Lâm phần (tiếng Anhː forest stand) là một khoảnh rừng mà đặc trưng kết cấu bên trong (kết cấu tầng gỗ bên trên, đặc tính của thực vật thân gỗ, cây bụi, thân thảo và rêu dưới tán rừng,...) đồng nhất và khác biệt rõ nét với các khoảnh rừng xung quanh.[1][2]

Lâm phần, đồng nhất kết cấu

Phân loại

sửa

Theo mục đích kinh doanh, nghiên cứu khoa học, người ta phân loại lâm phần bằng các chỉ tiêu khác nhau, nhưng chủ yếu chỉ dựa vào các thông tin liên quan của loài cây rừng chủ đích tại lâm phần đó, thường là các loài cây gỗ lớn trong kinh doanh rừng.[3]

Nguồn gốc

sửa

Nguồn gốc lâm phần phản ánh nguyên nhân phát sinh của mỗi lâm phần. Các lâm phần có nguồn gốc khác nhau có những đặc trưng kết cấu, giá trị kinh tế và mục đích kinh doanh khác nhau. Dựa vào nguồn gốc có thể chia thành các loại sau:

  • Lâm phần tự nhiên
  • Lâm phần nhân tạo
  • Lâm phần chồi
  • Lâm phần hạt

Tổ thành

sửa

Tổ thành lâm phần biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây gỗ lớn có chủ đích kinh doanh trong lâm phần. Tùy theo số lượng loài cây có mặt trong lâm phần mà chia thành các loại lâm phần: thuần loài (có 1 loài cây duy nhất) và hỗn giao (có từ 2 loài cây trở lên).

Tuổi

sửa

Tuổi lâm phần là nhân tố cấu trúc về mặt thời gian, phản ánh giai đoạn sinh trưởng phát triển của lâm phần theo cây rừng có chủ đích kinh doanh tại lâm phần. Tuổi của lâm phầm chủ yếu áp dụng và hiệu quả phân loại chính xác đối với các loại rừng trồng. Cấp tuổi của rừng trồng lại phụ thuộc vào đặc điểm tốc độ sinh trưởng nhanh hoặc chậm của từng loài cây trồng rừng có thời gian ngăn hay dài:

  • Cấp tuổi 1: lâm phần rừng non
  • Cấp tuổi 2: lâm phần rừng sào
  • Cấp tuổi 3: lâm phần rừng trung niên
  • Cấp tuổi 4: lâm phần rừng gần thành thục
  • Cấp tuổi 5: lâm phần rừng thành thục
  • Cấp tuổi 6: lâm phần rừng quá thành thục

Tuổi của lâm phầm cũng không phải là yếu tố đồng nhất để tách biệt lâm phần riêng, do vậy đôi khi nhân tố này lại được dùng mô tả cho đặc điểm về mặt thành phần thời gian của lâm phần: lâm phần khác tuổi và lâm phần đều tuổi.

Các vấn đề trong lâm học nhiệt đới

sửa

Ở các nước nhiệt đới, rừng mưa nhiệt đới là rừng hỗn giao khác tuổi, dạng rừng rất phức tạp, thường có nhiều tầng không tách biệt, rừng khép tán cả theo chiều thẳng đứng. Vì vậy nó ít đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khái niệm lâm phần.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hà Chu Chữ (trưởng ban biên tập); Thuật ngữ Lâm nghiệp; Nhà xuất bản Nông nghiệp (1996); Trang 236.
  2. ^ Nyland, Ralph D. (2007). Silviculture: concepts and applications, 2nd ed. Prospect Heights: Waveland Press.
  3. ^ Vũ Tiến Hinh (chủ biên) - Phạm Ngọc Giao; Điều tra rừng (giáo trình Đại học Lâm nghiệp Việt Nam); Nhà xuất bản Nông nghiệp (1997); Trang 80-83