Lê Duy Mật (1927–2015) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng

Lê Duy Mật
Sinh1927
Quảng Thanh, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Mất20 tháng 10, 2015
Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậcThiếu tướng
Đơn vịQuân khu 2
Chỉ huyChiến dịch Nặm Thà
Chiến dịch MB-84
Tham chiếnKháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mỹ
Xung đột biên giới Việt–Trung

Tiểu sử

sửa

Lê Duy Mật sinh năm 1927 ở xã Quảng Thanh ngày nay, khi đó thuộc tổng Phù Lưu, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.[1] Trước năm 1945, ông tham gia Thanh niên Cứu quốc, hoạt động ở địa bàn Chiến khu Đông Triều dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Nguyễn Bình. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia quân đội, đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn 42 Trung Dũng, chiến đấu chống quân Pháp ở nhiều địa phương thuộc Quân khu Tả Ngạn.[2][3]

Năm 1962, ông là đặc phái viên tham gia Chiến dịch Nặm Thà. Năm 1963, ông vào Nam, lần lượt làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn U Minh[4], rồi Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng các quân khu T2 (Quân khu 8) và T3 (Quân khu 9), tham gia chỉ huy nhiều trận đánh, chiến dịch quan trọng như trận Mỹ Tho (1968), trận Kampot (1974), chiến dịch phản công biên giới Tây Nam (1979),...

Năm 1984, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu 2 kiêm Tư lệnh tiền phương quân khu[5][6], Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Tuyên, trực tiếp đối đầu với lực lượng Trung Quốc hơn mọi mặt cả về quân số và trang bị.[7][8][9] Một trong số những trận đánh khốc liệt nhất là trận đánh ngày 12 tháng 7 năm 1984, nằm trong Chiến dịch MB-84 phản công quân đội Trung Quốc chiếm đóng các điểm cao ở khu vực Vị Xuyên.[10][11][12][13] Có khoảng thời gian ông ốm nặng phải đi viện.[14]

Sau khi nghỉ hưu, ông cư trú ở Ba Đình (Hà Nội). Ông qua đời ngày 20 tháng 10 năm 2015 tại nhà riêng.[1]

Tặng thưởng

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 từ trần”. Báo Công an nhân dân. 23 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ Bút Ngữ (2000). Anh Ngạn: ký sự về khu tả ngạn sông Hồng những năm 1951-1955. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 105.
  3. ^ Quân khu 3 (1995). Trung đoàn 42 Trung Dũng. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 194.
  4. ^ Phạm Văn Trà; Duy Tường (2009). Đời chiến sĩ. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
  5. ^ Nguyễn Văn Được; Duy Tường (26 tháng 2 năm 2021). “42 năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc (2.1979 - 2.2021): Chiến đấu phòng ngự ở Hà Giang”. Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ Ngọc Bái (16 tháng 2 năm 2022). “Chuyến lên chốt phát hiện ra điều kỳ lạ”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ Thái Sinh (26 tháng 2 năm 2019). “Những nhà văn trên mặt trận phía Bắc”. Trang thông tin điện tử Người làm báo Hưng Yên. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ Bùi Đức Toàn (3 tháng 2 năm 2021). “Những kỷ niệm với Trung tướng Phạm Hồng Cư”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ Nguyễn Hồng Vinh (9 tháng 8 năm 2022). “Chuyện về một vị tướng khiêm nhường”. Báo Hưng Yên. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ Hoàng Đức Vượng (13 tháng 7 năm 2019). “Nguyện ước chiến hào”. Báo Yên Bái. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ Phạm Thục (16 tháng 7 năm 2022). “Tháng 7 ở Vị Xuyên: Mùa tưởng vọng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ Trang Anh (26 tháng 7 năm 2022). “Nhớ lời thề người lính Vị Xuyên”. Báo Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  13. ^ Phạm Thục (27 tháng 7 năm 2019). “Hà Giang - mùa thương khó”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  14. ^ Quốc Phong (17 tháng 2 năm 2017). “Chiến tranh biên giới phía Bắc: Trận chiến khốc liệt cuối cùng 30 năm trước”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.