Kim Khánh là bút danh của họa sĩ Nguyễn Văn Hương (sinh năm 1953)[1]. Ông còn một bút danh khác là Thiên Kim nhưng độc giả thường nhớ đến ông với tên Kim Khánh. Ông nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh giáo dục dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, ông còn nổi tiếng là một họa sĩ có thể vẽ tất cả các thể loại với lời văn do chính mình viết. Tên Kim Khánh gắn liền với các tác phẩm truyện tranh đã và đang được độc giả đặc biệt là các em nhỏ rất thích: Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh, Cô Tiên Xanh, Tâm Hồn Cao Thượng, Cậu Bé Rồng...

Kim Khánh
Họa sĩ Nguyễn Văn Hương
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Văn Hương
Ngày sinh
1953
Nơi sinh
Nha Trang
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Bút danhKim Khánh, Thiên Kim

Tiểu sử

sửa

Họa sĩ Kim Khánh tên thật là Nguyễn Văn Hương, bút danh Kim Khánh là tên của vợ ông, ông còn một bút danh nữa là Thiên Kim. Ông sinh năm 1953 tại thành phố Nha Trang, là cựu học sinh trường Trung học Võ Tánh Nha Trang. Ông đậu Tú Tài phần 2 ban C (Văn Chương) năm 1972. Ông từng là một hướng đạo sinh. Ông đã qua đẳng hiệu Hướng Đạo Hạng Nhất (là đẳng hiệu cao thứ hai của ngành Thiếu) và đẳng hiệu Kha Nghĩa Sỹ (là đẳng hiệu cao nhất của ngành Kha). Ông tham gia rất nhiều sinh hoạt tập thể, xã hội, vì thế ông có rất nhiều kiến thức về cuộc sống. Ông đã sử dụng những kiến thức này vào việc sáng tác các tác phẩm truyện tranh có tính giáo dục và hữu ích cho các em nhỏ.

Con đường đến với truyện tranh

sửa

Từ lúc học lớp Năm (lớp 1 bây giờ), Kim Khánh đã bộc lộ niềm đam mê vẽ truyện tranh của mình. Ngoài giờ học thì ông vẽ truyện tranh theo ý của mình. Thấy được điều đó nên cha của ông đầu tư cho ông rất nhiều vào lĩnh vực này. Cha của ông đặt mua rất nhiều truyện tranh của Pháp như TinTin, Spirou, Pilot... để ông xem theo đó mà vẽ. Nhờ thế mà năng khiếu vẽ truyện tranh của ông tiến rất nhanh. Năm ông học lớp Ba (lớp 3 bây giờ), bạn bè trong lớp thường đưa tập nhờ ông vẽ truyện theo nội dung các phim, các truyện ông đã xem, đã đọc. Năm ông học lớp Nhì (lớp 4 bây giờ), tại Ấn Độ có mở cuộc thi vẽ tranh cho thiếu nhi Á Châu [2]. Tranh vẽ của ông được Ty Giáo dục Khánh Hòa chọn gửi đi dự thi, kết quả ông được giải khuyến khích trong kỳ thi ấy. Thế nhưng mộng của ông là không trở thành họa sĩ, ông thích trở thành nhà ngoại giao hơn. Do đó, từ năm lớp Đệ Tam (lớp 10 bây giờ), ông chuyển sang học khoa sinh ngữ, văn chương. Nhưng giấc mộng đó không thành vì thời cuộc. Sau 1975, ông sống bằng nghề làm đồ lưu niệm. Ông chuyên vẽ bút điện trên gỗ [2]. Có lẽ nghiệp vẽ đã không buông tha ông. Đến 1989, nhờ sự giúp đỡ của một số bạn bè nên ông bước chân vào nghề vẽ truyện tranh nên dù ông có thích hay không thì bây giờ ông cũng trở thành một họa sĩ truyện tranh kỳ cựu của Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp

sửa

Ông bắt đầu vẽ truyện tranh vào năm 1989.[3] Cùng thời gian đó ông làm phiên dịch tiếng Anh cho một văn phòng đại diện của một công ty Thái Lan tại Sài Gòn. Nhưng rồi ông bỏ nghề phiên dịch để theo nghề vẽ truyện tranh đến nay.

Đặc điểm truyện tranh của họa sĩ Kim Khánh là đa số truyện đều do ông tự viết kịch bản rồi vẽ. Hầu hết tác phẩm của ông đều có tính giáo dục cao và rất thuần Việt.

Hơn 20 năm theo nghề, họa sĩ Kim Khánh có rất nhiều tác phẩm. Nổi bật nhất là bộ truyện Phong Thần (1990),[3] Cô Tiên Xanh (1991)... Hiện nay ông có 2 bộ truyện tranh đang được độc giả yêu mến là bộ truyện Trạng Quỳnh- Trạng Quỷnh (bắt đầu vẽ từ năm 2003, đến nay đã xuất bản đến tập 442) và bộ truyện Cậu Bé Rồng (bắt đầu vẽ từ năm 2009, đến nay đã xuất bản đến tập 200).

Năm 2013, họa sĩ Kim Khánh được ghi tên vào sách kỷ lục Việt Nam với "Trạng Quỳnh- Trạng Quỷnh- Bộ truyện tranh nhiều tập nhất (Vượt kỷ lục Việt Nam)".

Tác phẩm

sửa

Truyện giáo dục

sửa

Truyện Phiêu Lưu

sửa

Truyện Cổ Tích

sửa

Truyện Trung Quốc

sửa

Truyện Khoa Học Giả Tưởng

sửa
  • Thiết Giáp Nhân (bộ mỏng) -12 tập (Nhà xuất bản Đồng Nai)
  • Rocketman - 24 tập (nhiều Nhà xuất bản)
  • Hiệp sĩ Thanh Long - 48 tập (nhiều Nhà xuất bản)
  • Thập huynh quy hào kiệt - 30 tập (Nhà xuất bản Trẻ)
  • Ninja Rùa - 16 tập (Nhà xuất bản Đồng Tháp)
  • Cậu bé tàng hình - 20 tập (Nhà xuất bản Trẻ)
  • Anh em rô bô - 8 tập
  • Tiểu hiệp sĩ Tatra - 12 tập
  • Siêu thủy ngư - 4 tập
  • Người giáp sắt - 6 tập
  • Cảnh sát kỳ mã - 5 tập
  • Anpha 6 - 3 tập
  • Thế giới đồ chơi - 4 Tập

Truyện Cộng Tác Với Các Tác Giả Khác

sửa

Ngoài ra, họa sĩ Kim Khánh còn có rất nhiều tác phẩm khác nhau như: truyện tập vẽ, tranh tô màu, tập viết chữ và nhiều thể loại khác. Trong thời điểm truyện tranh nước ngoài với nhiều phong cách vẽ ồ ạt du nhập vào Việt Nam, họa sĩ Kim Khánh vẫn giữ lối vẽ thuần Việt của ông. Qua sự thành công của bộ truyện Trạng Quỳnh - Trạng QuỷnhCậu Bé Rồng đã cho thấy truyện tranh thuần Việt vẫn được độc giả yêu chuộng.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Họa sĩ Kim Khánh Facebook
  2. ^ a b Trang đọc giả Kim Khánh
  3. ^ a b c 20 năm nặng nợ với truyện tranh
  4. ^ “Gặp Cha Đẻ Hải Đại Bàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa