Kinh điển Phật giáo sơ kỳ
Kinh điển Phật giáo sơ kỳ (thuật ngữ tiếng Anh: Early Buddhist texts - EBT), hay Kinh văn Phật giáo sơ kỳ, là một khái niệm học thuật để chỉ hệ thống các kinh văn song song được chia sẻ bởi các tông phái Phật giáo sơ khai. Những tài liệu EBT được nghiên cứu rộng rãi nhất là bốn Bộ kinh (Nikayas) văn hệ Pali đầu tiên, cũng như các Āgama Hán văn tương ứng.[1][2][3][4] Tuy nhiên, một số học giả cũng đã chỉ ra rằng một số Luật tạng, như Patimokkha của các tông phái Phật giáo khác nhau, cũng như một số tài liệu A-tì-đạt-ma sơ kỳ cũng có thể được xếp vào nhóm EBT.[5][6]
Bên cạnh các bộ Đại tạng bằng tiếng Pali và chữ Hán, còn có các bộ sưu tập rời rạc các tài liệu EBT bằng tiếng Phạn, tiếng Khotanese, tiếng Tây Tạng và tiếng Gāndhārī. Các nghiên cứu hiện đại về Phật giáo tiền tông phái sơ khai thường dựa vào học thuật so sánh sử dụng các nguồn kinh văn Phật giáo sơ kỳ khác nhau này.[7]
Nhiều học giả nghiên cứu Phật học khác nhau như Richard Gombrich, Akira Hirakawa, Alexander Wynne và AK Warder cho rằng các kinh văn Phật giáo sơ kỳ chứa những thông tin có thể được truy tìm về chính Đức Phật lịch sử hoặc ít nhất là về những năm đầu của Phật giáo tiền tông phái.[8][9][10] Theo học giả Nhật Bản Akira Hirakawa, "bất kỳ nỗ lực nào để xác định những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật lịch sử đều phải dựa trên tài liệu này." [11]
Trong Phật giáo Đại thừa, những văn bản này đôi khi được gọi là kinh văn "Tiểu thừa" (sa. Hīnayāna) hoặc "Thanh văn thừa" (sa. Śrāvakayāna) và không được coi là tác phẩm Đại thừa.
Tổng quan
sửaCác thể loại khác nhau của các kinh văn Phật giáo sơ kỳ bao hàm trong Kinh tạng và Luật tạng, gồm các hình thức văn xuôi (sūtra), các thể loại thơ (như gāthā và udāna), hoặc hỗn hợp văn xuôi và thơ (geya), các mẫu đề (matika).... Phần lớn kinh văn Phật giáo sơ kỳ thuộc thể loại "sutta". Chúng thường được tập hợp thành nhóm "Kinh tạng" trong Tam tạng (Tripitaka), chứa đựng nội dung giáo lý, tâm linh và triết học. Trong cả các hệ kinh văn Bộ kinh (Nikayas) và A-hàm (Agamas), hầu hết các kinh văn trong phần kinh tạng có sự tương đồng rất đáng kể.
Các kinh văn trong EBT được các học giả hiện đại phỏng đoán có nguồn từ nhiều tông phái Phật giáo khác nhau, chủ yếu từ hai tông phái Theravada và Sarvāstivāda, nhưng có thể từ các kinh văn của các tông phái Dharmaguptaka, Mahāsāṅghika, Mahīśāsaka, Mūlasarvāstivāda, cũng như các kinh văn không chắc chắn khác.[5]
Theo Oskar von Hinüber, mục đích chính của việc thành lập EBT là để "bảo tồn và bảo vệ một truyền thống chính thống". Ông nói thêm rằng nỗ lực bảo tồn kinh văn này chịu ảnh hưởng bởi truyền thống bảo tồn kinh văn Vệ Đà của giới Bà-la-môn.[12] Theo ghi nhận của von Hinüber, những kinh văn này cũng cung cấp những dữ kiện lịch sử của Ấn Độ cổ đại, chẳng hạn như trong Mahāparinibbānasuttanta, kể lại sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn. Các bài kinh văn sơ kỳ hầu như luôn luôn mở đầu bằng cách giới thiệu vị trí địa lý của sự kiện mà chúng mô tả, bao gồm các địa danh cổ, luôn được đặt trước cụm từ "như vậy tôi đã nghe" (evaṃ me sutaṃ).
