Lý Thanh Vân

người sống thọ nhất trong lịch sử

Lý Thanh Vân (giản thể: 李清云; phồn thể: 李清雲; bính âm: Lǐ Qīngyún) hay Lý Khánh Viễn (3 tháng 5 năm 1677 - 6 tháng 5 năm 1933) là một người buôn bán thảo dược, võ sĩ, và cố vấn binh lược người Trung Quốc, được biết đến với tuổi thọ giả thiết là cực cao.[4][5] Ông tuyên bố sinh vào năm Càn Long thứ nhất (1736), trong khi đó những hồ sơ lý lịch gây tranh cãi lại đưa ra là năm Khang Hi thứ 16 (1677). Cả hai tuổi thọ được tuyên bố là 197 và 256 năm đều vượt xa tuổi thọ đã được xác nhận là lâu nhất là 122 năm 164 ngày thuộc về một phụ nữ người Pháp Jeanne Calment. Ngày sinh thực sự của ông chưa từng được xác định và những tuyên bố của ông đã bị ngành lão khoa bác bỏ, coi đó như là một chuyện hoang đường.[6]

Lý Thanh Vân
李清雲
Lý Thanh Vân tại dinh thị của Tổng tư lệnh Quốc dân Cách mệnh Quân Dương SâmVạn Châu, Tứ Xuyên năm 1927
Sinh3 tháng 5 năm 1677
Tứ Xuyên, Nhà Thanh Đế quốc Thanh
Mất6 tháng 5 năm 1933 (256 tuổi)
Tứ Xuyên, Trung Quốc Trung Hoa Dân Quốc
Dân tộcHoa
Nổi tiếng vìTuyên bố tuổi thọ cực cao và những thực hành tâm linh bằng phương pháp thảo dược
Chiều cao7 ft (210 cm)[1]
Phối ngẫu24[2][3]

Tiểu sử

sửa

Lý Thanh Vân sinh vào một ngày không xác định rõ tại Kỳ Giang, Tứ Xuyên, Đại Thanh.[7]

Ông sống phần lớn cuộc đời ở những vùng núi và có kỹ năng khí công.[7] Ông làm nghề buôn bán các loại thảo dược linh chi, củ khởi, nhân sâm mọc hoang, hà thủ ô đỏrau má cùng với các loài thảo mộc khác của Trung Quốc, và sống bằng chế độ ăn uống các loài thảo mộc và rượu gạo.[8]

Ở Tứ Xuyên người ta cho rằng Lý Thanh Vân đã biết đọc viết từ khi còn là một đứa trẻ, và vào sinh nhật lần thứ 10 ông đã đi đến Cam Túc, Sơn Tây, Tây Tạng, Việt Nam, Thái LanMãn Châu để thu thập thảo mộc, và tiếp tục công việc này trong một thế kỷ, trước khi chuyển sang bán những thảo mộc do người khác hái.[9]

Sau khi đến Khai huyện, giả thiết cho rằng Lý Thanh Vân đã 72 tuổi vào lúc đó, tức năm 1749, ông gia nhập vào quân đội của tư lệnh cấp tỉnh Yeuh Jong Chyi, trở thành một võ sư và một cố vấn chiến thuật.[7]

Năm 1927, tổng tư lệnh của Quốc dân Cách mệnh Quân Dương Sâm (揚森) đã mời ông về dinh thự của mình ở Vạn Châu, Tứ Xuyên.[7]

Thủ lĩnh quân phiệt Trung Quốc Ngô Bội Thu (吳佩孚) đã đem ông về nhà để cố nghiên cứu bí mật về cách sống thọ 250 năm.[9]

Ông qua đời vào ngày 6 tháng 5 năm 1933 tại Khai huyện, Tứ Xuyên, Trung Hoa Dân Quốc và chết trước người vợ thứ 24 lúc ấy đã 60 tuổi.[3][9] Lý Thanh Vân được cho là có hơn 200 con cháu và sống lâu hơn 23 bà vợ của ông.[2][3] Mặc dù các nguồn khác công bố rằng ông có 180 con cháu với hơn 11 thế hệ vẫn còn sống tại thời điểm ông qua đời và 14 cuộc hôn nhân.[7][9]

Sau khi ông mất, Dương Sâm đã viết một báo cáo về ông, Nhất cá nhị bách ngũ thập tuế trường thọ lão nhân đích chân thật ký tái (一个250岁长寿老人的真实记载), trong đó mô tả: "Ông có thị lực tốt và sải chân lanh lợi; Lý cao 7 feet, móng tay dài, và làn da hồng hào."[1][7]

