Kōtetsu (tàu bọc thép Nhật)

(Đổi hướng từ Kotetsu)

Kōtetsu (甲鉄 (Giáp Thiết)? đúng nghĩa là "Bọc thép) sau này đổi tên là Azuma (? "Đông")tàu chiến bọc thép đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Đóng tại Bordeaux, Pháp vào năm 1864 cho Hải quân Liên minh Hoa Kỳ dưới tên gọi CSS Stonewall. Nó được chính phủ Nhật mua lại từ Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1869 dưới dạng tàu bọc thép mang mũi đâm tàu. Kōtetsu đóng vai trò quan trọng trong trận Hải chiến vịnh Hakodate và tháng 5 năm 1869 giúp đánh giấu sự kết thúc cuộc chiến tranh Minh Trị Duy tân và ổn định sự hình thành của cuộc Duy Tân Minh Trị

Kōtetsu, tàu chiến bọc thép đầu tiên của Nhật khi còn dưới tên CSS Stonewall khoảng năm 1865
Lịch sử
Xưởng đóng tàu Arman Brothers, Bordeaux, Pháp
Đặt lườn 1863
Hạ thủy ngày 21 tháng 6 năm 1864
Trưng dụng ngày 3 tháng 2 năm 1869 bởi Nhật Bản
Nhập biên chế ngày 25 tháng 10 năm 1864
Xuất biên chế ngày 28 tháng 1 năm 1888
Số phận Bị tháo dỡ,
Ghi chú Nhiên liệu: Than, 95 Tấn (Anh)
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu chiến bọc thép mang mũi đâm tàu
Trọng tải choán nước 1,358 tấn
Chiều dài 193,5 ft (59,0 m) tổng thể
Sườn ngang 31,5 ft (9,6 m)
Mớn nước 14 ft 3 in (4,34 m)
Động cơ đẩy 1.200 hp (890 kW) đông cơ hai pittông
Tốc độ 10,5 kn (19,4 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 135
Vũ khí
  • 1 × Pháo Armstrong 300 pdr (136 kg)
  • 2 × Pháo Armstrong 70 pdr (32 kg)
  • 1 x Súng Gatling
Bọc giáp
  • Giáp đai, 89 đến 124 mm (3,5 đến 4,9 in)
  • Tháp pháo, 124 mm (4,9 in)

Con tàu cùng lớp của nó chiếc Cheops được bán cho Hải quân Phổ, trở thành tàu Prinz Adlbert &Prinz Adalbert.

Nguồn gốc

sửa
 
Kế hoạch

Con tàu ban đầu được đặt tên là Sphynx (hay Sphinx),[1][2] và được đóng cho Hải quân Liên minh Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến Mỹ

Vào tháng 6 năm 1863 John Slidell, ủy viên Liên minh Hoa Kỳ tại Pháp, đã xin có cuộc gặp riêng với Hoàng đế Napoléon III nhằm đặt hàng tàu chiến bọc thép \ đóng tại Pháp cho chính phủ Liên minh. Việc bán tàu chiến cho một bên tham chiến là trái pháp luật Pháp nhưng Sidell và đặc vụ James D. Bulloch tin rằng hoàng đế Pháp sẽ biết cách lách luật của chính nước của ông dễ dàng hơn so với việc nhờ chính phủ Anh. Napoleon III đồng ý việc đóng tàu bọc thép tại Pháp với điều kiện là đích đến của chúng được giữ bí mật.[3] Một tháng sau cuộc gặp, Bullock kí hợp đồng với Lucien Arman, một kĩ sư hàng hải quan trọng của Pháp và cận thần của hoàng đế Napoleon III. Hợp đồng bao gồm hai tàu bọc thép trang bị mũi đâm tàu nhằm mục đích phá vòng vây phong tỏa của quân Liên Minh. Để tránh bị nghi ngờ, súng của các tàu được sản xuất riêng ở Anh và các tàu được đặt tên là CheopsSphynx để thổi vào tin đồn rằng chúng được đóng cho Hải quân Ai Cập.[4]

