Lý thuyết hình thái đồng luân

Bản mẫu:Chuyên ngành

Bìa cuốn sách Homotopy Type Theory: nền tảng thống nhất của toán học.

Trong logic toánkhoa học máy tính, lý thuyết hình thái đồng luân (tiếng Anh: homotopy type theory, HoTT /hɒt/) đề cập đến các dòng phát triển khác nhau của lý thuyết hình thái trực giác, dựa trên việc diễn giải các hình thái như là các đối tượng mà lý thuyết đồng luân trừu tượng có thể áp dụng được.

Lịch sử

sửa

Tiền sử: mô hình groupoid

sửa

Ngày xửa ngày xưa, trong cộng đồng toán học lan truyền ý tưởng rằng các hình thái trong lý thuyết hình thái tăng cường cùng với các hình thái đẳng thức của chúng có thể được coi là các groupoid. Ý tưởng này được chính xác hóa lần đầu tiên vào năm 1998 bởi Martin Hofmann và Thomas Strerich trong bài báo "The groupoid interpretation of type theory", trong đó họ cho thấy rằng lý thuyết hình thái tăng cường có một mô hình trong phạm trù các nhóm.[1] Đây là mô hình đồng luân đầu tiên của lý thuyết hình thái, mặc dù chỉ là "1 chiều" (các mô hình truyền thống trong phạm trù tập hợp là "0 chiều đồng luân").

Lịch sử sơ khai: các phạm trù mô hình và groupoid bậc cao

sửa

Các mô hình cao chiều đầu tiên của lý thuyết hình thái tăng cường được xây dựng bởi Steve Awodey và sinh viên Michael Warren vào năm 2005 bằng cách sử dụng các phạm trù mô hình Quillen. Những kết quả này lần đầu tiên được trình bày trước công chúng tại hội nghị FMCS 2006 [2] trong đó Warren đã có một bài nói với tiêu đề "Homotopy models of intensional type theory", cũng đóng vai trò là bản cáo bạch luận án tiến sỹ của ông (hội đồng luận án là Awodey, Nicola Gambino và Alex Simpson). Một bản tóm tắt được lưu trong bản tóm tắt luận án của Warren.

Các khái niệm chính

sửa
Lý thuyết hình thái tăng cường Lý thuyết đồng luân
các hình thái   các không gian  
các đối tượng   các điểm  
   
hình thái phụ thuộc   thành thớ  
hình thái đẳng thức   không gian đường dẫn
  đường  
  đồng luân  

"Mệnh đề là hình thái"

sửa

HoTT sử dụng một phiên bản sửa đổi của diễn giải " mệnh đề là hình thái " của lý thuyết hình thái (diễn giải mà theo đó một hình thái là một mệnh đề và một đối tượng là một chứng minh của mệnh đề). Trong HoTT, không giống như trong diễn giải "mệnh đề là hình thái" tiêu chuẩn, "các mệnh đề đơn thuần" đóng một vai trò đặc biệt: đó là các hình thái có nhiều nhất một đối tượng, xê xích một đẳng thức mệnh đề.

Đẳng thức

sửa

Khái niệm cơ bản của lý thuyết hình thái đồng luân là đường dẫn. Trong HoTT, hình thái   là hình thái của tất cả các đường dẫn từ điểm   đến điểm  . (Do đó, một chứng minh cho thấy một điểm   bằng một điểm   cũng là một đường dẫn từ điểm   đến điểm  .) Với mọi điểm  , tồn tại một đường dẫn với hình thái  , tương ứng với tính chất phản xạ của đẳng thức. Một đường dẫn với hình thái   có thể được nghịch đảo, tạo thành một đường dẫn với hình thái  , tương ứng với tính chất đối xứng của đẳng thức. Hai đường dẫn với các hình thái   và.  có thể được nối, tạo thành một đường dẫn với hình thái  ; điều này tương ứng với tính chất bắc cầu của đẳng thức.

Sau đây, ta sẽ dùng đường thay cho đường dẫnloại thay cho hình thái.

Quan trọng nhất, cho trước một đường   và một chứng minh cho thuộc tính  , chứng minh đó có thể được chuyển dịch dọc theo đường   để cho ta một chứng minh của thuộc tính  . (Nói một cách tương đương, một đối tượng loại   có thể được biến thành một đối tượng loại  .) Điều này tương ứng với tính chất thay thế của đẳng thức. Ở đây, một sự khác biệt quan trọng giữa HoTT và toán học cổ điển xuất hiện. Trong toán học cổ điển, một khi đẳng thức giữa hai giá trị    đã được thành lập,    có thể được sử dụng thay thế cho nhau và sau đó không còn bất kỳ sự phân biệt nào giữa chúng. Tuy nhiên, trong lý thuyết hình thái đồng luân, có thể có nhiều đường khác nhau cùng có hình thái  , và chuyển dịch một đối tượng dọc theo hai đường khác nhau sẽ mang lại hai kết quả khác nhau (tức là ta có hai chứng minh khác nhau cho thuộc tính  ). Do đó, trong lý thuyết hình thái đồng luân, khi áp dụng thuộc tính thay thế, cần phải nêu đường dẫn nào đang được sử dụng.