Những bằng chứng văn bản từ các truyền thống khác nhau cho thấy rằng từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, những khác biệt nhỏ đã phát triển giữa các tài liệu song song này và những khác biệt này phản ánh "mối liên hệ giữa tông phái, truyền thống địa phương, môi trường ngôn ngữ, chữ viết không chuẩn hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những yếu tố này".[13]
Truyền khẩu
sửaNhững kinh văn sơ kỳ ban đầu được truyền qua các phương pháp truyền khẩu. Theo Marcus Bingenheimer, sau khi Thích-ca Mâu-ni qua đời, các kinh văn lưu lại lời dạy của Ngài được các đệ tử truyền khẩu bằng phương ngữ Trung Ấn-Aryan (Prakrit). Trong khi nhánh Nam truyền đến ổn định với trung tâm tại Sri Lanka, kinh văn sơ kỳ của nhánh này được lập cố định bằng thành văn tự Pāli;,thì ở Ấn Độ và Trung Á, các kinh văn sơ kỳ của nhánh Bắc truyền liên tiếp được Phạn ngữ hóa và / hoặc dịch sang các ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Tokharian, Khotanese, Sogdian và Tây Tạng. Ngoài ra, các kinh văn Phật giáo mới ở Ấn Độ, ít nhất là từ thế kỷ thứ 3 trở đi, được soạn trực tiếp bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn. Do đó, các bản viết tay từ truyền thống Bắc truyền, đặc biệt là các bản thảo xuất xứ từ Trung Á, thường bằng tiếng Prakrit (đặc biệt là Gāndhārī) hoặc một số dạng không chuẩn của tiếng Phạn, đôi khi được gọi là tiếng Phạn Phật giáo, một giai đoạn trung gian giữa một số tiếng Phạn và tiếng Phạn tiêu chuẩn.[14]
Học giả Mark Allon cũng lưu ý rằng, có nhiều lý do vì sao các học giả hiện đại cho rằng các kinh văn này đã được truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Chúng bao gồm các bằng chứng từ chính bản thân các kinh văn cho thấy rằng chúng phải được ghi nhớ và đọc thuộc lòng, thiếu bất kỳ bằng chứng nào (cho dù là khảo cổ học hay trong chính các kinh văn) rằng chữ viết đã được sử dụng để bảo tồn các kinh văn này, cũng như các đặc điểm phong cách của chính các kinh văn đó.[15]
Một đặc điểm quan trọng giúp nhận dạng các kinh văn Phật giáo sơ kỳ là các đặc điểm hình thức phản ánh nguồn gốc của chúng là văn học truyền khẩu, chẳng hạn như việc sử dụng các công thức lặp lại và tu từ.[16] Các đặc điểm văn phong khác bao gồm: sử dụng nhiều từ đồng nghĩa, các cụm từ và đoạn văn được tiêu chuẩn hóa, các câu tóm tắt tương tự, các mẫu đề và những khung tiêu chuẩn cho chuyện kể.[17]
Những nét văn phong này trái ngược với những tác phẩm sau này như kinh điển Đại thừa, vốn chứa đựng những cấu trúc phức tạp hơn, khó ghi nhớ hơn. Ngoài ra, các EBT luôn mô tả bối cảnh nằm trong lịch sử các địa phương cổ của Ấn Độ, không giống như nhiều tác phẩm Đại thừa sau này, mô tả bối cảnh các bài giảng của Đức Phật trong các cõi trời hoặc các hoàn cảnh siêu nhiên khác.[18]
Các kinh văn Phật giáo sơ kỳ được cho là được bảo tồn bởi dòng truyền thừa của các Bhāṇaka, những nhà sư chuyên ghi nhớ và đọc thuộc lòng các bộ kinh văn cụ thể,[19] trước khi chúng được lập thành văn tự kể từ sau thế kỷ 1 trước Công nguyên. Theo Alexander Wynne, mặc dù không có bằng chứng cho việc các kinh văn được lập thành văn tự trước thời Aśoka, nhưng không nên đánh giá thấp tính chính xác của việc truyền khẩu. Cộng đồng Phật giáo sơ kỳ chịu ảnh hưởng truyền thống bảo tồn kinh điển Vệ-đà của giới Ba-la-môn, vốn có một lượng lớn các văn bản khó, nguyên văn, bằng một ngôn ngữ cổ xưa hơn một nghìn năm. Các tăng sĩ Phật giáo cũng đồng thời phát triển những kỹ thuật ghi nhớ mới, dựa trên việc đồng tụng (saṅgīti), từ đó xây dựng một phương cách truyền khẩu riêng. Các kinh văn cũng thể hiện rằng phương pháp này đã được sử dụng, và hình thức thực tế đã cho thấy rằng nó đã được sử dụng trên một quy mô lớn.[10]
Một số học giả như Wynne và Analayo thì cho rằng những kinh văn này được ghi nhớ ở dạng cố định, được đọc lại nguyên văn (trái ngược với các hình thức văn học truyền miệng khác, như sử thi) và điều này đã được khẳng định trong các buổi đồng tụng (nơi có rất ít chỗ cho sự ngẫu hứng), trong khi những người khác cho rằng chúng có thể được biểu diễn theo những cách thơ mộng và ngẫu hứng hơn (LS Cousins, Rupert Gethin) thông qua việc sử dụng các danh sách hoặc công thức cơ bản.[20]
