987, khi đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, giáo sư Lưu Duẩn quyết định vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp[4]. Ông được phong hàm Phó Giáo sư chuyên ngành công nghệ thực phẩm vào năm 1991 và hàm Giáo sư vào năm 1995[3].
Giáo sư Duẩn tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn. Ông là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam (VAFoST)[3]. Ông cũng là thành viên sáng lập trường Đại học Công nghệ Sài Gòn và Hội Khoa học Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam. Ông còn là thành viên ban biên tập chuyên ngành kỹ thuật công nghệ thuộc tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, ĐHQG-Thành phố Hồ Chí Minh [5].
Ngày 23 tháng 8, giáo sư Lưu Duẩn được phong làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thực phẩm quốc tế. Lễ tấn phong diễn ra tại đại hội toàn cầu của Liên đoàn Khoa học và Công nghệ thực Phẩm quốc tế ngày 21 tháng 8 tại Montreal, Canada.
Giáo sư Duẩn thông thạo 4 ngoại ngữ, ông thường được mời đi thỉnh giảng ở các trường đại học của Pháp, Đức, Nga, Đài Loan, Thái Lan và Singapore.
Nghiên cứu
sửaLĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy của giáo sư Lưu Duẩn gồm hóa thực phẩm, cảm quan thực phẩm, thực phẩm chức năng và văn hóa ẩm thực. Ông là người khởi xướng một số môn học then chốt giúp hoàn thiện năng lực của sinh viên ngành thực phẩm như cảm quan thực phẩm, phát triển sản phẩm, công tác kỹ sư, marketing thực phẩm và văn hóa ẩm thực.
Ông sở hữu 5 bằng sáng chế ở Đức. Giáo sư Duẩn là tác giả và đồng tác giả 9 đầu sách, 50 bài báo khoa học. Giáo sư đã hướng dẫn bảo vệ cho thành công cho hơn 80 thạc sĩ và 8 nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ[1].
Mô hình ngôi sao 5 cánh, phương pháp luận do ông phát triển được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm là dinh dưỡng, cảm quan, an toàn, văn hóa, kinh tế[1].
Đánh giá
sửa“ |
|
” |
Hãng Phim truyền hình TP. Hồ Chí Minh[4].
Xem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ a b c L.TH.H (ngày 23 tháng 8 năm 2014). “VN có viện sĩ khoa học công nghệ thực phẩm đầu tiên”. Báo Tuổi Trẻ. co-vien-si-khoa-hoc-cong-nghe-thuc-pham-dau-tien.html Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2013. no-break space character trong
|url=
tại ký tự số 46 (trợ giúp) - ^ “IAFoST - The Global Focus of Food Science Excellence”. International Union of Food Science and Technology. 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
- ^ a b c “Lãnh đạo Hội Hội Lương Thực Thực Phẩm”. Hội Lương Thực Thực Phẩm. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2013.
- ^ a b Đình Khiêm (2013). “GS LƯU DUẪN - NGƯỜI ĐI TÌM SỰ KHÁC BIỆT”. Hãng Phim truyền hình TP. Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2013.
- ^ Danh sach thành viên ban biên tập Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ
Liên kết ngoài
sửaGS.TSKH Lưu Duẩn, ĐH Công nghệ Sài Gòn.
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thực phẩm quốc tế, ở wikipedia tiếng Anh.