Tuy nhiên, trước khi việc chuyển giao con tàu được thực hiện, một nhân viên văn thư của xưởng đã đưa cho văn phòng sứ quán Mỹ tại Paris tài liệu cho thấy Arman đã sử dụng phương thức trái pháp luật để có giấy phép trang bị vũ khí cho các tàu này và hiện tại đang liên lạc với đặc vụ phe Liên Minh.[5] Áp lực từ Mỹ buộc chính phủ Pháp phải chặn việc bán hai con tàu cho phe Liên Minh nhưng Arman kịp bán bất hợp pháp hai con tàu này cho Đan Mạch và Phổ lúc đó đang đối đầu trong cuộc chiến tranh Schleswig lần thứ hai. Cheops được bán cho Phổ với tên Prinz Adlbert&Prinz Adalbert, trong khi Sphynx được bán cho Đan Mạch dưới tên Stærkodder.

Chiếc Stærkodder được điều khiển bởi thủy thủ Đan Mạch và nó rời Bordeaux để tiến hành chạy thử nghiệm vào ngày 21 tháng 6 năm 1864. Trong lúc thủy thủ đoàn chạy thử nghiệm, giai đoạn cuối của cuộc đàm phán giữa Bộ Hải quân Đan Mạch và xưởng L'Arman được tiến hành. Căng thẳng về giá và bồi thường từ L'Arman cho một số vấn đề bao gồm việc giao hàng muộn dẫn đến cuộc đàm phán bị hủy bỏ vào ngày 30 tháng 10. Mặc dù vậy, chính phủ Đan Mạch từ chối trả con tàu đưa ra lý do là có sự nhầm lẫn trong việc đàm phán.[6][7]

Sự nghiệp dưới tên CSS Stonewall

sửa
 
Mũi tàu
 
Cận cảnh
 
Góc nhìn ngang

Vào ngày 6 tháng 1 năm 1865, con tàu tiếp nhận thủy thủ đoàn Liên minh tại Copenhagen dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Thomas Jefferson Page[8] và được đưa vào hoạt động dưới tên CSS Stonewall khi còn ở trên biển.[6]

Sự xuất hiện của chiếc Stonewall tại Mỹ gây lo lắng cho phe Liên Minh buộc họ phái hai tàu USS KearsargeUSS Sacramento đi để đánh chặn nó lại nhưng không thành công. Sau khi tiếp tế vật tư và thủy thủ tại Quiberon, Pháp, chiếc Stonewall bị rò rỉ nước buộc thuyền trưởng Page phải dừng tại Tây Ban Nha để sửa chữa. Vào tháng 2 và tháng 3, chiếc Sacramento cùng với chiếc USS Niagara được phái đi theo dõi chiếc Stonewall trong khi nó đang neo đậu ở A Coruña. Ngày 24 tháng 3, thuyền trưởng Page thách chiến hai chiếc tàu gỗ của hải quân Hợp chủng quốc buộc chúng phải rút lui do sợ giao tranh với tàu bọc thép sau thảm họa trong Trận Hampton Roads. Nhận thấy kẻ thù đã chạy trốn, Thuyền trưởng Page đã đưa tàu đến Lisbon với dự định vượt Đại Tây Dương và tấn công tại Cảng Royal, Nam Carolina lúc đó là căn cứ của cuộc tấn công của Thiếu tướng Sherman vào Nam Carolina.[8]

Chiếc Stonewall đến Nassau vào ngày 6 tháng 5 rồi tiếp tục đến Havana, Cuba nơi Thuyền trưởng Page nghe được tin tức về việc kết thúc chiến tranh. Ông quyết định bán chiếc tàu cho Tổng chỉ huy quân Tây Ban Nha tại Cuba với trị giá $16 000 bấy giờ.[9] Con tàu sau đó được bán lại cho chính quyền Hoa Kỳ với giá tương đương. Con tàu được tạm thời ngừng hoạt động tại một bến tàu của Hải quân Mỹ cho đến khi nó được rao bán cho chính quyền Mạc phủ.

Sự nghiệp ở Nhật

sửa

Kōtetsu đến cảng Shinagawa vào tháng 4 năm 1868,[10] và được giao cho chính quyền Mạc Phủ nhằm củng cố quá trình hiện đại hóa lục quân và hải quân của họ. Mạc phủ đã trả trước $30 000 với một khoảng $10 000 sẽ được trả nốt sau khi nhận được tàu. Khi cuộc chiến tranh nổ ra giữa phe theo Mạc phủ và phe theo Thiên Hoàng, các cường quốc phương Tây liền đứng ở thế trung lập, gọi về các cố vấn quân sự của họ tại Nhật và ngừng việc giao bất kì quân trang bao gồm cả việc giao Kōtetsu cho Mạc phủ. Mạc dù con tàu đang cập bến dưới cờ Nhật, Bộ trưởng thường trú Mỹ tại Nhật lúc bấy giờ Robert B. Van Valkenburg đã ra lệnh cho tàu được đặt dưới sự chỉ huy của thủy thủ đoàn của một hải đội Mỹ đang đóng quân tại đó ngay khi cập cảng Nhật.[11]

 
Kōtetsu dẫn đầu chiến tuyến, tại Trận hải chiến Hakodate.

Kōtetsu cuối cùng được giao cho chính phủ Minh Trị vào tháng 2 năm 1869. Tháng sau, Kōtetsu ngay lập tức được phái đi cùng với bảy tàu chiến hơi nước khác đến đảo phía bắc Hokkaidō, để chiến đấu với tàn quân của lực lượng Tokugawa đang được cựu cố vấn quân sự Pháp giúp đỡ để thành lập nước Cộng hòa Ezo độc lập ở đó. Với vai trò là kỳ hạm, nó được Shiro Nakajimo chỉ huy và điều khiển bởi 150 thủy thủ.[10] Vào ngày 25 tháng 3 năm 1869, trong trận hải chiến vịnh Miyako, Kōtetsu đã đẩy lùi thành công một đợt tấn công bất ngờ bởi tàu phiến quân Kaiten (dẫn đầu bởi những người sống sót của hội Shinsengumi), chủ yếu nhờ vào khẩu súng Gatling trên tàu.

Sau đó, Kōtetsu tham gia vào cuộc xâm lược của Hokkaidō và nhiều cuộc giao chiến khác trong trận hải chiến vịnh Hakodate. Sau khi kết thúc Chiến tranh Boshin, Kōtetsu được đổi tên thành Azuma vào ngày 7 tháng 12 năm 1872. Nó đã tham gia vào cuộc đàn áp cuộc nổi loạn Saga và trong cuộc thám hiểm Đài Loan năm 1874. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1874, Kōtetsu mắc cạn tại Kagoshima trong một cơn bão, nhưng đã được cứu vớt và sửa chữa tại Quân xưởng Hải quân Yokosuka.

Kōtetsu được giao nhiệm vụ bảo vệ Nagasaki trong Trận Saga (1874) và Kobe trong Trận Seiman (1877).[10] Trong cuộc nổi loạn Satsuma, Kōtetsu được giao nhiệm vụ bảo vệ Biển nội địa Seto. Năm 1879, Kōtetsu được đưa vào phi đội thường trực trong Trạm Hải quân Takai.[12] Năm năm sau, con tàu được chỉ định là kỳ hạm của hải đội và tiếp tục nghĩa vụ quân sự cho đến ngày 28 tháng 1 năm 1888 khi nó được chuyển sang nhiệm vụ không chiến đấu trong cảng rồi sau đó bị loại khỏi đăng bạ và bị tháo dỡ trong năm.[12]

Kotetsu được trang bị tốt với súng ngang sườn, và được coi là "đáng gờm" và "không thể chìm" trong thời gian của mình. Nó có thể chịu liên tiếp những cú đánh trực tiếp mà không sợ lớp áo giáp của mình bị xuyên thủng và có thể chiến thắng bất kỳ tàu chiến gỗ nào. Do đó, Nhật Bản đã được trang bị một chiếc tàu chiến bọc thép tiên tiến chỉ mười năm sau khi ra mắt tàu chiến bọc thép đi biển đầu tiên trong lịch sử, chiếc Gloire của Hải quân Pháp được hạ thủy năm 1859.

