Kim Gia Định phong cảnh vịnh
Kim Gia Định phong cảnh vịnh (còn có tên là Gia Định phong cảnh quốc âm ca vịnh) là một tác phẩm bằng thơ do Hai Đức (? - 1882?, không biết họ tên đầy đủ, hiệu là Tập Phước) ở Chợ Lớn làm ra, gồm 152 câu thơ lục bát, viết bằng chữ Nôm, không rõ năm sáng tác, chỉ phỏng đoán là có sau Hòa ước Nhâm Tuất (1862) trong lịch sử Việt Nam.
Thông tin mở đầu
sửaBài vịnh này đã được học giả Trương Vĩnh Ký (viết tắt là Pétrus Ký) phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, rồi cho in trong quyển Saigon d’aujourd’hui (Nét đẹp Sài Gòn) do nhà hàng C.Guilland et Martion, Saigon, ấn hành năm 1882. Sau đây là lời giới thiệu của ông về tác giả và tác phẩm:
- "Điệu vịnh nầy là của Hai Đức ở Chợ Lớn, hiệu là Tập Phước (mới mất năm nay)[1] làm về địa cảnh đất Chợ Lớn, Bến Nghé đời bây giờ, kể từ Phú Lãng Sa lại cho tới nay, lập ra thế nào, khen khéo để sửa sang cho ra cảnh tốt, cho nên thú vui.
- "Văn đặt thật tình, lời nói dễ hiểu; cũng nên in ra để đời cho người ta coi, cùng để lại người đời sau cho biết đời nay đất nầy là như vậy, hoặc sau sẽ ra tốt hơn nữa chăng? dẫu cuộc đổi dời cồn có hóa nên vực, vực có hóa nên cồn đi nữa, thì cũng hãy còn tích lại mà nhắc".
- P.J.B. Trương Vĩnh Ký
Ngoài những thông tin trên, đến nay vẫn chưa tra đưược thân thế và sự nghiệp của tác giả Hai Đức.
Tác phẩm (trích)
sửaDưới đây là một phần bài Kim Gia Định phong cảnh vịnh do Pétrus Ký phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ. Nhận xét về hai văn bản, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu viết: "Đến nay chưa thấy ai phân tích hay phê bình giữa hai bản Nôm và quốc ngữ.... Chúng ta có thể yên tâm về sự trung thực giữa hai văn bản đó"..[2]
|
|
Xem thêm
sửaSách tham khảo
sửa- Trương Vĩnh Ký, "Kim Gia Định phong cảnh vịnh" in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4), Nhà xuất bản Thanh Niên, 2011. Về chú thích, một phần dựa theo sách này, một phần tham khảo thêm các sách:
- Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
- Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
- Nguyễn Đình Đầu, Địa lý lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập 1). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.
Chú thích
sửa- ^ Có nguồn căn cứ vào đây, để viết Hai Đức mất năm 1882. Điều này không chắc lắm, vì Pétrus Ký không ghi lúc viết lời giới thiệu, nên không biết nó có cùng năm xuất bản sách Saigon d’aujourd’hui (1882) hay không.
- ^ Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4), tr. 134.
- ^ Công dư có nghĩa là lúc rỗi việc công.
- ^ Hóa công là thợ gầy dựng, ở đây chỉ Trời.
- ^ Tang hải là dâu biển, ý nói đến sự đời biến đổi. Phiền hoa, tức "phồn hoa" có nghĩa là náo nhiệt xa hoa.
- ^ Năm thứ 13 là năm Canh Thân (1860) đời Tự Đức. Lúc này, quân Pháp đang có mặt tại Sài Gòn, và đã phá tan thành Gia Định (1859).
- ^ Ở đây ý nói đến việc ký kết Hòa ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp (Phú Lãng Sa) với triều đình Huế.
- ^ Bến Nghé (tên chữ là Ngưu Chử), tức bờ sông Tôn Đức Thắng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Đầm Rồng là cù lao Rồng (còn gọi là cù lao Tân Long) trên sông Tiền, nay thuộc thành phố Mỹ Tho. Ở đây dùng từ "đầm" (vũng nước to và sâu) là không chính xác.
- ^ Tháp Mười là chỗ Võ Duy Dương đóng đồn chống Pháp (bị đánh dẹp năm 1866). Tương tự, Gò Công là chỗ của Trương Định (bị đánh dẹp năm 1864).
- ^ Lang Sa là phiên âm từ tên nước Pha Lang Sa hay Phờ Lăng Sơ (Pháp) mà ra. Ngươn soái là Nguyên soái, người cầm đầu quân đội; nhưng ở đây còn là người đứng đầu Sài Gòn lúc bấy giờ
- ^ Chưa hiểu rõ nghĩa. Có thể ở đây "quờn" là quyền, "hoành" là lớn rộng; hiểu nôm na là "có quyền hành rộng lớn".
- ^ Huyện Bình Dương ở đây là Sài Gòn ngày nay, huyện Tân Long ở đây là Chợ Lớn ngày nay.
- ^ Đồn Giao khẩu (còn gọi là đồn Thảo Câu, sau đổi là đồn Hữu Bình, tục gọi là đồn Vàm Cỏ) nằm trên bờ hữu ngạn sông Sài Gòn. Theo Nguyễn Đình Đầu, thì đồn này nằm ở cuối kho Thương cảng, góc sông Sài Gòn với cầu Tân Thuận ngày nay. Đối diện với đồn này là đồn Giác Ngư (sau đổi là Tả Định, tục gọi là đồn Cá Trê), nằm bên Thủ Thiêm trên bờ tả ngạn sông Sài Gòn (Địa lý lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 172). Bà Nghè (tức Thị Nghè, tên thật là Nguyễn Thị Khánh, con gái tướng Nguyễn Cửu Vân) ở đây là một địa danh thuộc quận Bình Thạnh, ngày nay.
- ^ Trạm Gia Tân thuở trước ở tại vàm Bến Nghé, nơi có dựng cột cờ thủ ngữ. Chữ "cột cờ" ở câu sau chỉ cột cờ này.
- ^ Dây thép ở đây dùng để truyền tin.