Hạm đội Hàng không thứ nhất (Hải quân Đế quốc Nhật Bản)
Hạm đội Hàng không thứ nhất (第一航空艦隊 (Đệ nhất hàng không hạm đội) Daiichi Kōkū Kantai) Còn được gọi là Kidō Butai ("Lực lượng cơ động"), là tên được sử dụng cho một hạm đội tàu sân bay chiến đấu kết hợp bao gồm hầu hết các tàu sân bay và các không đoàn tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN), trong tám tháng đầu của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.
Hạm đội Hàng không thứ nhất 第一航空艦隊 (Dai-ichi Kōkū Kantai) | |
---|---|
Hoạt động | 10 tháng 4, 1941 - 14 tháng 7, 1942
1 tháng 6, 1943 - 15 tháng 6, 1945 |
Quốc gia | Đế quốc Nhật Bản |
Phục vụ | Đế quốc Nhật Bản |
Quân chủng | Nhật Bản |
Phân loại | Không quân hải quân ('Kōkū Kantai') |
Tham chiến | Trân Châu Cảng Ấn Độ dương Biển san hô Midway |
Huy hiệu | |
Huy hiệu |
Tại thời điểm chiến dịch nổi tiếng nhất của nó, cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, vào tháng 12 năm 1941, Kidō Butai là hạm đội tàu sân bay lớn nhất thế giới.
Trong thế hệ thứ hai của mình, Hạm đội hàng không 1 là một hạm đội "kichi kōkūtai" trên mặt đất (không quân trên cạn).
Nguồn gốc
sửaNăm 1912, Hải quân Hoàng gia Anh đã thành lập nhánh không quân riêng của mình, Royal Naval Air Service (Cục Hàng không Hải quân Hoàng gia). Hải quân Nhật vì dựa mô hình Hải quân Hoàng gia anh nên đã tìm cách thành lập Cục Hàng không Hải quân của riêng họ. Hải quân Nhật cũng đã quan sát sự phát triển kỹ thuật ở các nước khác và thấy tiềm năng quân sự của máy bay. Năm 1913, tàu vận tải Wakamiya đã được chuyển đổi thành tàu phóng,bảo trì thủy phi cơ và máy bay đã được mua. Hạm đội Hàng không thứ nhất và hải sẽ trở thành lực lượng tấn công chính của Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay của Nhật ngoài khơi Trung Quốc đã giúp phát triển hơn nữa học thuyết tàu sân bay của Hải quân Nhật. Một bài học kinh nghiệm ở Trung Quốc là tầm quan trọng của sự tập trung và khối lượng trong sử dụng không lực quân hải quân lên bờ. Do đó, vào tháng 4 năm 1941, Hải quân Nhật thành lập Hạm đội Hàng không đầu tiên để tập hợp tất cả các tàu sân bay của mình dưới một lệnh duy nhất. Hải quân Nhật tập trung học thuyết của mình vào các cuộc không kích kết hợp các Không đoàn(Kōkūtai) trong các hạm đội tàu sân bay, chứ không phải cá nhân từng tàu sân bay. Khi có nhiều hạm đội tàu sân bay cùng hoạt động, các không đoàn của các hạm đội được kết hợp với nhau. Học thuyết kết hợp,tập hợp của các không đoàn tấn công không quân tàu sân bay này là loại tiên tiến nhất trong số tất cả các hải quân của thế giới. Hải quân Nhật, tuy nhiên, vẫn lo ngại rằng việc tập trung tất cả các tàu sân bay của nó với nhau sẽ khiến họ dễ bị bị xóa sổ ngay lập tức bởi một lục lượng không kích lớn của đối phương hoặc các cuộc tấn công bề mặt. Do đó, Hải quân Nhật đã phát triển một giải pháp thỏa hiệp trong đó các tàu sân bay sẽ hoạt động chặt chẽ với nhau trong các hạm đội tàu sân bay của chúng, nhưng các đơn vị sẽ hoạt động trong các hình chữ nhật không chặt, với khoảng 7.000 mét (7.700 yd) giữa các tàu sân bay với nhau.[1][Note 1]
Mặc dù sự tập trung của nhiều tàu sân bay thành một đơn vị là một khái niệm chiến lược mới mang tính đột phá và cách mạng, Hạm đội Không quân thứ nhất phải chịu một số thiếu sót phòng thủnh như rằng, trong lời nói của sử gia Mark Peattie,nó có một "cái hàm bẳng thủy tinh, nó có thể đấm rất đau nhưng không thể chịu đòn tương đương."[2] Các loại súng phòng không của tàu sân bay Nhật Bản và các hệ thống điều khiển súng liên quan có một số thiếu sót về cách sắp xếp và thiết kế đã hạn chế độ hiệu quả của chúng.Đội tuần tra không quân chiến đấu(CAP) của IJN bao gồm quá ít máy bay chiến đấu và bị kìm hãm bởi một hệ thống cảnh báo sớm không đầy đủ, kể cả việc thiếu radar. Thông tin liên lạc vô tuyến kém với các máy bay chiến đấu ức chế việc ra lệnh và kiểm soát hiệu quả CAP. Các tàu chiến hộ tống của các tàu sân bay được triển khai như là trinh sát trực quan trong một vòng ở tầm xa, không phải là tàu hộ tống chống máy bay gần, vì họ thiếu huấn luyện, học thuyết và đủ súng phòng không. Những thiếu sót này cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết của Kaga và các tàu sân bay khác Không Hạm đội 1.[3]
