Lăng Yên các

là nơi thờ các công thần nhà Đường
(Đổi hướng từ Lăng Yên Các)

Lăng Yên các (giản thể: 凌烟阁; bính âm: Lingyan Gé), dịch tiếng Việt là gác Lăng Yên, là một ngôi lầu nhỏ nằm bên cạnh Điện Tam Thanh ở tây nam Thái Cực cung thuộc hoàng thành Trường An, nhà Đường. Tại đây vào ngày 23 tháng 3 năm 643,[1] tức năm Trinh Quan thứ 17 đời Đường Thái Tông, nhà vua đã ra lệnh cho họa sĩ Diêm Lập Bản vẽ tranh chân dung của 24 vị công thần khai quốc của nhà Đường lấy tên Nhị thập tứ công thần đồ (二十四功臣圖, Tranh vẽ 24 vị công thần) để treo tại ngôi lầu này nhằm tưởng nhớ công lao của những người đã góp phần xây dựng nhà Đường và khích lệ các quan lại đóng góp sức lực cho triều đình.

Các bức chân dung công thần tại Lăng Yên các được đặt trong 3 lớp. Lớp trong cùng là nơi treo tranh của các công thần giữ chức vụ thừa tướng hoặc tương đương, lớp thứ hai là nơi treo tranh các vị vương hầu có công và lớp thứ ba nằm ngoài cùng là nơi treo tranh các công thần khác. 24 người có chân dung tại Lăng Yên các gồm:

Công thần Thời gian sống Tước hiệu đương thời Ghi chú
Gian trong cùng
Trưởng Tôn Vô Kị 594-659 Triệu Quốc công
Lý Hiếu Cung 591-640 Triệu Quận vương
Đỗ Như Hối 585-630 Lai Quốc công
Ngụy Trưng 580-643 Trịnh Quốc công
Phòng Huyền Linh 579-648 Lương Quốc công
Cao Sĩ Liêm 575-647 Thân Quốc công
Uất Trì Kính Đức 585-658 Ngạc Quốc công
Lý Tĩnh 571-649 Vệ Quốc công
Gian giữa
Tiêu Vũ 575-648 Tống Quốc công
Đoạn Chí Huyền ?-642 Bao Quốc công
Lưu Hoằng Cơ 582-650 Quỳ Quốc công
Khuất Đột Thông 557-628 Tưởng Quốc công
Ân Khai Sơn ?-622 Vân Quốc công
Sài Thiệu ?-638 Tiêu Quốc công
Trưởng Tôn Thuận Đức ?-? Bi Quốc công
Trương Lượng ?-646 Vân Quốc công Thay tước vị của Ân Khai Sơn
Gian ngoài cùng
Hầu Quân Tập ?-643 Trần Quốc công
Trương Công Cẩn 594-632 Đàm Quốc công
Trình Tri Tiết 589-665 Lỗ Quốc công
Ngu Thế Nam 558-638 Vĩnh Hưng Huyện công
Lưu Chính Hội ?-635 Hình Quốc công
Đường Kiệm 579-656 Cử Quốc công
Tần Thúc Bảo ?—638 Hồ Quốc công Hộ Quốc Bình Thiên Vương
Lý Thế Tích 594 - 669 Anh Quốc công

Thư viện ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “兩千年中西曆轉換”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2009.