EBT cũng cho thấy ảnh hưởng của các kinh văn Vệ Đà, bao gồm việc áp dụng một khuôn mẫu thơ Vệ Đà, cũng như các hình thức tổ chức (sử dụng chủ đề và số lượng). EBT chia sẻ thuật ngữ và ý tưởng tương tự với các kinh văn Vệ Đà.[21] Một số trường hợp thường được dùng để dẫn chứng như sự chia sẻ một số ẩn dụ và hình tượng nhất định trong Kinh Tăng chi bộ với bộ kinh Vệ đà Bṛhadāraṇyaka Upaniṣad (VD: AN 8.157 và. Bṛhadāraṇyaka 2.4.11).[5]
Bối cảnh và thời điểm
sửaVề bối cảnh, EBT thường mô tả thế giới quan của thời kỳ đô thị hóa thứ hai trong lịch sử Ấn Độ, trong đó có các thị trấn và làng mạc, các thành bang và tiểu quốc (mahajanapadas) quy mô nhỏ, với mức độ đô thị hóa thấp hơn so với thời kỳ Đế quốc Maurya.[10] Như vậy, EBT mô tả vùng Đồng bằng sông Hằng trong giai đoạn trước thời kỳ trỗi dậy của đế chế Nanda, đế chế hùng mạnh đã thống nhất tất cả các tiểu quốc Ấn Độ trong thế kỷ thứ 4.[5]
Chúng cũng miêu tả Pataliputra như là ngôi làng nhỏ của Pataligama, trong khi về sau nơi này trở thành thủ đô của đế chế Maurya và là thành phố lớn nhất ở Ấn Độ.[5] Các kinh văn không đề cập đến Ashoka nhưng có đề cập đến lãnh tụ Kỳ na giáo (Tirthankara) Mahavira (hay còn gọi là Nātaputta), người cùng thời với Đức Phật.[5]
Các học giả Brahmali và Sujato đã lưu ý rằng EBT cũng mô tả một nền kinh tế địa phương quy mô nhỏ, trong thời kỳ trước khi thành lập các mạng lưới giao dịch đường dài.[22] Theo ghi nhận của von Hinüber, những thiếu sót của bất kỳ đề cập nào đến thời kỳ Đế quốc Maurya trong EBT như Mahāparinibbānasuttanta, trái ngược với các kinh văn Phật giáo hậu kỳ khác có đề cập đến chúng, cũng là bằng chứng về thời điểm tiền Maurya của nó.[12]
Khảo cổ học
sửaCác Sắc chỉ của Ashoka là một trong những tài liệu lịch sử sớm nhất của Ấn Độ và chúng tương đồng với EBT ở một số khía cạnh. Theo Sujato, chúng không chỉ tương đồng về thuật ngữ,[5] mà còn ở nhiều dụ ngôn.[5] A. Wynne thì lưu ý rằng Sắc chỉ đá nhỏ số 3 đề cập đến một số kinh văn Phật giáo đã được xác định, có thể thấy rằng vào thời A-dục vương, những kinh văn này đã được sửa chữa.[23][24]
Một số địa điểm khảo cổ sơ kỳ như bảo tháp Bharhut đã cung cấp một số thông tin có niên đại từ thế kỷ 1 hoặc 2 trước Công nguyên, chứa nhiều chi tiết từ các EBT như: đề cập đến Đức Phật Gotama và tất cả năm vị Phật quá khứ tron EBT, cũng như các vị vua Ajātasatru và Pasenadi. Các sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật từ các EBT được đề cập đến như sự thức tỉnh của Ngài, lời dạy đầu tiên và cái chết của Ngài.[5] Theo Lüders "… chuyến viếng thăm của Ajātasattu [đến Đức Phật] được mô tả chi tiết thậm chí chính xác theo Kinh Sāmaññaphala," và "… sự trình bày về chuyến viếng thăm của Sakka theo văn bản của Kinh Sakkapañha." [25]
Các chữ khắc khác của Ấn Độ từ thế kỷ 1 và 2 CN bao gồm các thuật ngữ như dhamma-kathika, peṭakin và suttantika, cho thấy sự tồn tại của một nền văn học Phật giáo trong thời gian này.[10]
Tài liệu bổ sung
sửaHầu hết các học giả hiện đại thường tập trung vào các bộ Nikāya Pāli (đã được dịch hoàn toàn sang các ngôn ngữ phương Tây) và Āgama Hán văn (chỉ được dịch một phần). Ngay từ cuối thế kỷ 19, người ta đã biết rằng Nikāya và Āgama chứa một số lượng lớn các văn bản song song. Trong tài liệu Văn học Phật giáo xuất bản năm 1882 tại Trung Quốc, Samuel Beal đã cho biết rằng, tuy có những dị biệt nhỏ, nhưng hầu hết cốt truyện và tất cả các chi tiết quan trọng trong các bài kinh văn giữa Nikāya và Āgama giống hệt nhau.[26]
Các học giả của thế kỷ 20, bao gồm Anesaki Masaharu và Akanuma Chinzen, cũng đã có những sự nghiên cứu so sánh hai bộ kinh văn sơ kỳ. Trong đó có hai tác phẩm quan trọng là The Four Buddhist Āgamas in Chinese – A Concordance of their Parts and of the Corresponding Counterparts in the Pāli Nikāyas của Anesaki và The Comparative Catalogue of Chinese Āgamas and Pāli Nikāyas của Akanuma.[27][28]