Cấu trúc
sửaHạm đội tàu sân bay
sửaHạm đội Hàng không thứ nhất (Dai-ichi Kōkū Kantai) là một thành phần chính của Hạm đội Liên hợp (Rengō Kantai). Khi được tạo ra vào ngày 10 tháng 4 năm 1941, nó có ba Kōkū Sentai số (phi đoàn không quân, trong trường hợp tàu sân bay là các hạm đội tàu sân bay):
- Vào ngày đó, Dai Ichi Kōkū Sentai (第一航空戦隊 Hạm đội tàu sân bay thứ nhất/Hàng không chiến đội 1) gồm có Akagi và Kaga và các đơn vị máy bay của chúng. Mùa xuân năm đó, một số tàu khu trục đã được thêm vào hạm đội.
- Vào ngày 10 tháng 4 năm 1941, Dai Ni Kōkū Sentai (第二航空戦隊 Hạm đội tàu sân bay thứ hai/Hàng không chiến đội 2) bao gồm Sōryū, Hiryū và Hạm đội khu trụ thứ 23 (Dai-nijusan Kuchikutai).
- Dai Yon Kōkū Sentai (第四航空戦隊 Hạm đội tàu sân bay thứ tư/Hàng không chiến đội 4) chỉ bao gồm tàu sân bay hạng nhẹ Ryūjō và đơn vị máy bay của cô, cho đến khi hai tàu khu trục được thêm vào tháng Tám.
- Dai Go Kōkū Sentai (第五航空戦隊 Hạm đội tàu sân bay thứ năm/Hàng không chiến đội 5) được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 1941 và được đưa vào Hàng không Hạm đội 1 [1].
(Khi thành lập, Không Hạm đội 1 không bao gồm Dai San Kōkū Sentai (第三航空戦隊 Hạm đội tàu sân bay thứ ba/Hàng không chiến đội 3) và nó không bao gồm nó vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Kōkū Sentai số thứ ba, được xếp vào Hạm đội Thứ nhất (Dai-Ichi Kantai), khác với Hạm đội Hàng không thứ nhất (Dai-Ichi Kōkū Kantai).[4] Ngày 1 tháng 4 năm 1942, Kōkū Sentai số thứ ba bị giải thể.[2])
Xem bảng có tiêu đề "Chuyển dao", bên dưới.
Khi được thành lập vào ngày 10 tháng 4 năm 1941,Hàng không hạm đội 1 là một nhóm chiến đấu hải quân với sự tập trung mạnh mẽ nhất của máy bay dựa trên tàu sân bay trên thế giới vào thời điểm đó.[5] Nhà sử học quân sự Gordon Prange gọi nó là "một công cụ mang tính cách mạng và có tiềm năng ghê gớm của quyền lực biển."[6]
Khi tàu sân bay mới Zuikaku được bổ sung vào Kōkū Sentai số thứ Năm,Hàng không Hạm đội 1 gồm có Akagi, Kaga, Sōryū, Hiryū, Ryūjō, Kasuga Maru (được đổi tên thành Taiyō ca. 31 tháng 8 năm 1942), Shōkaku và Zuikaku, cùng với các đơn vị máy bay và một số tàu khu trục.[3] Vào ngày 25 tháng 9 năm 1941, Kasuga Maru được chuyển từ Kōkū Sentai số thứ Năm sang Kōkū Sentai số thứ tư.[4] (Kasuga Maru được sử dụng để vận chuyển máy bay đến các căn cứ tiền tuyến của Nhật Bản và không nên được coi là một tàu sân bay dùng trong chiến đấu. Tình trạng của bất kỳ đơn vị máy bay nào mà cô có thể đã mang không rõ ràng. [5]) Tàu sân bay Shōhō được bổ sung vào Kōkō Sentai thứ tư vào ngày 22 tháng 12 năm 1941 [6]. Nó đã bị đánh chìm vào ngày 7 tháng 5 năm 1942 trong Trận chiến Biển San hô.[7] Akagi, Kaga, Sōryū, và Hiryū đã bị mất trong trận Midway.[7]
Mỗi Kōkū Sentai số của Hàng không hạm đội 1 có xu hướng bao gồm một cặp tàu sân bay, và mỗi tàu bao gồm hikōkitai/hikōtai tương ứng (đơn vị hàng không) của mỗi tàu sân bay.[8][9] Mỗi Kōkū Sentai số của Hàng không hạm đội 1 là một đơn vị chiến thuật có thể được triển khai riêng biệt hoặc kết hợp với các Kōkū Sentai số còn lại của Hàng không hạm đội 1, tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ. Ví dụ, đối với các chiến dịch chống lại New Britain và New Guinea vào tháng 1 năm 1942, chỉ Kōkū Sentai số thứ nhất và thứ năm tham gia.
Số lượng (từ khoảng 20 đến 80 máy bay) và loại máy bay sẽ khác nhau dựa trên sức chứa của tàu sân bay.[10] Các tàu sân bay hạm đội lớn có ba loại máy bay; máy bay chiến đấu, máy bay ném bom ngang/ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào. Các tàu sân bay nhỏ hơn có xu hướng chỉ có hai loại máy bay: máy bay chiến đấu và máy bay ném bom ngư lôi.
Vào đầu Chiến tranh Thái Bình Dương, Hạm đội Không quân đầu tiên bao gồm sáu tàu sân bay hạm đội: Akagi, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku, và Zuikaku, và hai tàu sân bay hạng nhẹ: Ryūjō và Kasuga Maru (sau này đổi tên thành Taiyō), như trong bảng dưới đây.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Hạm đội Không quân thứ nhất được chuyển đổi thành Hạm đội thứ ba (第三艦隊) và Hạm đội thứ tám (第八艦隊), và Kōkū Sentai số thứ 2(thế hệ thứ nhất) và Kōkū Sentai số thứ 5 bị giải tán.[11] Cùng ngày, các tàu sân bay tiền tuyến của Hải quân Nhật Bản và các đơn vị máy bay của họ đã đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 3 (lúc đó là thế hệ thứ sáu của nó).[12]
Kidō Butai
sửaKidō Butai (機動部隊 "Lực lượng cơ động") là chỉ định chiến lược của Hạm đội Liên hợp cho tập hợp các hạm đội tác chiến tàu sân bay của nó.[13] Cái tên này là một thuật ngữ thuận tiện; nó không phải là tên chính thức cho đơn vị này. Kidō Butai bao gồm sáu tàu sân bay lớn nhất của Nhật Bản chia thành ba Hạm đội tàu sân bay, tất cả kết hợp mang theo Hạm đội Hàng không thứ nhất. Lực lượng đặc nhiệm cơ động này được tạo ra để thực hiện cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng dưới quyền Phó Đô đốc Nagumo Chūichi năm 1941.[14] Trong đợt tấn công Trân Châu Cảng, Kidō Butai gồm sáu tàu sân bay(chỉ huy bởi Nagumo Chūichi, Yamaguchi Tamon và Hara Chūichi) với 414 máy bay, 2 thiết giáp hạm, 3 tàu tuần dương, 9 tàu khu trục, 8 tàu vận tải, 23 tàu ngầm và 4 tàu ngầm mini. Tuy nhiên, những tàu hộ tống này được mượn từ các hạm đội và chiến đội khác. Nó được coi là hạm đội hải quân mạnh nhất cho đến khi bốn trong số sáu tàu sân bay của đơn vị bị đánh chìm trong trận Midway.
