Lương Nữ Oánh
Ý Hiến Lương hoàng hậu (chữ Hán: 懿獻梁皇后; ? - 159), Hoàng hậu đầu tiên của Hán Hoàn Đế Lưu Chí - vị Hoàng đế của triều đại Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Ý Hiến Lương hoàng hậu 懿獻梁皇后 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hán Hoàn Đế hoàng hậu | |||||||||
Hoàng hậu nhà Hán | |||||||||
Tại vị | 147 - 159 | ||||||||
Tiền nhiệm | Thuận Liệt Lương hoàng hậu | ||||||||
Kế nhiệm | Phế hậu Đặng thị | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | ? Ô Thị, An Định (nay là Bình Lương, tỉnh Cam Túc) | ||||||||
Mất | 9 tháng 8, 159 Lạc Dương | ||||||||
An táng | 21 tháng 7, 159 Ý lăng (懿陵) | ||||||||
Phối ngẫu | Hán Hoàn Đế Lưu Chí | ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Nhà Đông Hán | ||||||||
Thân phụ | Lương Thương | ||||||||
Thân mẫu | Âm phu nhân |
Lương hoàng hậu xuất thân hiển hách khi có cha là Đại tướng quân, anh trai kế thừa chức của cha dưới thời Hán Xung Đế đến Hán Chất Đế, chị gái Lương Nạp lại chính là đương kim Hoàng thái hậu. Tuy có gia tộc hậu thuẫn, bà không được Hán Hoàn Đế dụng tâm đối đãi, thậm chí ghẻ lạnh đến mức qua đời trong sự cô đơn. Cuối cùng bị truy phế danh hiệu Hoàng hậu, cải thành mộ Quý nhân.
Xuất thân
sửaÝ Hiến Lương hoàng hậu, húy Nữ Oánh (女瑩)[1], quê quán ở Ô Thị, An Định (安定乌氏; nay là Bình Lương, tỉnh Cam Túc). Lương Nữ Oánh xuất thân danh môn, là gia tộc họ Lương hiển hách ở Ôn Thị, cũng là mẫu tộc của Cung Hoài hoàng hậu - sinh mẫu của Hán Hòa Đế. Tằng tổ phụ của bà là Bao Thân Mẫn hầu Lương Tủng (梁竦), cha đẻ của Cung Hoài hoàng hậu; tổ phụ là Thừa Thị hầu Lương Ung (梁雍), em trai Cung Hoài hoàng hậu, do quan hệ thân thích nên được nhậm chức Thiếu phủ (少府).
Phụ thân bà là Lương Thương (梁商), lãnh chức Hoàng môn Thị lang (黄门侍郎), kế vị tập tước Thừa Thị hầu (乘氏侯)[2][3]. Trong nhà có 3 anh trai là Lương Ký, Lương Bất Nghi (梁不疑) cùng Lương Mông (梁蒙); ngoài ra còn chị cả Lương Điền (梁田), chị thứ Thuận Liệt hoàng hậu Lương Nạp và em gái Lương A Trọng (梁阿重)[1][4].
Thời điểm Lương Nữ Oánh trưởng thành, nhà họ Lương sau khi Lương Nạp trở thành Hoàng hậu đã có đại quyền ngoại thích. Thừa Thị hầu Lương Thương khi đó nhậm chức Đại tướng quân, quyền khuynh thiên hạ. Sau khi Lương Thương qua đời, huynh trưởng của Lương thị là Lương Ký tiếp tục kế thừa tước và chức vị của cha, sau đó nhận lệnh phù trợ dưới thời Hán Xung Đế rồi đến Hán Chất Đế. Chị thứ của Lương thị là Lương Nạp khi này đã là Hoàng thái hậu lâm triều nhiếp chính. Gia tộc của Lương Nữ Oánh càng thêm phần hiển hách.
Sách lập Hoàng hậu
sửaNăm Bản Sơ nguyên niên (146), tháng 6, Hán Chất Đế Lưu Toản bị giết, năm đó 9 tuổi[5]. Ban đầu, Thái hậu muốn gả em gái Lương Nữ Oánh cho Hán Chất Đế để tăng quan hệ hôn nhân, nào ngờ Đại tướng quân Lương Ký lại hạ độc thủ với Hoàng đế.