Theo thời gian, nghiên cứu so sánh về các văn bản Phật giáo song song này đã được đưa vào học thuật hiện đại về Phật giáo, chẳng hạn như trong công trình của Etienne Lamotte (1988), người đã nhận xét về mối quan hệ chặt chẽ của chúng. Ông cho rằng, ngoại trừ các phép suy luận của Mahāyāna trong Ekottara (Tăng nhất A hàm), vốn có thể dễ dàng phân biệt được, các biến thể trong câu hỏi [giữa Nikāya và Āgamas] hầu như không ảnh hưởng gì đến phương pháp diễn đạt hoặc sự sắp xếp của các đối tượng. Cơ sở giáo lý chung cho các bộ Nikāya và Āgamas là rất đồng nhất. Tuy nhiên, được bảo tồn và lưu truyền bởi các tông phái, các kinh văn không phải là tài liệu học thuật, mà là di sản chung của tất cả các tông phái.[29]
Tỳ kheo Thích Minh Châu trong một nghiên cứu so sánh (1991) các nội dung trong kinh văn Majjhima Nikaya của Theravada và Madhyama Agama của Sarvastivada, đã kết luận rằng mặc dù có một số khác biệt trong các vấn đề kỹ thuật và thực tiễn, nhưng vẫn có một sự thống nhất nổi bật trong các vấn đề giáo lý.[30] Một nghiên cứu gần đây hơn của Tỳ kheo Analayo cũng đồng ý với quan điểm này. Analayo cho rằng Majjhima Nikaya và Madhyama Agama chứa hầu hết các học thuyết chính giống nhau.[31]
Công việc so sánh này gần đây vẫn tiếp tục được thực hiện trên các tài liệu rời rạc khác còn tồn tại trong các bộ sưu tập tiếng Phạn, Tây Tạng và Gandhāran. Andrew Glass đã so sánh một số lượng nhỏ kinh Gandhāran với các bản kinh Tây Tạng, Pali, Sanskrit và Hán văn của chúng và kết luận rằng có một sự thống nhất trong học thuyết của chúng, mặc dù có một số khác biệt về kỹ thuật.[30]
Theo một số học giả châu Á như Yin Shun, Mizuno Kogen và Mun-Keat Choong, gốc gác chung của Kinh Tương Ưng Bộ và Samyukta Agama là cơ sở cho các EBT khác.[2]
EBT Pāli
sửaKinh điển Pāli của trường phái Nguyên thủy chứa một bộ sưu tập đầy đủ nhất cho đến ngày nay các EBT còn tồn tại bằng một ngữ chi Ấn-Arya.[32] Theo truyền thống Theravada, sau khi được truyền khẩu, nó được lập thành văn tự lần đầu tiên vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở Sri Lanka.[33]
Trong khi một số học giả như Gregory Schopen hoài nghi về tính cổ xưa của các kinh văn Pali, Alexander Wynne lại ủng hộ tính nguyên khai của các kinh văn Pali. Ông dẫn chứng sự trùng khớp chính xác giữa di vật dải vàng có chứa các phần kinh tạng Pali với các bản kinh văn Pali ngày nay.[10]
Các kinh văn Phật giáo sơ kỳ trong hệ kinh điển Pāli chủ yếu bao gồm bốn Bộ kinh đầu tiên, các pāṭimokkha và các phần Luật tạng, cũng như một số bộ phận của Tiểu bộ kinh (chủ yếu là Sutta Nipata, Itivuttaka, Kinh Pháp Cú, Therigatha, Theragatha, và Udana).[34][35] Các kinh văn này đều đã được dịch rộng rãi sang các ngôn ngữ phương Tây.
EBT Hán văn
sửaCác EBT được lưu giữ trong hệ kinh điển Hán văn bao gồm A-hàm, được xem là bộ kinh văn song song với các Nikāya Pali về nội dung cũng như cấu trúc.[36] Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một số khác biệt giữa các bài kinh văn mà những nghiên cứu so sánh hiện đại đã chỉ ra. Những A-hàm khác nhau này có thể đến từ các bộ phái Sarvastivada (Tạp A-hàm và Trung A-hàm), Dharmaguptaka và Kasyayipa.[37] Luật tạng (Vinaya Pitaka) của Mahasamghika cũng tồn tại trong bản dịch Hắn văn.[38] Một số bản kinh văn A-hàm đã được dịch sang tiếng Anh.[39]
Ngôn ngữ của kinh văn chữ Hán thuộc dạng văn ngôn Trung Quốc cổ đại. Chúng thường được định danh là Hán ngữ Phật giáo (佛教漢語) hoặc Hán ngữ hỗn hợp Phật giáo (佛教混合漢語), sử dụng đáng kể thuật ngữ bản địa hóa. Phật giáo Trung Quốc cũng cho thấy một số lượng đáng kể các yếu tố đó xuất phát từ ngôn ngữ nguồn, bao gồm cả từ căn ke và phiên âm ngữ âm.[40] Phân tích học thuật về các kinh văn này đã chỉ ra rằng chúng được dịch từ các ngôn ngữ nguồn Prakrit Trung Ấn, với các mức độ Phạn hóa khác nhau.[41]
Trong khi các A-hàm Hán văn khác hầu hết tương đồng về mặt giáo lý với Nikaya Pali, thì phần Tăng nhất A-hàm (Ekottara Agama) đã được nhiều học giả khác nhau như Johannes Bronkhorst và Etienne Lamotte xem là chịu ảnh hưởng bởi các khái niệm Đại thừa sau này.[42] Theo Lamotte, những 'nội suy' này có thể dễ dàng nhận ra.[43] Theo Analayo, giả thuyết thường được đề xuất nhất là Tăng nhất A-hàm bắt nguồn từ bộ phái Mahasamgika. [44]
EBT từ Pakistan và Afghanistan
sửaNhững khám phá hiện đại về các bộ sưu tập bản thảo rời rạc khác nhau từ Pakistan và Afghanistan đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu các kinh văn Phật giáo sơ kỳ.
Hầu hết các văn bản này được viết bằng ngôn ngữ Gandhari và hệ thống chữ Kharoṣṭhī, nhưng một số cũng đã được phát hiện bằng tiếng Bactria.[45] Theo Mark Allon, các kinh văn Phật giáo Gandhāran chứa một số EBT song song với những EBT được tìm thấy trong các bộ sưu tập khác "chẳng hạn như Ekottarikāgama và Vana-saṃyutta của Saṃyutta-nikāya / Saṃyuktāgama." [46]
Những kinh văn này bao gồm một bản song song với Kinh Vô ngã tướng, có thể thuộc trường phái Dharmaguptaka. Đã có vài ấn phẩm dịch một số kinh văn này.[47]
Theo Mark Allon ghi nhận, những phát hiện chính gần đây nhất bao gồm các bộ sưu tập sau:[45]
- "Bản thảo Kharoṣṭhī Thư viện Anh", cuộn vỏ cây bạch dương chép bằng tiếng Gandhari và chữ Kharoṣṭhī, có thể thuộc trường phái Dharmaguptaka. Chúng bao gồm các bài kinh văn xuôi và các tác phẩm thơ giống như các phần của Dharmapada có niên đại vào thế kỷ 1 CN, khiến chúng trở thành những bản viết tay EBT sớm nhất được phát hiện.
- "Bản thảo Kharoṣṭhī Cao cấp", cuộn vỏ cây bạch dương chép bằng ngôn ngữ Gandhari và chữ Kharoṣṭhī, có thể thuộc trường phái Dharmaguptaka. Hầu hết trong số này bảo tồn các kinh văn xuôi "kinh điển", cũng như một số tài liệu tiểu sử về cuộc đời của Đức Phật gắn liền với Luật tạng.
- " Bản thảo Schøyen ", được phát hiện trong các hang động Bamiyan, một bộ sưu tập lưu giữ các kinh văn Phật giáo, Vi diệu pháp và Đại thừa thời kỳ đầu bằng tiếng Phạn hoặc Gandhari.
Một phát hiện quan trọng khác gần đây là "một phần đáng kể của một bản thảo lớn bằng vỏ cây bạch dương chép bằng tiếng Phạn của Dirghagama, phần kinh điển chứa các bài giảng dài, thuộc trường phái (Mula) -Sarvastivada, có niên đại vào thế kỷ thứ bảy hoặc thứ tám sau Công nguyên".[45]
Abhidharma
sửaCác văn bản và bộ sưu tập A-tì-đạt-ma khác nhau (Pitakas) được các học giả coi là (hầu hết) là tài liệu muộn hơn (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên trở đi) và do đó không phải là EBT.[48] Mặc dù có sự ra đời tương đối muộn của các tác phẩm Vi Diệu Pháp, nhưng theo các học giả như Erich Frauwallner, vẫn có những hạt nhân của kinh văn sơ kỳ tiền phái trong lớp sớm nhất của văn học Vi Diệu Pháp, chẳng hạn như trong Vibhanga của Thượng tọa bộ, Dharmaskandha của Sarvastivada, và Śāriputrābhidharma của Dharmaguptaka. Theo nghiên cứu so sánh của Frauwallner, những văn bản này có thể được phát triển và "xây dựng từ cùng một chất liệu", chủ yếu là danh sách giáo lý Phật giáo sơ khai (tiếng Pali: mātikā, tiếng Phạn: mātṛkā) tạo thành "cốt lõi cổ xưa" của Vi Diệu Pháp sơ khai.[6]
Nguồn Mahāsāṃghika
sửaCuộc chia rẽ đầu tiên trong cộng đồng Phật giáo là giữa các nhánh gọi là Sthaviras ("Trưởng lão") và Mahāsāṃghika ("Đại chúng"). Do đó, một số học giả như Edward Conze đã nhấn mạnh tầm quan trọng của EBT có sự tương đồng trong cả hai nguồn Sthavira và Mahāsāṅghika.[49] Tuy nhiên, có ít văn bản Mahāsāṃghika còn sót lại so với tài liệu của Sthavira.
