Lê Quan Giảng[1] (28 tháng 6 năm 1932 – ?) là nhà ngoại giao và chính khách người Việt Nam, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa,[2] Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Singapore và các chức vụ khác.

Lê Quan Giảng
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
14 tháng 4 năm 1975 – 28 tháng 4 năm 1975
Tiền nhiệmKhông rõ
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa thứ 2 tại Singapore
Nhiệm kỳ
1968–1973
Tiền nhiệmTạ Thái Bảo (Đại biện)
Kế nhiệmTrương Bửu Điện
Thông tin cá nhân
Sinh28 tháng 6, 1932 (92 tuổi)
Chợ Lớn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpChính khách, nhà ngoại giao

Tiểu sử

sửa

Lê Quan Giảng sinh ngày 28 tháng 6 năm 1932[3][4] (có thuyết nói là ngày 20 tháng 8) ở Chợ Lớn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[5]

Ông từng sang Pháp du học hồi còn trẻ. Sau đó, ông tốt nghiệp Học viện Chính trị (tiếng Pháp: Instituts d'Etudes Politiques) vào năm 1956 và Học viện Quan hệ Quốc tế Cao cấp (tiếng Pháp: Institut des hautes études internationales) tại Đại học Paris vào năm 1958.[6]

Sau khi trở về nước, ông bắt đầu tham gia công tác trong ngành ngoại giao. Năm 1961, ông là Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao.[6] Từ năm 1961 đến năm 1964, ông lên làm Bí thư thứ hai Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Philippines.[6] Từ năm 1964 đến năm 1965, ông giữ chức Bí thư thứ hai và Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản.[6] Từ năm 1965 đến 1968, ông trở thành Đổng lý Văn phòng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa.[6] Từ năm 1968 đến năm 1973, ông là Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Singapore.

Năm 1973, cựu Tổng trưởng Bộ Thông tin Trương Bửu Điện kế nhiệm ông lên làm Tổng Lãnh sự mới.[7] Tháng 5 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, thay thế Đại sứ Phạm Đặng Lâm.[8]

Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn thành lập nội các mới, ông được mời làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cho đến khi từ chức vào ngày 28 tháng 4 cùng năm. Không rõ số phận ông ra sao kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975.

Đời tư

sửa

Ông đã lập gia đình và có ít nhất ba người con.[3][5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “南越國慶” [Ngày Quốc khánh Nam Việt Nam]. Nam Dương thương báo (bằng tiếng Trung). 3 tháng 11 năm 1968. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ Asian Almanac (bằng tiếng Anh). 13. V.T. Sambandan. 1975.
  3. ^ a b John Victor Morais (1973). Who's who in Malaysia and Guide to Singapore (bằng tiếng Anh). 9. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “Michael Gianglequang (United States Public Records, 1970-2009)”. FamilySearch. 17 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ a b Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Vietnam Press. tr. 251. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ a b c d e Salceano, Oscar (1969). World Free Peoples: Biographical, Monographical (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 4). Liviu Mireanu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ “South Vietnam's new envoy”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). 27 tháng 2 năm 1973. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ Foreign Broadcast Information Service (1973). Daily Report: Asia & Pacific, issue 89-100 (bằng tiếng Anh). tr. 17. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
Chức vụ ngoại giao
Tiền vị:
Không rõ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa
1975
Kế vị:
Cuối cùng
Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ
Tiền vị:
Tạ Thái Bảo (Đại biện)
Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa thứ 2 tại Singapore
1968 – 1973
Kế vị:
Trương Bửu Điện