Tuổi thọ

sửa

Trong khi Lý Thanh Vân tuyên bố ông sinh năm 1736, thì một giáo sư đại học Thành Đô, Ngô Chung Kiệt (Wu Chung-Chieh), đã khẳng định rằng Thanh Vân sinh năm 1677; theo một bài báo của New York Times năm 1930, Ngô Chung Kiệt đã khám phá ra những tài liệu của chính phủ Hoàng gia Trung Hoa từ năm 1827 đã chúc mừng Lý Thanh Vân nhân dịp sinh nhật thứ 150, những tài liệu sau này cũng chúc mừng sinh nhật lần thứ 200 của ông vào năm 1877.[10] Năm 1928, một phóng viên của tờ New York Times viết rằng nhiều người cao niên xóm giềng của Lý Thanh Vân khẳng định rằng ông nội của họ đã biết cụ Lý từ khi còn là những cậu nhóc, lúc đó Thanh Vân đã là một người trưởng thành.[11]

Tuy nhiên, một phóng viên của tờ The New York Times viết rằng: "Rất nhiều người gặp qua ông đều nói rằng nhìn ông chẳng khác gì những người sinh sau ông hai thế kỉ cả."[9] Thêm vào đó, những nhà nghiên cứu ngành lão khoa đã xem qua mức tuổi thọ này và tỏ ra thái độ cực kỳ hoài nghi; theo đó tần số ngưỡng tuổi không thể vượt qua (tức tỉ lệ không thể sống qua năm sau) ngày càng tăng khi số tuổi càng lớn, từ 65% ở ngưỡng 110-111 tuổi, đến 98% ở tuổi 115, và 100% ở ngưỡng 120+.[6] Điều này hàm ý rằng "những số liệu thống kê này là giả do sai sót trong khâu quản lý số liệu tuổi thọ". Các nhà nghiên cứu đã gọi sự tự nhận của ông là "hoang đường" và đồng thời cũng cho rằng mức tuổi thọ của ông, 256 tuổi, là bằng  , mà 8 là con số may mắn ở Trung Quốc, nói chung là họ cho rằng con số đó là bịa đặt.[6] Ngoài ra, mối liên hệ giữa số tuổi của Lý Thanh Vân khai với những bài tập khí công, chế độ dinh dưỡng của ông đã đưa ra lý do khác để nghi ngờ; những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng "những dạng huyền thoại này [kiểu tu tập theo triết lý hoặc tôn giáo để một người đạt được trường thọ] rất phổ biến ở vùng Viễn Đông".[6]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Yang, Sen. A Factual Account of the 250 Year-Old Good-Luck Man. Taipei, TW: Chinese and Foreign Literature Storehouse.
  2. ^ a b Harris, Timothy (2009). Living to 100 and Beyond. ACTEX Publications. tr. 70. ISBN 978-1-56698-699-1.
  3. ^ a b c Miami Herald (ngày 12 tháng 10 năm 1929). “Living forever”. The Evening Independent.
  4. ^ “史上第一長壽!256歲的李青雲 長壽秘訣只有一個字”. Likenews.tw. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “256歲娶24妻 李慶遠長壽秘訣公開 | 即時新聞 | 20130927 | 蘋果日報”. Appledaily.com.tw. ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ a b c d Young Robert D.; Desjardins Bertrand; McLaughlin Kirsten; Poulain Michel; Perls Thomas T. (2010). “Typologies of Extreme Longevity Myths”. Current Gerontology and Geriatrics Research. 2010: 1–12. doi:10.1155/2010/423087. PMC 3062986. PMID 21461047.
  7. ^ a b c d e f Yang, Jwing-Ming (1989). Muscle/Tendon Changing and Marrow/Brain Washing Chi Kung: The Secret of Youth (PDF). YMAA Publication Centre. ISBN 0-940871-06-8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.
  8. ^ Castleman, Michael; Saul Hendler, Sheldon (1991). The healing herbs: the ultimate guide to the curative power of nature's medicines. Rodale Press. tr. 206. ISBN 978-0-87857-934-1.
  9. ^ a b c d e “Li Ching-Yun Dead”. The New York Times. ngày 6 tháng 5 năm 1933.
  10. ^ “Tortoise-Pigeon-Dog”. Time. ngày 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2016.
  11. ^ Ettington, Martin K. (2008). Immortality: A History and How to Guide: Or How to Live to 150 Years and Beyond. Martin Ettington. tr. 43. ISBN 978-1-4404-6493-5.