Một nguồn quan trọng cho Đại chúng bộ EBT là kinh văn Mahāvastu. Nó ghi chép lại cuộc đời thần thoại của Đức Phật bao gồm nhiều câu chuyện huyền thoại nhưng cũng bao gồm nhiều câu chuyện tương tự EBT.[50]
Ngoài ra còn có những đoạn kinh Mahāparinirvāṇa và Caṁgi (Pali: Caṅki) của bộ kinh Mahāsāṃghika có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 4.[51]
Śālistamba Sūtra (Đạo cán kinh) là một kinh văn Phật giáo sơ kỳ gắn liền với trường phái Mahāsāṃghika, chứa nhiều đoạn song song với kinh Pali. Như N. Ross Reat đã lưu ý, kinh văn này nói chung phù hợp với các học thuyết cơ bản trong EBT của Sthavira như "duyên khởi", "trung đạo", "ngũ uẩn", "tam độc", "tứ diệu đế" và "bát chính đạo".[52]
Ngoài ra còn có nhiều văn bản Luật tạng Mahāsāṃghika chứa tài liệu sơ kỳ, bao gồm giới bổn ('prātimokṣa) của tông phái này, gần như giống với giới bổn của Sthavira (pātimokkha).[5]
Kinh Tăng nhất A-hàm (Ekottara Āgama) được các học giả khác nhau gán cho Mahāsāṃghika, mặc dù sự ghi nhận này vẫn chưa chắc chắn.[53]
Những nguồn khác
sửaCó nhiều EBT khác nhau được thu thập trong Kangyur Tây Tạng. Peter Skilling đã xuất bản bản dịch tiếng Anh của những văn bản này trong hai tập "Mahasutras" (Pāli Text Society, 1994). Theo 84000.co, một trang web của các bản dịch Kinh điển tiếng Tây Tạng, danh mục Degé Kangyur nói rằng kinh Toh 287-359 của phần Kinh chung là tác phẩm "Śrāvakayāna" "có lẽ được trích từ Āgamas của Mūlasarvāstivāda".
Một nguồn tư liệu Phật giáo sơ kỳ quan trọng khác trong kinh điển Tây Tạng là nhiều trích dẫn của Śamathadeva trong Abhidharmakośopāyikā-ṭīkā (Derge no. 4094 / Peking no. 5595), một bài chú giải về Abhidharmakosha. Một số tài liệu này có sẵn trong bản dịch tiếng Anh bởi Tỳ kheo ni Dhammadinnā.[54]
Các luận thuyết Đại thừa đôi khi cũng trích dẫn các EBT. Theo Etienne Lamotte, Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitāupadeśa) trích dẫn "khoảng một trăm kinh của Tiểu thừa; phần lớn được mượn từ các kinh văn Āgama." [55] Nhiều phần của Du-già sư địa luận (Yogācārabhūmi-śāstra) chứa một phần có tiêu đề Vastusaṃgrahaṇī trong đó bao gồm tóm tắt các chủ đề quan trọng được tìm thấy trong mỗi bài kinh (sutra) của Samyukta-Agama, cũng như các mẫu đề (mātṛka) của Luật tạng và Luận tạng.[56]
Nhiều trích dẫn kinh của các tác giả luận thuyết Sautrantika cũng từ nguồn các đoạn EBT. Trường phái Sautrantika được biết đến với việc tập trung vào việc sử dụng các ví dụ từ và các tham chiếu đến EBT. Những tác phẩm này bao gồm Drstantapankti của Kumaralata, Abhidharmamrtara-sasastra của Ghosaka, Abhidharmavatara-sastra của Skandhila và Tattvasiddhi của Harivarman.[57]
Các di vật được viết bằng tiếng Phạn của các bản A-hàm Phật giáo sơ kỳ khác nhau từng tồn tại từ cũng được phát hiện khảo cổ học ở Lưu vực Tarim và thành phố Turfan. Những phát hiện này bao gồm các phiên bản của một Udanavarga tiếng Phạn.[58]
Kinh điển Tây Tạng cũng bao gồm một kinh văn lớn của Mūlasarvāstivāda được gọi là Ứng dụng của Chánh niệm về Thánh pháp (Saddharmasmṛtyupasthāna, Toh 287), chứa một số đoạn EBT.[59]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Tse-Fu Kuan. Mindfulness in similes in Early Buddhist literature in Edo Shonin, William Van Gordon, Nirbhay N. Singh. Buddhist Foundations of Mindfulness, page 267.
- ^ a b Mun-Keat Choong (1999). The Notion of Emptiness in Early Buddhism, Motilal Banarsidass, p. 3.
- ^ Rupert Gethin (1998), The Foundations of Buddhism, OUP Oxford, pp. 42-43.
- ^ Shulman, Eviatar. Mindful Wisdom: The Sati-paṭṭhāna-sutta on Mindfulness, Memory, and Liberation. Vol. 49, No. 4 (May 2010), pp. 393-420
- ^ a b c d e f g h i j The Authenticity of the Early Buddhist Texts, 2015
- ^ a b Frauwallner, Erich. Kidd, Sophie Francis (translator). Steinkellner, Ernst (editor). Studies in Abhidharma Literature and the Origins of Buddhist Philosophical Systems. SUNY Press. pp. 18, 100.
- ^ e.g. "Mun-keat, Choong (2000), The Fundamental Teachings of Early Buddhism" and "Analayo. Early Buddhist Meditation Studies (Volume 1)"
- ^ Warder, A. K. (2004). Indian Buddhism, 3rd Revised edition. Motilal Banarsidass.
- ^ Gombrich, Richard F. (1997). How Buddhism Began. Munshiram Manoharlal.
- ^ a b c d e Wynne, Alexander. Did the Buddha exist? JOCBS. 2019(16): 98–148.
- ^ Hirakawa, Akira (1993) A History of Indian Buddhism: From Śākyamuni to Early Mahāyāna, Motilal Banarsidass Publ. p. 38.
