Kiến tính
Kiến tánh (zh. jiànxìng 見性, ja. kenshō) tức là trực nhận thấy bổn tánh, là một danh từ chỉ sự trực nhận chân lý, thấy bổn tánh. Như tất cả ngôn ngữ thì danh từ này cũng không chánh xác, và có thể tạo sự hiểu lầm, vì kinh nghiệm kiến tánh không có tánh nhị nguyên, không có người nhìn (năng kiến) và không có tánh được nhìn (sở kiến). (xem cuộc đối thoại của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác với Lục tổ Huệ Năng).
Kiến tánh đồng nghĩa với Giác ngộ, và cũng được sử dụng như nhau. Nhưng thông thường, danh từ Giác ngộ được xài để chỉ sự giác ngộ của một vị Phật, vị Tổ, còn danh từ Kiến tánh dùng để chỉ các kinh nghiệm nếm vị giác ngộ ban đầu, cần được tu tập rèn luyện thêm, gọi là Kiến tánh khởi tu.
Tham khảo
sửa- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |