Chiếc Kokusai Ki-76 là một kiểu máy bay cánh đơn được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng như là máy bay liên lạctrinh sát mục tiêu pháo binh trong Thế Chiến II. Đôi khi chúng còn được sử dụng trong vai trò chống tàu ngầm. Phe Đồng Minh đặt tên cho kiểu máy bay này là Stella.

Kokusai Ki-76
KiểuMáy bay liên lạc/trinh sát
Hãng sản xuấtKokusai
Chuyến bay đầu tiêntháng 5 năm 1941
Được giới thiệu1942
Khách hàng chínhLục quân Đế quốc Nhật Bản

Thiết kế và phát triển

sửa

Vào năm 1940, Lục quân Đế quốc Nhật Bản yêu cầu Nippon Kokusai Koku Kogyo sản xuất một kiểu máy bay trinh sát mục tiêu pháo binh và liên lạc. Kết quả là kiểu Ki-76 chịu ảnh hưởng và trông tương tự như chiếc Fieseler Fi 156 "Storch" của Đức, cho dù không phải là một bản sao chính xác.[1]

Giống như chiếc Storch, Ki-76 là một kiểu máy bay cánh đơn có cánh đóng cao và bộ càng đáp cố định không xếp được. Tuy nhiên, thay vì trang bị kiểu cánh nắp có rãnh như chiếc máy bay Đức, Ki-76 lại được trang bị kiểu cánh nắp Fowler, cũng như loại động cơ bố trí hình tròn Hitachi Ha-42 thay cho loại động cơ thẳng hàng Argus As 10 trên chiếc Storch.

Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào tháng 5 năm 1941. Chiếc nguyên mẫu Ki-76 được cho là thành công khi được đánh giá so sánh với một chiếc Fi-156 kiểu mẫu, và được yêu cầu đưa vào sản xuất dưới tên gọi Máy bay Chỉ huy Liên lạc Lục quân Kiểu 3 vào tháng 11 năm 1942.[2]

Lịch sử hoạt động

sửa

Chiếc Ki-76 phục vụ với vai trò máy bay trinh sát mục tiêu pháo binh và máy bay liên lạc cho đến hết chiến tranh. Những chiếc Ki-76 còn được sử dụng như là máy bay chống tàu ngầm[3], hoạt động từ tàu sân bay hộ tống Akitsu Maru của Lục quân Nhật, được trang bị móc hãm và mang theo hai bom chống ngầm 60 kg (132 lb).[4]

Các nước sử dụng

sửa
  Nhật Bản

Đặc điểm kỹ thuật (Ki-76)

sửa
 
Kokusai Ki-76

Tham khảo: Encyclopedia of Military Aircraft[5]

Đặc tính chung

sửa

Đặc tính bay

sửa

Vũ khí

sửa
  • 1 x súng máy 7,7 mm (0,303 in) gắn trên buồng lái phía sau
  • 2 x mìn 60 kg (132 lb) trên một số phiên bản chống tàu ngầm

Tham khảo

sửa
  1. ^ Francillion 1970, p.147
  2. ^ Francillion 1970, p.148.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ Francillion 1970, p.148-149.
  5. ^ Jackson, Robert, The Encyclopedia of Military Aircraft, Parragon, 2002. ISBN 0-75258-130-9
  • Francillon, R.J. Japanese Aircraft of the Pacific War. London: Putnam, 1970. ISBN 370 00033 1.
  • Jackson, Robert, The Encyclopedia of Military Aircraft, Parragon, 2002. ISBN 0-75258-130-9

Liên kết ngoài

sửa

Nội dung liên quan

sửa

Máy bay tương tự

sửa

Trình tự thiết kế

sửa

Ki-67 - Ki-70 - Ki-74 - Ki-76 - Ki-77 - Ki-78 - Ki-78

Danh sách liên quan

sửa