Tàu sân bay thuộc Kidō Butai, năm 1941 | |
---|---|
Hàng không chiến đội 1 | |
Akagi | |
Kaga | |
Hàng không chiến đội 2 | |
Sōryū | |
Hiryū | |
Hàng không chiến đội 4 | |
Ryūjō | |
Taiyō | |
Hàng không chiến đội 5 | |
Shōkaku | |
Zuikaku |
Chuyển giao
sửaNgày | Đơn vị cấp dưới | Các đơn vị và tàu cấp dưới cùng |
---|---|---|
Ngày 10 tháng 4 năm 1941 (bản gốc) | Hàng không chiến đội 1 | Akagi, Kaga |
Khu trục đội 7: Akebono, Ushio | ||
Hàng không chiến đội 2 | Sōryū, Hiryū | |
Khu trục đội 23: Kikuzuki, Uzuki | ||
Hàng không chiến đội 4 | Ryūjō | |
Ngày 10 tháng 12 năm 1941 | Hàng không chiến đội 1 | Akagi, Kaga |
Khu trục đội 7: Akebono, Ushio | ||
Hàng không chiến đội 2 | Sōryū, Hiryū | |
Khu trục đội 23: Kikuzuki, Uzuki | ||
Hàng không chiến đội 4 | Ryūjō, Taiyō | |
Khu trục đội 3: Shiokaze, Hokaze | ||
Hàng không chiến đội 5 | Shōkaku, Zuikaku, Oboro, Akigumo | |
10 tháng 4 năm 1942 | Hàng không chiến đội 1 | Akagi, Kaga |
Hàng không chiến đội 2 | Hiryū, Sōryū | |
Hàng không chiến đội 4 | Ryūjō, Shōhō | |
Hàng không chiến đội 5 | Shōkaku, Zuikaku | |
Thủy lôi chiến đội 10 | Nagara | |
Khu trục đội 4: Nowaki, Arashi, Hagikaze, Maikaze | ||
Khu trục đội 10: Kazagumo, Makigumo, Yūgumo, Akigumo | ||
Khu trục đội 17: Urakaze, Isokaze, Tanikaze, Hamakaze | ||
14 tháng 7 năm 1942 | Giải thể |
Chỉ huy
sửa- Tư lệnh trưởng
STT | Quân hàm | Tên | Từ | Đến |
---|---|---|---|---|
1 | Phó Đô đốc | Nagumo Chūichi | Ngày 10 tháng 4 năm 1941 |
- Tham mưu trưởng
STT | Quân hàm | Tên | Từ | Đến |
---|---|---|---|---|
1 | Phó Đô đốc | Kusaka Ryūnosuke | Ngày 10 tháng 4 năm 1941 | 14 tháng 7 năm 1942 |
Hạm đội không quân trên đất liền
sửaVào ngày 1 tháng 7 năm 1943, Hạm đội Hàng không thứ nhất được tái thành lập[15] thành một hạm đội không quân trên cạn hoàn toàn. Nó được dự định bao gồm gần 1.600 máy bay khi hoàn thành,[16] hưng tình hình chiến tranh ngăn cản nó chạm đến con số đó, và thế hệ thứ hai của hạm đội này bắt đầu với chỉ hai kōkūtai: Dai 261 Kaigun Kōkūtai (một đơn vị mang Zero mới một tháng tuổi) [17] và Dai 761 Kaigun Kōkūtai (một đơn vị ném bom được tạo ra cùng ngày với hạm đội này[18]). Vào ngày 30 tháng 9 năm 1943, một cuộc họp nội các đã lên kế hoạch cho chiến lược Vùng Không quân Tuyệt đối (絶対国防圏 Zettai Kokubōken)[19]. Kế hoạch biến quần đảo Kuril, quần đảo Bonin, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline, đảo Biak, quần đảo Sunda và Miến Điện thành những tàu sân bay không thể chìm được. Hàng không hạm đội 1 trở thành lực lượng chính của kế hoạch này. Tuy nhiên, nó đã bị đánh bại hoàn toàn trong trận chiến biển Philippine. Hải quân Nhật sau đó di chuyển hạm đội không quân về Philippines để tập hợp lại. Tuy nhiên, một phần do sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu của phi công, phi đội không quân bị thiệt hại nghiêm trọng trong cuộc không chiến trên Đài Loan. Sau trận chiến, nó chỉ có 30 chiếc máy bay họ phải dùng chiến thuật duy nhất còn lại là tấn công kamikaze.
Chuyển giao
sửaNgày | Đơn vị cấp trên | Đơn vị cấp dưới | Đơn vị mức thấp nhất |
---|---|---|---|
1 tháng 7 năm 1943 | Tổng Hành Dinh Đế quốc Nhật Bản | Kōkūtai (Trung đoàn không quân hải quân) Số 261, Kōkūtai Số 761 | |
