Krông Pắc

Huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk
(Đổi hướng từ Krông Pắc, Đắk Lắk)

Krông Pắc (còn được viết là Krông Pắk) là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Krông Pắc
Huyện
Huyện Krông Pắc
Thị trấn Phước An, huyện lỵ của huyện Krông Pắc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Lắk
Huyện lỵthị trấn Phước An
Trụ sở UBND305, đường Giải Phóng, thị trấn Phước An
Phân chia hành chính1 thị trấn, 15 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐinh Xuân Diệu
Chủ tịch HĐNDVõ Túc
Bí thư Huyện ủyTrần Hồng Tiến
Địa lý
Tọa độ: 12°42′41″B 108°18′26″Đ / 12,71139°B 108,30722°Đ / 12.71139; 108.30722
MapBản đồ huyện Krông Pắc
Krông Pắc trên bản đồ Việt Nam
Krông Pắc
Krông Pắc
Vị trí huyện Krông Pắc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích625,81 km²
Dân số (2023)
Tổng cộng241.519 người
Mật độ331 người/km²
Dân tộcKinh, Êđê, Tày, Nùng, M'nông, Bru - Vân Kiều, H'Mông...
Khác
Mã hành chính654[1]
Biển số xe47-M1-M2 47-AK
Số fax0500.3.522.267
Websitekrongpac.daklak.gov.vn

Tên huyện theo chữ Êđê là Krông Pač (đọc là cờ-rông pách) chữ "č" (c có dấu á (ă) tương tự chữ ch trong tiếng Việt), ví dụ Cư Huê là Čư Huê (Čư là núi).[2] Tên gọi này được đặt theo tên của sông Krông Pắc, một trong hai phụ lưu hợp thành của sông Krông Ana, đồng thời là phụ lưu cấp 2 của sông Srêpốk.

Địa lý

sửa

Huyện Krông Pắc nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, có vị trí địa lý:

Huyện Krông Pắc có diện tích 625,81 km², dân số năm 2023 là 241.519 người, gồm các dân tộc: Kinh, Êđê, Tày, Nùng, M'nông, Vân kiều, H'Mông... Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 65%.

Hành chính

sửa

Huyện Krông Pắc có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phước An (huyện lỵ) và 15 xã: Ea Hiu, Ea Kênh, Ea Kly, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Đông, Hòa Tiến, Krông Búk, Tân Tiến, Vụ Bổn.

Lịch sử

sửa

Năm 1923, tỉnh Darlac được thành lập và được đặt dưới quyền cai trị của một công sứ Pháp. Ban đầu, dưới chính quyền cấp tỉnh không phân thành các cấp hành chính như ở miền xuôi, mà chỉ có các tòa đại lý hành chính quản lý theo vùng. Mãi đến năm 1931, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Tây Nguyên, tương tự như các quận ở Nam Kỳ. Tỉnh Darlac gồm 5 quận: Buôn Mê Thuộc, Buôn Hồ, Lăk, Đăk Song, M'Đrăk, với 440 buôn làng.

Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Darlac có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Trong đó, quận Ban Mê Thuột có 4 tổng, quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng, quận M’Đrak có 4 tổng, quận Đak Song có 2 tổng và quận Buôn Hồ có 4 tổng.

Năm 1959, quận M'Đrak bị giải thể. Trong đó, 2 tổng Krong Hinh và Krong Jing được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa để thành lập quận Khánh Dương thuộc tỉnh Khánh Hòa, còn 2 tổng Ea Bar và Krong Pa được sáp nhập vào tỉnh Phú Yên để thành lập quận Phú Đức thuộc tỉnh Phú Yên.

Sau năm 1975, quận Phước An sáp nhập với quận Khánh Dương (thuộc tỉnh Khánh Hòa) thành huyện Krông Pắc, gồm 19 xã: Cư Kty, Ea Bhốk, Ea Kar, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Ktur, Ea Trang, Ea Trul, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Hiệp, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Hòa Tiến, Khuê Ngọc Điền, Krông Bông, Krông Búk và Krông Jing.

Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 230-CP[3]. Theo đó, tách 2 xã: Krông Jing và Ea Trang để thành lập huyện M'Drắk. Huyện Krông Pắc còn lại 17 xã.

Ngày 20 tháng 4 năm 1978, thành lập 3 xã: Hòa Thành, Hòa Tân và Hòa Phong.[4]

Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chia xã Ea Yiêng thành 2 xã: Ea Yiêng và Ea Uy.[5]

Ngày 19 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 75-HĐBT[6]. Theo đó:

  • Tách 3 xã: Ea Bhôk, Ea Ktur và Hòa Hiệp để thành lập huyện Krông Ana (nay 3 xã này thuộc huyện Cư Kuin)
  • Tách 9 xã: Cư Kty, Ea Trul, Hòa Lễ, Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Tân, Hòa Thành, Khuê Ngọc Điền và Krông Bông để thành lập huyện Krông Bông.

Huyện Krông Pắc còn lại 9 xã: Ea Kar, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Tiến và Krông Búk.

Ngày 12 tháng 11 năm 1983, chia xã Ea Kuăng thành 3 xã: Ea Kuăng, Ea Phê và Ea Hiu.[7]

Ngày 13 tháng 9 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 108-HĐBT[8]. Theo đó, chuyển xã Ea Kar về huyện Ea Kar mới thành lập.

Huyện Krông Pắc còn lại 10 xã: Ea Hiu, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Tiến và Krông Búk.

Trong giai đoạn 1988-1994, huyện thành lập thêm 3 đơn vị hành chính: thị trấn Krông Pắc và 2 xã Ea Kênh, Tân Tiến.

Ngày 21 tháng 1 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 08/CP[9]. Theo đó, chuyển xã Hòa Đông thuộc thành phố Buôn Ma Thuột về huyện Krông Pắc quản lý.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 71-CP[10]. Theo đó:

  • Chia xã Krông Búk thành 3 xã: Krông Búk, Ea Kly và Vụ Bổn
  • Đổi tên thị trấn Krông Pắc thành thị trấn Phước An.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết 22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông[11], huyện Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lăk, bao gồm 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.

Ngày 30 tháng 8 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 800/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Phước An là đô thị loại IV.[12]

Kinh tế - xã hội

sửa

Kinh tế

sửa

Huyện có thế mạnh là diện tích đất đỏ Bazan để phát triển cây cà phê. Đây là một trong những nơi đầu tiên được du nhập cây cà phê với đồn điền Ca Da do người Pháp xây dựng.

Giáo dục

sửa

Huyện Krông Pắk có ngành giáo dục phát triển mạnh với 23 trường mẫu giáo mầm non, 51 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở trực thuộc Phòng Giáo dục.

Du lịch

sửa

Trên địa bàn huyện có Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác đang trong giai đoạn thi công.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “La Gi là 'la di', Cư Kuin là 'chư quynh'.
  3. ^ “Quyết định 230-CP năm 1977 về việc chia huyện Krông Buk thành huyện Krông Buk và huyện Ea Sup và chia huyện Krông Pắc thành huyện Krông Pắc và huyện M'Drắk thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  4. ^ “Quyết định 72-BT năm 1978 về việc thành lập một số xã mới thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  5. ^ “Quyết định 72-HĐBT năm 1981 phân vạch địa giới một số xã của huyện Ea H'Leo và huyện Krông Pách thuộc tỉnh Đắc Lắc”.
  6. ^ “Quyết định 75-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới của huyện và thị xã Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắc Lắc”.
  7. ^ “Quyết định 131-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới xã Ea Kuăng, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”.
  8. ^ “Quyết định 108-HĐBT năm 1986 về việc thành lập huyện Ea Kar thuộc tỉnh Đăk Lăk”.
  9. ^ “Nghị định 08/CP năm 1995 về việc thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  10. ^ “Nghị định 71-CP năm 1996 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, các xã thuộc các huyện Krông Pắc, M'Drắk, Krông Nô và đổi tên thị trấn Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”.
  11. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”.
  12. ^ “Quyết định 800/QĐ-BXD năm 2012 về việc công nhận thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk là đô thị loại IV”.