Nói chung, một "mệnh đề" có thể có nhiều chứng minh khác nhau. (Ví dụ, hình thái tất cả các số tự nhiên, khi được coi là một mệnh đề, có một chứng minh tương ứng với mỗi số tự nhiên.) Ngay cả khi một mệnh đề chỉ có một chứng minh  , không gian các đường dẫn loại   có thể không tầm thường theo một cách nào đó. Một "mệnh đề đơn thuần" là bất kỳ hình thái nào hoặc là rỗng, hoặc là chỉ chứa một điểm với không gian đường dẫn tầm thường..

Lưu ý rằng ta viết   cho  , do đó ngầm hiểu có một hình thái   cho các đối tượng  . Đừng nhầm lẫn với  , biểu thị hàm đồng nhất trên  .

Hình thái tương đương

sửa

Hai hình thái    thuộc một vũ trụ   được định nghĩa là tương đương nếu tồn tại sự tương đương giữa chúng. Một sự tương đương là một hàm

 

có cả nghịch đảo trái và nghịch đảo phải, theo nghĩa với việc lựa chọn    phù hợp, các hình thái sau đây đều là inhabited:

 
 

tức là

 
 

Tiên đề univalence

sửa

Các ứng dụng

sửa

Chứng minh định lý

sửa

HoTT cho phép các chứng minh toán học được dịch sang ngôn ngữ lập trình máy tính dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Cách tiếp cận này cung cấp tiềm năng cho máy tính để kiểm tra các chứng minh khó.[3]

Lập trình máy tính

sửa

Xem thêm

sửa
  • Phép tính xây dựng
  • Tương ứng Curry-Howard
  • Lý thuyết hình thái trực giác
  • Giả thuyết đồng luân
  • Univalent foundations

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hofmann, Martin; Streicher, Thomas (1998). “The groupoid interpretation of type theory”. Trong Sambin, Giovanni; Smith, Jan M. (biên tập). Twenty Five Years of Constructive Type Theory. Oxford Logic Guides. 36. Clarendon Press. tr. 83–111. ISBN 978-0-19-158903-4. MR 1686862.
  2. ^ Foundational Methods in Computer Science, University of Calgary, June 7th - 9th, 2006
  3. ^ Meyer, Florian (ngày 3 tháng 9 năm 2014). “A new foundation for mathematics”. R&D Magazine. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2014.

Thư mục

sửa
  • The Univalent Foundations Program (2013). Homotopy Type Theory: Univalent Foundations of Mathematics. Princeton, NJ: Institute for Advanced Study.
  • Awodey, S.; Warren, M. A. (January 2009). "Homotopy Theoretic Models of Identity Types". Mathematical Proceedings of the Cambridge Philosophical Society. 146 (1): 45–55. arXiv:0709.0248
  • Awodey, Steve (2012). "Type Theory and Homotopy" (PDF). In Dybjer, P.; Lindström, Sten; Palmgren, Erik; et al. (eds.). Epistemology versus Ontology. Logic, Epistemology, and the Unity of Science. Springer. pp. 183–201.
  • Awodey, Steve (2014). "Structuralism, Invariance, and Univalence". Philosophia Mathematica. 22 (1): 1–11.
  • Hofmann, Martin; Streicher, Thomas (1998). "The groupoid interpretation of type theory". In Sambin, G.; Smith, J.M. (eds.). Twenty Five Years of Constructive Type Theory. Clarendon Press. pp. 83–112.
  • Rijke, Egbert (2012), Homotopy Type Theory (PDF) (Master's).
  • Voevodsky, Vladimir (2006), A Very Short Note on Homotopy Lambda Calculus
  • Voevodsky, Vladimir (2010), The Equivalence Axiom and Univalent Models of Type Theory, arXiv:1402.5556
  • Warren, Michael A. (2008). Homotopy Theoretic Aspects of Constructive Type Theory

Đọc thêm

sửa
  • David Corfield (2020), Modal Homotopy Type Theory: The Prospect of a New Logic for Philosophy, Oxford University Press.

Liên kết ngoài

sửa