- ^ a b Oskar von Hinüber (2006). "Hoary past and hazy memory. On the history of early Buddhist texts", Journal of the International Association of Buddhist Studies, 29, (2), 198-206
- ^ Marcus Bingenheimer, Editor in Chief; Bhikkhu Anālayo and Roderick S. Bucknell, Co-Editors. The Madhyama Agama: Middle Length Discourses Vol I (Taishō Volume 1, Number 26) Lưu trữ 2017-08-02 tại Wayback Machine. Bukkyo Dendo Kyokai America, Inc. 2013. BDK English Tripiṭaka Series, p. xviii
- ^ Marcus Bingenheimer, Editor in Chief; Bhikkhu Anālayo and Roderick S. Bucknell, Co-Editors. The Madhyama Agama: Middle Length Discourses Vol I (Taishō Volume 1, Number 26). Bukkyo Dendo Kyokai America, Inc. 2013. BDK English Tripiṭaka Series, p. xvi
- ^ Allon, Mark (1997), The Oral Composition and Transmission of Early Buddhist Texts, in Indian Insights: Buddhism, Brahmanism and Bhakti, Luzac, pp 39–61
- ^ Anālayo (2008). “Reflections on Comparative Āgama Studies” (PDF). Chung-Hwa Buddhist Journal. Taipei: Chung-Hwa Institute of Buddhist Studies. 21: 3–21. ISSN 1017-7132.
- ^ Sujato, Bhante; Brahmali, Bhikkhu (2015), The Authenticity of the Early Buddhist Texts (PDF), Chroniker Press, tr. 51, ISBN 9781312911505
- ^ Reat, Noble Ross. "The Historical Buddha and his Teachings". In: Encyclopedia of Indian Philosophy. Ed. by Potter, Karl H. Vol. VII: Abhidharma Buddhism to 150 AD. Motilal Banarsidass, 1996, pp. 26-27."
- ^ Cousins, L.S. (2013) The Early Development of Buddhist Literature and Language in India. Journal of the Oxford Center for Buddhist Studies 5:89-135
- ^ Shulman, E. Forthcoming. 'Orality and Creativity in Early Buddhist Discourses.' In L. Gomez and N. Gummer (eds.), The Language of the Sūtras.
- ^ Gombrich Richard (2009). What the Buddha Thought. Oxford Centre for Buddhist Studies monographs. Equinox, pp. 28, 43–44, 80–81, 122–128, 133–137, 182, 188, 202–206.
- ^ Sujato, Bhante; Brahmali, Bhikkhu (2015), The Authenticity of the Early Buddhist Texts (PDF), Chroniker Press, tr. 23, ISBN 9781312911505
- ^ Wynne, Alexander (2004). “The Oral Transmission of the Early Buddhist Literature”. Journal of the International Association of Buddhist Studies. 27 (1): 97–128.
- ^ Reat, Noble Ross. "The Historical Buddha and his Teachings". In: Encyclopedia of Indian Philosophy. Ed. by Potter, Karl H. Vol. VII: Abhidharma Buddhism to 150 AD. Motilal Banarsidass, 1996, p. 29.
- ^ Luders, H., Waldschmidt, E., and Mehendale, A. Corpus Inscriptionum Indicarum: Vol. II Part II Bharhut Inscriptions. Government epigraphist for India, 1963.
- ^ Sujato, Bhante (2012), A History of Mindfulness (PDF), Santipada, tr. 16, ISBN 9781921842108
- ^ Akanuma, Chizen 赤沼智善 (1929): Kanpa shibu shiagon goshōroku 漢巴四部四阿含互照錄 - The Comparative Catalogue of Chinese Āgamas and Pāli Nikāyas. Nagoya: Hajinkaku shobō破塵閣書房, 1929. xvi + 424 pp. [Reprinted by Sankinbō Busshorin, 1958. Sri Satguru Publications, 1990 (Bibliotheca Indo-Buddhica no. 74).]
- ^ Anesaki, Masaharu 姉崎正治: The Four Buddhist Āgamas in Chinese – A Concordance of their Parts and of the Corresponding Counterparts in the Pāli Nikāyas. Yokohama: Kelly & Walsh (The Transactions of the Asiatic Society of Japan), 1908
- ^ Sujato, Bhante (2012), A History of Mindfulness (PDF), Santipada, tr. 17, ISBN 9781921842108
- ^ a b Early Meanings of Dependent-Origination, 2008
- ^ Analayo (2011). A Comparative Study of the Majjhima-nikāya. Dharma Drum Academic Publisher. p. 891.
- ^ Crosby, Kate; Theravada Buddhism: Continuity, Diversity, and Identity, 2013, page 2.
- ^ Gethin, Rupert (1998). The Foundations of Buddhism. tr. 42. ISBN 9780192892232.
- ^ Abeynayake, oliver. A textual and Historical Analysis of the Khuddaka Nikaya. Colombo, First Edition – 1984, p. 113.
- ^ Gethin, Rupert (1992). The Buddha's Path to Awakening. Leiden: E. J. Brill. tr. 42.
- ^ Anālayo (2005). “Some Pali discourses in light of their Chinese parallels, part two” (PDF). Buddhist Studies Review. 22 (1): 93–105.