Mùa xuân đầu năm, Lương thái hậu đã triệu Lễ Ngô hầu Lưu Chí về Lạc Dương. Lưu Chí vốn là tằng tôn của Hán Chương Đế, cháu nội Hà Gian Hiếu vương Lưu Khai (劉開) và là con của Lễ Ngô hầu Lưu Dực (劉翼). Sau khi Hán Chất Đế băng, Lương Ký áp chế các quan viên, mặc kệ sự phản đối của Tam công đầu triều là Thái úy Lý Cố (李固), Tư đồ Hồ Quảng (胡廣) và Tư không Triệu Giới (赵戒), ép Lương thái hậu chọn Lưu Chí kế vị. Để bảo toàn gia tộc, Thái hậu nghe theo Lương Ký, lập Lễ Ngô hầu Lưu Chí đăng cơ, tức Hán Hoàn Đế. Lương thái hậu tiếp tục lâm triều nhiếp chính[6][7].
Năm Kiến Hòa nguyên niên (147), quan viên thượng tấu Hoàng thái hậu, viết:"Xuân Thu có ghi kỷ Vương hậu, bây giờ đổi lại thành Hoàng hậu. Hiện tại Đại tướng quân có người muội đệ, ưng thiệu thánh thiện. Kết hôn chi tế, hữu mệnh kí tập, nghi bị lễ chương, thời tiến chinh tệ. Xin thượng nghị Tam công, án lễ nghi cử hành". Lương thái hậu đồng ý, đem cựu lệ khi Hán Huệ Đế sính Hiếu Huệ Trương hoàng hậu khi xưa, lễ vật dùng hoàng kim 20.000 cân, lễ Nạp thái dùng nhạn, bích cùng xe ngựa bốn con cùng đoạn lụa các loại, y theo lễ nghi chỉn chu. Tháng 6 năm đó Lương Nữ Oánh tiến vào Dịch đình, ngày 18 tháng 8 được lập làm Hoàng hậu[8][9].
Khi Lương thái hậu lâm triều, Đại tướng quân Lương Ký nắm đại quyền, Lương hoàng hậu cũng cậy thế mà áp đảo toàn bộ cung nhân trong hậu cung. Bà tự quy định chỉ có Trung cung được phép diện kiến riêng Hoàng đế, lại dùng các phục sức xa hoa, trang trí lộng lẫy, số tiền bà chi tiêu cho việc mua sắm tư trang lên đến mức khổng lồ, vượt xa các Hoàng hậu đời trước. Dù độc chiếm mọi ân sủng nhưng Lương hậu lại không có con, rất đố kỵ với các phi tần, thường tìm cách sát hại. Hán Hoàn Đế bất mãn họ Lương nhưng vẫn không dám thể hiện cơn giận, chỉ có thể dần xa lánh Lương hoàng hậu[10].
Qua đời
sửaNăm Diên Hi thứ 2 (159), ngày 9 tháng 8, Lương hậu vì quá cô đơn và uất ức nên đột ngột qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Bà được an táng với danh dự của một Hoàng hậu, thụy hiệu là Ý Hiến hoàng hậu (懿獻皇后). Ngày 21 tháng 7 được táng vào Ý lăng (懿陵)[11][12].