1 tháng 1 năm 1944 | Tổng Hành Dinh Đế quốc Nhật Bản | Kōkūtai Số 121, Kōkūtai Số 261, Kōkūtai Số 263, Kōkūtai Số 265, Kōkūtai Số 321, Kōkūtai Số 341, Kōkūtai Số 344, Kōkūtai Số 521, Kōkūtai Số 523, Kōkūtai Số 1021 | |
15 tháng 2 năm 1944 | Hạm đội Liên hợp | Kōkū Sentai số 61 | Kōkūtai Số 121, Kōkūtai Số 261, Kōkūtai Số 263, Kōkūtai Số 321, Kōkūtai Số 341, Kōkūtai Số 343, Kōkūtai Số 521, Kōkūtai Số 523, Kōkūtai Số 761, Kōkūtai Số 1021 |
Kōkū Sentai số 62 | Kōkūtai số 141, Kōkūtai số 261, Kōkūtai Số 265, Kōkūtai số 322, Kōkūtai số 345, Kōkūtai số 361, Kōkūtai số 522, Kōkūtai số 524, Kōkūtai số 541, Kōkūtai số 762 | ||
5 tháng 5 năm 1944 | Hạm đội Liên hợp | Kōkū Sentai số 22 | Kōkūtai số 151, Kōkūtai số 202, Kōkūtai số 251, Kōkūtai số 253, Kōkūtai số 301, Kōkūtai số 503, Kōkūtai số 551, Kōkūtai số 755 |
Kōkū Sentai số 26 | Kōkūtai số 201, Kōkūtai số 501, Kōkūtai số 751 | ||
Kōkū Sentai số 61 | Kōkūtai Số 121, Kōkūtai Số 261, Kōkūtai Số 263, Kōkūtai Số 321, Kōkūtai Số 341, Kōkūtai số 343, Kōkūtai Số 521, Kōkūtai Số 523, Kōkūtai số 763, Kōkūtai Số 1021 | ||
7 tháng 8 năm 1944 | Hạm đội vùng Tây Nam | Kōkū Sentai số 22 | Kōkūtai Higashi-Caroline |
Kōkū Sentai số 23 | Kōkūtai Gōhoku | ||
Kōkū Sentai số 26 | Kōkūtai Hitō | ||
Kōkū Sentai số 61 | Kōkūtai Mariana, Kōkūtai Nishi-Caroline | ||
Kōkūtai số 153, Kōkūtai số 201, Kōkūtai Số 761, Kōkūtai Số 1021 | |||
15 tháng 12 năm 1944 | Hạm đội vùng Tây Nam | Kōkū Sentai số 23 | Kōkūtai Gōhoku |
Kōkū Sentai số 26 | Kōkūtai Hokuhi, Kōkūtai Chūhi, Kōkūtai Nanpi | ||
Kōkūtai số 153, Kōkūtai số 201, Kōkūtai Số 761, Kōkūtai Số 1021 | |||
1 tháng 3 năm 1945 | Hạm đội vùng Tây Nam | Kōkū Sentai số 26 | Kōkūtai Hokuhi, Kōkūtai Chūhi, Kōkūtai Nanpi, Kōkūtai số 141, Kōkūtai số 153, Kōkūtai số 201, Kōkūtai số 221, Kōkūtai Số 341, Kōkūtai Số 761, Kōkūtai số 763 |
Kōkūtai Đài Loan, Kōkūtai số 132, Kōkūtai số 133, Kōkūtai số 165, Kōkūtai số 634, Kōkūtai số 765, Kōkūtai Số 1021 | |||
8 tháng 5 năm 1945 | Hạm đội Liên hợp | Kōkūtai số 132, Kōkūtai số 133, Kōkūtai số 205, Kōkūtai số 765 | |
15 tháng 6 năm 1945 | Giải thể |
Chỉ huy
sửa- Tư lệnh trưởng
Quân hàm | Tên | Thời gian | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|
1 | Phó Đô đốc | Kakuta Kakuji | 1 tháng 7 năm 1943 | tử trận vào ngày 2 tháng 8 năm 1944. |
x | Vị trí trống | 3 tháng 8 năm 1944 | (sau cái chết đột ngột của Phó Đô đốc Kakuta) | |
2 | Phó Đô đốc | Teraoka Kinpei | 7 tháng 8 năm 1944 | |
3 | Phó Đô đốc | Ōnishi Takijirō | 20 tháng 10 năm 1944 | |
4 | Phó Đô đốc | Shima Kiyohide | 10 tháng 5 năm 1945 | |
x | Giải thể | 15 tháng 6 năm 1945 |
- Tham mưu trưởng
Quân hàm |
Tên | Thời gian | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|
1 | Đại tá / Chuẩn Đô đốc | Miwa Yoshitake | 1 tháng 7 năm 1943 | tử trận vào ngày 2 tháng 8 năm 1944. Được thăng cấp bậc sau hi sinh lên Chuẩn Đô đốc vào cùng ngày. |
x | Vị trí trống | 3 tháng 8 năm 1944 | (sau cái chết không báo trước của Đại tá Miwa) | |
2 | Đại tá | Odawara Toshihiko | 7 tháng 8 năm 1944 | |
3 | Chuẩn Đô đốc | Kikuchi Tomozō | 1 tháng 1 năm 1945 | |
4 | Chuẩn Đô đốc | Nakazawa Tasuku | 10 tháng 5 năm 1945 | |
x | Giải thể | 15 tháng 6 năm 1945 |
-
Phó Đô đốc Yamaguchi Tamon (chỉ huy Hạm đội tàu sân bay thứ hai)
