Điểu thương thủ
Điểu thương thủ (chữ Hán: 鳥槍手, tiếng Anh: Musketeer, tiếng Pháp: Mousquetaire), còn gọi là lính pháo thủ (tại Việt Nam, chữ Nôm:砲手), điểu súng thủ (鳥銃手) hay lính điểu thương, lính hỏa mai, là một danh từ để chỉ những người lính thời cận đại với trang bị vũ khí là súng hỏa mai (điểu thương). Hầu hết điểu thương thủ là lính bộ binh, tuy nhiên cũng có một số đơn vị điểu thương thủ là lính kỵ binh. Mặc dù có nguồn gốc từ châu Á, điểu thương thủ lại từng là một phần cực kỳ quan trọng trong quy chế quân đội châu Âu cận đại cho đến khi súng trường hiện đại (rifle) thay thế súng hỏa mai trong vai trò hỏa lực. Mặc dù vậy, thuật ngữ lính điểu thương (tiếng Đức: Musketier) vẫn còn được dùng như danh xưng truyền thống trong Quân đội Đế quốc Đức cho đến tại Thế chiến thứ nhất.
Nguồn gốc
sửaMặc dù phát minh ra thuốc súng từ rất sớm, mãi đến thế kỷ XIV, người Trung Quốc mới bắt đầu chế tạo súng điểu thương như là một loại hỏa lực cá nhân và trang bị chúng cho một số đơn vị nhỏ. Súng chỉ đơn giản gồm một nòng nhẵn làm một ống kim loại một đầu bịt chặt, kết hợp với một bệ cầm súng bằng gỗ. Thuốc súng và đạn được nạp qua miệng; thuốc súng được đốt qua một lỗ nhỏ (lỗ đốt) khoét ở bên cạnh; cơ cấu điểm hỏa bằng dây cháy chậm hoặc đá lửa.
Các đơn vị điểu thương thủ đầu tiên xuất hiện vào thời nhà Minh (1368 - 1644)[1] và sau đó là nhà Thanh (1644 - 1911). Những người lính điểu thương này được phiên chế trong một đơn vị gọi là Thần cơ doanh. Tuy nhiên, học thuyết quân sự Trung Quốc truyền thống thường ít xem trọng các đơn vị Thần cơ doanh, vì vậy lính điểu thương hiếm khi giữ vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự.
Trong quyển Thần Khí Phổ của Triệu Sĩ Trinh viết năm 1598 có mô tả các đơn vị bộ binh của Ottoman dùng súng hỏa mai làm vũ khí, cũng như các mô tả về tư thế ngồi bắn (kneeling shot) của người Ottoman và Trung Quốc, đánh dấu sự xuất hiện của lính điểu thương tại châu Âu. Tuy nhiên, mãi sau một thời gian dài, ở châu Âu mới có các mô tả về súng hỏa mai.
Tại Ấn Độ, pháo thủ trở thành một phần của quân đội Ấn Độ từ sau khi họ sản xuất được súng hỏa mai vào năm 1519. Lính pháo thủ là một bộ phận quan trọng trong phòng thủ để chống lại lực lượng Chiến Tượng phổ biến thời bấy giờ. Người Ấn luôn xếp pháo thủ vào đội hình dự bị cho bộ binh, kỵ binh và tượng binh của họ.
Tại châu Âu
sửaTrong quân đội Tây Ban Nha, các Tercio là các đội bộ binh lớn của Tây Ban Nha lúc bấy giờ có tớ̀i 3000 người bao gồm cả lính cầm thương và pháo thủ. Lực lượng như vậy có thể bù đắp các khuyết điểm cho nhau: bộ binh cầm thương đánh cận chiến và các lính pháo thủ dùng ưu thế của vũ khí tầm xa để chiến đấu ở cự ly xa hơn. Nó có phần giống đội hình Phalanx khi cận chiến nhưng vẫn hiệu quả khi ở cự ly xa. Các lực lượng pháo thủ người Tây Ban Nha thời kỳ này đã có bước phát triển mạnh cho đến khi họ bị Người Pháp đánh bại và bắt mất vua của họ vào năm 1525.
Streltsy (Tiếng Nga: Стрельцы) là các đơn vị phòng ngự người Nga vào thế kỷ 16 đến gần thế kỷ 19 trang bị của họ là súng, họ còn được gọi là Strelets. Các đơn vị Strelty đầu tiên do vị Sa hoàng nổi tiếng của Nga là Ivan bạo chúa đề xuất thành lập vào giữa những năm 1545 - 1550. Họ được thấy lần đầu trong trận vây thành Kazan năm 1552. Những người phục vụ trong lực lượng này có nghĩa vụ phục vụ suốt đời và phải trung thành tuyệt đối với cấp trên.
Sau sự kiện Sophia Alekseyevna mùa thu năm 1689, chính quyền Sa hoàng Pyotr Đại đế đã thực hiện 1 quá trình cải cách lực lượng Streltsy và chính trị.
Sau đó là thoài trào của Streltsy, các lực lượng này dần bị giải tán hoặc sáp nhập vào các lực lượng bộ binh khác còn các quân nhân bị trả về nhà của họ. Các đơn vị Streltsy cuối cùng bị giải tán là vào những năm 1720, tuy nhiên, ở một vài thành phố, các đơn vị này vẫn còn hoạt động cho đến hết thế kỷ 18.
Tại Pháp, pháo thủ là một trong những quy chế quân đội của bộ binh hoàng gia hay còn gọi là Maison du Roi. Họ bắt đầu phục vụ vào năm 1622 cho vua Louis XIII khi ông cho bổ sung vào các đơn vị khinh kỵ (kỵ binh hạnh nhẹ - carabiniers được cha của Louis là vua Henry IV thành lập) các khẩu súng hỏa mai. Các lính pháo thủ trong quân đội Pháp lúc bấy giờ xuất hiện trên cả hai binh chủng bộ binh và kỵ binh
Do chỉ là các đơn vị nhỏ hoặc đơn vị dự bị cho quân đội Hoàng Gia nên các pháo thủ không được hoàng gia tin dùng lắm. Do tính chất của mình, các đơn vị pháo thủ dần được mở rộng ra cho các tầng lớp thấp hơn trong xã hội Pháp, nó không còn là đặc quyền của các quý tộc nữa, các thanh niên là nam của các gia đình có uy tín đều có thể tham gia thành Ngự Lâm Pháo Thủ (Mousquetaire du Roi). Do sự mở rộng này mà tạo nên 2 huyền thoại của các lính Ngự Lâm người Pháp: lực lượng Dragoon và tiểu thuyết "Ba chàng lính Ngự Lâm".
Ở Thụy Điển, vua Gustav II Adolf được xem là người tạo ra các chiến thuật chiến tranh với các lực lượng pháo thủ lớn. Với những cải cách của mình, vua Gustav II Adolf đã tạo ra một phong cách mới trong chiến tranh và nhanh chóng, nó trở thành 1 chuẩn trong các cuộc chiến sau này.
"Red coat" (vì quân Anh mặc áo choàng màu đỏ) tạo ra một đế quốc lớn nhất trong lịch sử nhân loại - Đế quốc Anh (bây giờ hay được biết đến với tên Vương Quốc Liên Hiệp Anh - United Kingdom).
Ban đầu lính pháo thủ của Anh chỉ là một lực lượng khá thô sơ và được bảo trợ bởi công ty Đông Ấn tại Ấn Độ và một vài quý tộc uy tính. Các áo khoác của họ có nhiều màu sắc tùy thuộc vào lực lượng họ đang phục vụ.
Tham khảo
sửa- ^ Chase 2003, p. 141.