Cuối năm đó, Hán Hoàn Đế kết hợp với hoạn quan lật đổ Lương Ký trong một cuộc đảo chính. Cả gia tộc họ Lương bị thảm sát. Ngày 29 tháng 9, ngôi mộ của Lương hoàng hậu tên gọi Ý lăng bị cải thành một ngôi mộ của một Quý nhân, nghĩa là Hán Hoàn Đế hoàn toàn tước bỏ danh hiệu Hoàng hậu của bà.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:桓帝懿献梁皇后讳女莹,顺烈皇后之女弟也。
- ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:顺烈梁皇后讳妠,大将军商之女,恭怀皇后弟之孙也。
- ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:商字伯夏,雍之子也。少以外戚拜郎中,迁黄门侍郎。永建元年,袭父封乘氏侯。
- ^ 《后汉纪校注·顺帝纪》:后,梁商女也。初,梁竦中子雍生商,商袭父爵为乘氏侯。商生三男四女:长曰冀,次曰不疑,次曰蒙;长女田,次〔妠〕(姬),即后也,次阿重。
- ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:闰月甲申,大将军梁冀潜行鸩弑,帝崩于玉堂前殿,年九岁。
- ^ 《后汉书·卷七·孝桓帝纪第七》:孝桓皇帝讳志,肃宗曾孙也。祖父河间孝王开,父蠡吾侯翼,母匽氏。翼卒,帝袭爵为侯。本初元年,梁太后征帝到夏门亭,将妻以女弟。会质帝崩,太后遂与兄大将军冀定策禁中,闰月庚寅,使冀持节,以王青盖车迎帝入南宫,其日即皇帝位,时年十五。太后犹临朝政。
- ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:因议立嗣,固引司徒胡广、司空赵戒,先与冀书曰:天下不幸,仍遭大忧。皇太后圣德当朝,摄统万机,明将军体履忠孝,忧存社稷,而频年之间,国祚三绝。今当立帝,天下重器,诚知太后垂心,将军劳虑,详择其人,务存圣明。然愚情眷眷,窃独有怀。远寻先世废立旧仪,近见国家践祚前事,未尝不询访公卿,广求群议,令上应天心,下合众望。且永初以来,政事多谬,地震宫庙,彗星竟天,诚是将军用情之日。传曰:‘以天下与人易,为天下得人难。’昔昌邑之立,昏乱日滋,霍光忧愧发愤,悔之折骨。自非博陆忠勇,延年奋发,大汉之祀,几将倾矣。至忧至重,可不熟虑!悠悠万事,唯此为大,国之兴衰,在此一举。冀得书,乃召三公、中二千石、列侯大议所立。固、广、戒及大鸿胪杜乔皆以为清河王蒜明德著闻,又属最尊亲,宜立为嗣。先是蠡吾侯志当取冀妹,时在京师,冀欲立之。众论既异,愤愤不得意,而未有以相夺,中常侍曹腾等闻而夜往说冀曰:“将军累世有椒房之亲,秉摄万机,宾客纵横,多有过差。清河王严明,若果立,则将军受祸不久矣。不如立蠡吾侯,富贵可长保也。”冀然其言,明日重会公卿,冀意气凶凶,而言辞激切。自胡广、赵戒以下,莫不慑惮之。皆曰:“惟大将军令。”而固独与杜乔坚守本议。冀厉声曰:“罢会。”固意既不从,犹望众心可立,复以书劝冀。冀愈激怒,乃说太后先策免固,竟立蠡吾侯,是为桓帝。
- ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:帝初为蠡吾侯,梁太后征,欲与后为婚,未及嘉礼,会质帝崩,因以立帝。明年,有司奏太后曰:“《春秋》迎王后于纪,在涂则称后。今大将军冀女弟,膺绍圣善。结婚之际,有命既集,宜备礼章,时进征币。请下三公、太常案礼仪。”奏可。于是悉依孝惠皇帝纳后故事,聘黄金二万斤,纳采雁、璧、乘马、束帛,一如旧典。建和元年六月始入掖庭,八月立为皇后。
- ^ 《后汉书·卷七·孝桓帝纪第七》:八月乙未,立皇后梁氏。
- ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:时,太后秉政而梁冀专朝,故后独得宠幸,自下莫得进见。后借姊兄荫势,恣极奢靡,宫幄雕丽,服御珍华,巧饰制度,兼倍前世。及皇太后崩,恩爱稍衰。后既无子,潜怀怨忌,每宫人孕育,鲜得全者。帝虽迫畏梁冀,不敢谴怒,然见御转稀。
- ^ 《后汉书·卷七·孝桓帝纪第七》:大将军梁冀谋为乱。八月丁丑………立皇后邓氏,追废懿陵为贵人冢。
- ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:至延熹二年,后以忧恚崩,在位十三年,葬懿陵。其岁,诛梁冀,废懿陵为贵人冢焉。