-
Phó Đô đốc Kakuta Kakuji (chỉ huy Hạm đội tàu sân bay thứ tư - từ năm 1941)
-
Phó Đô đốc Hara Chūichi (chỉ huy Hạm đội tàu sân bay thứ năm)
-
Phó Đô đốc Mikawa Gunichi (chỉ huy Hạm đội thiết giáp hạm thứ ba)
-
Phó Đô đốc Ōmori Sentarō (chỉ huy Hạm đội thủy lôi thứ nhất)
-
Phó Đô đốc Miwa Shigeyoshi (chỉ huy Hạm đội tàu ngầm thứ ba)
-
Phó Đô đốc Kusaka Ryūnosuke (Tham mưu trưởng, Hạm đội Hàng không thứ Nhất)
-
Chuẩn Đô đốc Yanagimoto Ryusaku (Thuyền trưởng chiếc Sōryu, thuộc Hạm đội tàu sân bay thứ hai)
Chiến dịch
sửaTrân châu cảng
sửaKidō Butai (còn được gọi là Lực lượng Tác chiến Tàu sân bay) khởi hành từ vịnh Hittokapu, Nhật Bản dưới quyền Phó Đô đốc Nagumo Chūichi vào ngày 26 tháng 11 năm 1941, đến vùng biển Hawaii vào Chủ nhật ngày 7 tháng 12 năm 1941. Vào khoảng 8 giờ sáng, làn sóng đầu tiên bắt đầu tấn công vào Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng và trên các sân bay xung quanh. Đến cuối ngày, 21 tàu Mỹ bị đánh chìm hoặc làm tê liệt, 188 máy bay bị phá hủy, và hơn 3.500 quân nhân Mỹ bị thương vong. Nhật Bản chính thức tuyên chiến với Hoa Kỳ.
Không kích Darwin
sửaCuộc Không kích Darwin vào ngày 19 tháng 2 năm 1942 là cuộc tấn công lớn nhất từng được thực hiện bởi một cường quốc nước ngoài lên lãnh thổ nước Úc. Vào ngày đó, 242 chiếc máy bay Nhật, trong hai cuộc tấn công riêng biệt, tấn công, tàu ở cảng và hai sân bay của thị trấn Darwin nhằm ngăn chặn phe Đồng Minh sử dụng chúng làm căn cứ để chống lại cuộc xâm lược Timor và Java của Nhật. Thị trấn không được bảo vệ kĩ càng nên người Nhật Bản gây thiệt hại nặng nề cho quân Đồng minh với tổn thất thấp cho chính họ. Các khu vực đô thị của Darwin cũng bị một số thiệt hại từ các cuộc tấn công và có một số thương vong dân thường.
Cuộc đột kích vào Ấn Độ Dương
sửaTừ ngày 31 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4 năm 1942, phe Nhật tiến hành một cuộc xuất kích hải quân chống lại lực lượng hải quân Đồng Minh ở Ấn Độ Dương. Lực lượng Kidō Butai, gồm sáu tàu sân bay do Đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Anh, với việc đánh chìm 1 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 2 tàu khu trục và 23 tàu buôn mà chỉ mất 20 phi cơ. Các cuộc tấn công lên đảo Ceylon cũng được thực hiện.
Trận Biển San hô
sửaHàng không hạm đội 1 đã phái Hàng không chiến đội 5 đến Biển San Hô trong thời gian trở về từ Ấn Độ Dương. Vào ngày 7 tháng 5, Hải quân Mỹ đã phát hiện lực lượng xâm lược của cảng Moresby và nhầm nó với lực lượng tàu sân bay chính. Đô đốc Fletcher đã phóng một cuộc không kích và đánh chìm tàu sân bay hạng nhẹ Shōhō. Sau khi mất lực lượng không quân bảo vệ, lực lượng xâm lược cảng Moresby đã từ bỏ nhiệm vụ của mình và rút lui về phía bắc. Cùng ngày Hải quân Nhật tìm thấy và đánh chìm tàu khu trục Mỹ Sims và tàu chở dầu Neosho. Trận đấu chính đã diễn ra vào ngày 8 tháng 5. Cả hai lực lượng tàu sân bay đều phát hiện và tấn công nhau. Kết quả là, Lexington bị đánh chìm và Yorktown bị hư hại bởi một cuộc không kích của Nhật Bản. Máy bay Hải quân Mỹ cũng đã gây thiệt hại cho Shōkaku, có nghĩa là cô và tàu chị em của cô không thể tham gia vào hoạt động sau. Các hạm đội còn lại trở về Nhật Bản để chuẩn bị cho cuộc xâm lược Midway(Chiến dịch MI).