- ^ Warder, A. K. Indian Buddhism, page 6
- ^ Warder, A. K. Indian Buddhism, page 7
- ^ “Āgama research group”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2017.
- ^ Qingzhi ZHU, "Buddhist Chinese (Buddhist Hybrid Chinese)", in: Encyclopedia of Chinese Language and Linguistics, General Editor Rint Sybesma. Consulted online on ngày 26 tháng 5 năm 2019 <http://dx.doi.org/10.1163/2210-7363_ecll_COM_00000047> First published online: 2015
- ^ Marcus Bingenheimer, Editor in Chief; Bhikkhu Anālayo and Roderick S. Bucknell, Co-Editors. The Madhyama Agama: Middle Length Discourses Vol I (Taishō Volume 1, Number 26). Bukkyo Dendo Kyokai America, Inc. 2013. BDK English Tripiṭaka Series, p. xix
- ^ Bronkhorst, Johannes. The Two Traditions of Meditation in Ancient India, page 14
- ^ Lamotte, History of Indian Buddhism, From the origins to the Saka era, Institut Orientaliste Louvain-la-neuve, 1988, page 156.
- ^ Analayo, Mahāyāna in the Ekottarika-āgama, Singaporean Journal of Buddhist Studies, Volume 1, 2013.
- ^ a b c Allon, M. (2013). Recent Discoveries of Buddhist Manuscripts from Afghanistan and Pakistan and Their Significance. In Wei Shan and Zhang Xuesong (Eds.), Religious Studies 2013, (pp. 28-46). Beijing: Religious Culture Press (Zongjiao Wenhua Chubanshe).
- ^ Allon, Mark. The Formation of Canons in the Early Indian Nikāyas or Schools in the Light of the New Gāndhārī Manuscript Finds. Buddhist Studies Review, Vol. 35, No. 1–2 (2018).
- ^ Andrew Glass, Mark Allon. Four Gandhari Samyuktagama Sutras, pp 5, 15.
- ^ "Abhidhamma Pitaka." Encyclopædia Britannica. Ultimate Reference Suite. Chicago: Encyclopædia Britannica, 2008.
- ^ Reat, Noble Ross. "The Historical Buddha and his Teachings". In: Encyclopedia of Indian Philosophy. Ed. by Potter, Karl H. Vol. VII: Abhidharma Buddhism to 150 AD. Motilal Banarsidass, 1996, p. 27.
- ^ Rahula, Bhikkhu Telwatte (1978). A Critical Study of the Mahāvastu, chapter 2. Motilal Banarsidass.
- ^ Braarvig, Jens et al., eds. Buddhist manuscripts of the Schøyen collection vol. I. Hermes Academic Publishing, 2000.
- ^ Reat, Noble Ross. "The Historical Buddha and his Teachings". In: Encyclopedia of Indian Philosophy. Ed. by Potter, Karl H. Vol. VII: Abhidharma Buddhism to 150 AD. Motilal Banarsidass, 1996, pp. 28, 33, 37, 41, 43, 48.
- ^ G. P. Malalasekera (ed, 2009), Encyclopaedia of Buddhism: Volume VIII, fascicle 3. p. 822.
- ^ Dhammadinnā. The Madhyama-āgama in Śamathadeva’s Abhidharmakośopāyikā-ṭīkā: annotated translation, comparative studies and concordances (Dharma Drum Buddhist College Research Series 9), Taiwan: Dharma Drum Publishing Corporation (in preparation).
- ^ Lamotte, Etienne; Gelongma Karma Migme Chodron. The Treatise on the Great Virtue of Wisdom of Nāgārjuna (Mahāprajñāpāramitāśāstra) Vol. II Chapters XVI–XXX, pp 494–495
- ^ Kragh, Ulrich Timme, ed. (2013). The Foundation for Yoga Practitioners: The Buddhist Yogacarabhumi Treatise and Its Adaptation in India, East Asia, and Tibet, pp. 54-57. Harvard Oriental Series (Book 75). Harvard University. ISBN 0674725433.
- ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (editors) Sarvastivada Buddhist Scholasticism, Handbuch Der Orientalistik, page 108.
- ^ Nariman, J. K.; Introduction to the Early Buddhist Texts in Sanskritised Prākit from Literary History of Sanskrit Buddhism, Ch 1–6. http://www.ancient-buddhist-texts.net/Reference/Early-Buddhist-Texts/02-EBT-Sanskrit-Canon.htm Lưu trữ 2021-05-14 tại Wayback Machine
- ^ Stuart, Daniel Malinowski (2012), A Less Traveled Path:Meditation and Textual Practice in the Saddharmasmrtyupasthana(sutra). PhD dissertation, University of California, Berkeley.
Tham khảo
sửa- SuttaCentral Public domain translations in multiple languages from the Pali Tipitaka as well as other collections, focusing on Early Buddhist texts.
- Accesstoinsight Selected Pali Suttas in English translation.
- Bibliography of Translations from the Chinese Buddhist Canon
- Pali Text Society
- Gandhari.org Complete Corpus, Catalog, Bibliography and Dictionary of early Buddhist texts in Gāndhārī
- Buddhist Manuscripts from Gandhāra project at Ludwig-Maximilians-Universität München
- Gandharan Buddhist texts publications by University of Washington