Lý Trung (李忠) là một nhân vật trong Thủy Hử của Thi Nại Am (có thuyết cho rằng đây là bút danh khách của La Quán Trung). Ông là một trong 108 vị anh hùng Lương Sơn, ngoại hiệu Đả Hổ Tướng. Lý Trung là sư phụ đầu tiên của Sử Tiến.

Đả Hổ Tướng Lý Trung
Lý Trung - tranh Utagawa Kuniyoshi
Hồi 4 - thắng Chu Thông, Lý Trung được nhường ngôi chủ núi Đào Hoa
Tên
Giản thể 李忠
Phồn thể 李忠
Bính âm Lǐ Zhōng
Địa Tích Tinh.
Tên hiệu Đả Hổ Tướng
Vị trí 86, Địa Tích Tinh
Xuất thân Múa gậy bán thuốc
Quê quán Hào Châu (Trừ Châu, An Huy)
Chức vụ Bộ Quân Tướng Hiệu
Binh khí Siêu đao, gậy dài.
Xuất hiện Hồi 2 [1]

Nguyên hình lịch sử

sửa

Cuộc đời

sửa

Xuất thân

sửa

Lý Trung quê ở Hào Châu (Trừ Châu, An Huy) nghề múa gậy bán thuốc. Thủy Hử mô tả ông cao bảy thước, râu dài, tay lớn quen dùng gậy dài. Dáng người to lớn, vạm vỡ.

Lên Lương Sơn

sửa

Lý Trung có quen thân với Hoa Hòa thượng Lỗ Trí Thâm. Một lần Lý Trung bị Tiểu Bá Vương Chu Thông chặn cướp giữa đường, vì thấy võ công của Lý Trung cao cường nên Chu Thông tôn làm chủ sơn trại. Có lần Lý Trung gặp Lỗ Trí Thâm, Lý Trung có ý muốn mời Lỗ Trí Thâm Làm chủ sơn trại nhưng Lỗ Trí Thâm từ chối. Được Lỗ Trí Thâm giới thiệu với Tống Giang, Chu Thông và Lý Trung cùng nhau lên Lương Sơn trong trận đánh Hô Diên Chước. Sau này ông đã lập rất nhiều công trong trận đánh Phương Lạp.

Chinh chiến

sửa

Sau này trong trận đánh Phương Lạp, ở ải Dục Linh, Lư Tuấn Nghĩa sai Sử Tiến,Trần Đạt,Dương Xuân, Thạch Tú, Lý Trung,Tiết Vĩnh điểm 5.000 quân tiến đánh Bàng Vạn Xuân. Kết quả, Sử Tiến bị Bàng Vạn Xuân bắn chết. Lôi Quýnh, Kế Tắc bất thình lình hiện ra trên sườn núi, quân Bàng Vạn Xuân quăn đá, liện gai, bắn tên, đá rơi ngay đầu Lý Trung khiến ông tử trận cùng Sử Tiến, Trần Đạt, Dương Xuân, Thạch Tú, Tiết Vĩnh. Chỉ còn hơn trăm lính cùng Lư Tuấn Nghĩa trở về.

Trong Đãng Khấu Chí

sửa

Tại hồi 58, Vân Thiên Bưu cử Lý Thành đến trại Tống Giang kiêu chiến, Tống Công Minh cử Tào Chính và Lý Trung ra đánh, mật kế giả thua để nhử Lý Thành vào trại bắt sống. Nào ngờ cả 2 mê đánh mà quên kế hoạch, Tào Chính bị Lý Thành quật cho một thương trúng yết hầu mà chết lăn dưới ngựa. Lý Trung bị bắt sống.[2]

Nhận xét

sửa

Trong văn hóa

sửa

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ dựa theo bản dịch Thủy Hử 70 hồi của Á Nam Trần Tuấn Khải
  2. ^ Đãng Khấu Chí, tập 4 NXB Đà Nẵng.