Trận Midway
sửaĐô đốc Isoroku Yamamoto lên kế hoạch nhử và tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ bằng cách tấn công Quần đảo Midway vào tháng 6 năm 1942. Phe Nhật không biết rằng Hoa Kỳ đã phá vỡ mã hải quân của họ. Kết quả là, các tàu sân bay Mỹ đã ở trong khu vực khi người Nhật tấn công Midway. Vào ngày 3 tháng 6, các máy bay ném bom trên đất liền của Mỹ từ Midway đã tấn công hạm đội Nhật nhưng không đạt được đòn dính nào. Vào ngày 4 tháng 6, do những nỗ lực trinh sát kém và những sai lầm chiến thuật của Phó Đô đốc Nagumo Chūichi, các máy bay ném bom bổ nhào của Hải quân Mỹ có thể tấn công bất ngờ lực lượng tàu sân bay Nhật Bản và phá hủy ba tàu sân bay (Akagi, Kaga và Sōryū). Vào thời điểm cuộc tấn công, các tàu sân bay Nhật Bản đang trong quá trình chuẩn bị tung ra một cuộc không kích chống lại các tàu sân bay Mỹ và những khoang chứa máy bay của họ đầy những máy bay, bom và nhiên liệu hàng không đã đóng phần quyết định cho sự hủy diệt của chúng. Tàu sân bay Hiryū đã sống sót sau cuộc tấn công và Chuẩn Đô đốc Yamaguchi Tamon đã phóng một đợt tấn cống chống lại Yorktown. Máy bay từ Hiryū đã làm tê liệt Yorktown và sau đó tàu ngầm Nhật I-168 đánh chìm nó. Đáp lại, Hoa Kỳ đã tấn công Hiryū và đánh chìm cô ta. Ngày hôm đó, bên Nhật đã mất bốn tàu sân bay và nhiều phi công của họ.
Trận biển Philipine
sửaCuộc tấn công của Hải quân Hoa Kỳ vào căn cứ Nhật tại Truk vào ngày 17 tháng 2 năm 1944 (thuộc Chiến dịch Hailstone) làm ngạc nhiên quân đội Nhật. Đáp lại, Hải quân Nhật đã ra lệnh cho tất cả Không đoàn số 61 đến quần đảo Marianas.[20] Kaigun Kōkūtai Số 261 (máy bay chiến đấu) của nó tiến vào Saipan vào khoảng 19-24 tháng 2 năm 1944, nhưng sự tiêu hao trong chiến đấu và bệnh tật đã làm suy yếu đơn vị và nó chỉ đóng một vai trò nhỏ trong Trận chiến biển Philippine.[21] Các thành phần của Kaigun Kōkūtai Số 263 của Không đoàn 61 được đóng tại Guam từ ngày 15 tháng 6 năm 1944 và tham gia vào trận chiến.[22]
Trận Leyte Gulf
sửaSau thất bại thảm khốc trong trận chiến biển Philippine, lực lượng tàu sân bay Nhật Bản lại một lần nữa không có phi công và máy bay. Điều này có nghĩa là ở trận vịnh Leyte, lực lượng tàu sân bay Hải quân Nhật chỉ được sử dụng như một lực lượng mồi nhử mà cuối cùng nó đã bị phá hủy, trận chiến đánh dấu kết thúc chiếc tàu sống sót cuối cùng của Kidō Butai, Zuikaku, cùng với các tàu sân bay hạng nhẹ Zuiho, Chiyoda và Chitose dưới uy lực của Lực lượng Tác chiến 38 của Đô đốc William F. Halsey.
Dẫn chứng
sửa- ^ Parshall and Tully, pp. 82, 86, 137–138, and 416; Peattie, pp. 124–25, 147–53; Tully; Stille, pp. 13–14
- ^ Peattie, p. 159
- ^ Parshall and Tully, pp. 85 and 136–145; Peattie, pp. 155–59: Stille, pp. 14–15, 50–51
- ^ Thorpe, Donald W. (1977) Japanese Naval Air Force Camouflage and Markings World War II, Aero Publishers, Inc., p. 116 ISBN 0-8168-6587-6
- ^ Tully, Anthony, Stories and Battle Histories of the IJN's Carrier Fleet, Retrieved ngày 8 tháng 9 năm 2010.
- ^ Prange, Gordon W. in collaboration with Goldstein, Donald M. and Dillon, Katherine V. (1981) At Dawn We Slept: The Untold Story of Pearl Harbor, Penguin Books, Ltd., p. 107 ISBN 0-14-00-6455-9
- ^ Morison, Samuel Eliot (1963) The Two-Ocean War, Little, Brown & Co., ff. 156-161
- ^ Hata, Ikuhiko; Izawa, Yasuho and Shores Christopher, (2011) Japanese Naval Air Force Fighter Units and Their Aces 1932-1945, Grub Street, ff. 128-159, ISBN 978-1-906502-84-3
- ^ Thorpe, Donald W., (1977) Japanese Naval Air Force Camouflage and Markings World War II, Aero Publishers, Inc., ISBN 0-8168-6587-6
- ^ IJN 1st Air Fleet Retrieved ngày 8 tháng 9 năm 2010.