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Schafer, p. 805.
  2. ^ Register of ships of the U.S. Navy, 1775–1990: major combatants Karl Jack Bauer, Stephen S. Roberts p.47
  3. ^ Case and Spencer, pp. 429–433.
  4. ^ Case and Spencer, pp. 435–439.
  5. ^ Case and Spencer, pp. 437–439.
  6. ^ a b Steensen, Robert Steen. Vore Panserskibe [Our Armoured Vessels]. Marinehistorisk Selskab, Copenhagen, Denmark: 1968. pp. 178–195. Steensen là một cựu chỉ huy thuộc Hải quân Hoàng gia Đan Mạch. Phiên bản dịch tiếng Anh bởi Søren Nørby có thể được tìm thấy ở http://milhist.dk/vabnet/the-armoured-ram-staerkodder/ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “milhist.dk” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ Both the Stærkodder and Stonewall commissionings can be considered valid through international maritime law as illustrated by Captain Thomas J. Page; "customarily, a ship is held to be commissioned when a commissioned officer appointed to her has gone on board of her and hoisted the colors appropriated to the military marines." Page, Thomas J. "The Career of the Confederate Cruiser Stonewall". Southern Historical Society Papers, Volume VII, Number 6. Richmond, Virginia: 1879. Pages 263–280.
  8. ^ a b Schafer, p.805.
  9. ^ Schafer, p. 806.
  10. ^ a b c Letter from Susumu Nishiura, Staff-in-Chief, War History Room, Ministry of Defense, Japan, to Faith Kravitz, Eleutherian Mills, Hagley Museum, Delaware, USA dated Sept. 25, 1965, available at https://archive.org/details/KravitzNishiuraLtrJapanese/
  11. ^ Free, Early Japanese Railways 1853–1914: Engineering Triumphs That Transformed Meiji-era Japan, Tuttle Publishing, 2008 (
  12. ^ a b Id.

Chú thích

sửa
  • End of the Bakufu and Restoration in Hakodate 函館の幕末・維新 (Japanese). ISBN 4-12-001699-4.
  • Bisbee, Saxon T. (2018). Engines of Rebellion: Confederate Ironclads and Steam Engineering in the American Civil War. Tuscaloosa, Alabama: University of Alabama Press. ISBN 978-0-81731-986-1.
  • Canney, Donald L. (1993). The Old Steam Navy: The Ironclads, 1842–1885. 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-586-8.
  • Case, Lynn M. and Warren F. Spencer. The United States and France: Civil War Diplomacy. Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1970.
  • Chesneau, Roger; Kolesnik, Eugene M. biên tập (1979). Conway's All the World's Fighting Ships 1860–1905. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-8317-0302-4.
  • Jentschura, Hansgeorg; Jung, Dieter; Mickel, Peter (1977). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869–1945. Annapolis, Maryland: United States Naval Institute. ISBN 0-87021-893-X.
  • Olmstead, Edwin; Stark, Wayne E.; Tucker, Spencer C. (1997). The Big Guns: Civil War Siege, Seacoast, and Naval Cannon. Alexandria Bay, New York: Museum Restoration Service. ISBN 0-88855-012-X.
  • Scharf, J. Thomas (1977). History of the Confederate States Navy From its Organization to the Surrender of its Last Vessel . New York: Fairfax Press. ISBN 0-51723-913-2.
  • Silverstone, Paul H. (2006). Civil War Navies 1855–1883. The U.S. Navy Warship Series. New York: Routledge. ISBN 0-415-97870-X.
  • Still, William N. Jr. (1985). Iron Afloat: The Story of the Confederate Armorclads . Columbia, South Carolina: University of South Carolina Press. ISBN 0-87249-454-3.

Liên kết ngoài

sửa