- ^ Nairei (Internal Order) No. 1241, ngày 14 tháng 7 năm 1942, amending Nairei No. 1226 of 1941, JACAR (アジア歴史資料センター Asia Historical Materials Center) Ref.C12070164100, page 9 of 50.
- ^ 戦史叢書80巻463-465頁「空母部隊の再建と新戦法」(Senshi Sōsho Vol. 80, ff.463-465; "Rebuilding Carrier Units and New Tactics".
- ^ Klemen, L. “Vice-Admiral Chuichi Nagumo”. Forgotten Campaign: The Dutch East Indies Campaign 1941–1942. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2012.
- ^ Parshall and Tully, pp. 6 & 535.
- ^ Nairei (Internal Order) No. 1331, ngày 1 tháng 7 năm 1943, JACAR (アジア歴史資料センター Asia Historical Materials Center) Ref. C12070178900.c1060b00002.0hourei_11_006.1493_01.pdf at p. 47 of 50
- ^ citing Senshi Sōsho, Vol. 39 at 178-181; Vol. 71 at 204
- ^ Hata, Ikuhiko; Izawa, Yasuho; Shores, Christopher (2011) Japanese Naval Air Force Fighter Units and Their Aces 1932-1945, Grub Street, p.209, ISBN 978-1-90650284-3
- ^ The Maru Mechanic, Vol. 46, Ushio Shobō K.K., 1984, at 121
- ^ http://www.ndl.go.jp/horei_jp/kakugi/txt/txt00504.htm(今後採ルヘキ戦争指導ノ大綱)[liên kết hỏng] by National Diet Library. Truy cập 2009-05-28. Archived[liên kết hỏng] 2009-05-30.
- ^ Hata, Ikuhiko; Izawa, Yasuho and Shores, Christopher (2011) Japanese Naval Air Force Fighter Units and Their Aces 1932-1945, Grub Street, p. 86, ISBN 9781906502843
- ^ Hata, Ikuhiko; Izawa, Yasuho and Shores, Christopher (2011) Japanese Naval Air Force Fighter Units and Their Aces 1932-1945, Grub Street, ff. 209-210, ISBN 9781906502843
- ^ Hata, Ikuhiko; Izawa, Yasuho and Shores, Christopher (2011) Japanese Naval Air Force Fighter Units and Their Aces 1932-1945, Grub Street, p. 212, ISBN 9781906502843
- ^ Theo Parshall và Tully, tr. 86–87, người Nhật thường không phóng toàn bộ các không đoàn không quân của họ thành một cuộc tấn công tập trung. Thay vào đó, mỗi tàu sân bay sẽ khởi động một "nhóm tấn công đầy boong tàu" của tất cả các máy bay của nó có thể phóng cùng một lúc trên mỗi boong máy bay. Các đợt tấn công tiếp theo bao gồm các máy bay tiếp theo. Do đó, các cuộc không kích của Hàng không hạm đội 1 sẽ thường bao gồm ít nhất hai đợt máy bay khổng lồ. Peattie (tr. 152) và Jisaburō Ozawa (Goldstein, trang 78-80) nhấn mạnh rằng Hạm đội Không quân thứ nhất không phải là lực lượng tấn công chính của Hải quân Nhật. Hải quân Nhật vẫn coi Hạm đội Không quân thứ 1 là một thành phần không thể tách rời trong lực lượng đặc nhiệm chiến đấu quyết định của Hạm đội Liên hợp tập trung vào các thiết giáp hạm.
Sách
sửa- Hata, Ikuhiko; Izawa, Yasuho and Shores, Christopher, (2011) Japanese Naval Air Force Fighter Units and Their Aces 1932-1945, Grub Street, ISBN 978-1-906502-84-3
- Parshall, Jonathan; Tully, Anthony (2005). Shattered Sword: The Untold Story of the Battle of Midway. Dulles, Virginia: Potomac Books. ISBN 1-57488-923-0.
- Prange, Gordon W. in collaboration with Goldstein, Donald M. and Dillon, Katherine V. (1981) At Dawn We Slept: The Untold Story of Pearl Harbor, Penguin Books, Ltd., ISBN 0-14-00-6455-9
- Thorpe, Donald W. (1977) Japanese Naval Air Force Camouflage and Markings World War II. Fallbrook, CA: Aero Publishers, 1977. ISBN 0-8168-6583-3 (hardcover; paperback ISBN 0-8168-6587-6).
- "Monthly the Maru" series, and "The Maru Special" series, “Ushio Shobō”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2009. (Japan)
- "Monthly Ships of the World" series, “Kaijinsha”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2009. (Japan)
"Famous Airplanes of the World" series and "Monthly Kōku Fan" series, Bunrindō (Japan)