Kiến cò

loài thực vật

Kiến cò (danh pháp hai phần: Rhinacanthus nasutus) là một cây thuộc Họ Ô rô (Acanthaceae). Cây cao 1–2 m. Thân cây có 6 góc tròn, thân và lá có lông rất mịn, lá có cuống dài 2-5mm, hai đầu thon, 5-6 cặp gân. Chùm tụ tán nhỏ, lá hoa nhỏ khoảng 2mm, đài cao 5mm, có lông trắng, vành trắng, ống dài 2 cm, môi trên cao 1 cm, môi dưới dài cỡ 1,5 cm, 2 tiêu nhị, noãn sào có 4 hạt.

Rhinacanthus nasutus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Acanthaceae
Chi (genus)Rhinacanthus
Loài (species)R. nasutus
Danh pháp hai phần
Rhinacanthus nasutus
(L.) Kurz
Danh pháp đồng nghĩa

Justicia nasuta L.
Pseuderanthemum connatum Lindau

Rhinacanthus communis Nees

Cây chứa một chất tương tự như axit chrysophanic. Rễ và lá dùng trị bệnh ngoài da, nhất là chứng hắc lào (lác đồng tiền).

Xuất xứ

sửa

Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaysia, Đông Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.

Mô tả

sửa

Cây cao 1–2 m. Thân cây có 6 góc tròn, thân và lá có lông rất mịn, lá có cuống dài 2-5mm, hai đầu thon, 5-6 cặp gân. Chùm tụ tán nhỏ, lá hoa nhỏ khoảng 2mm, đài cao 5mm, có lông trắng, vành trắng, ống dài 2 cm, môi trên cao 1 cm, môi dưới dài cỡ 1,5 cm, 2 tiêu nhị, noãn sào có 4 hạt.

Công dụng

sửa

Bạch hạc được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như chàm, Herpes, bệnh lao phổi, viêm gan, tiểu đường, cao huyết áp, và các loại bệnh ngoài da khác.[1] Nó cũng rất hữu ích trong điều trị rắn cắn.[2]

Bạch hạc được biết đến với tính chất chống oxy hóa của nó, nghiên cứu cho thấy nó có khả năng điều trị một số bệnh thoái hóa thần kinh - chứng mất trí, đột quỵ,, bệnh Huntington, bệnh Parkinsonbệnh Alzheimer [3][4][5][6]
Bạch hạc được sử dụng trong thuốc chống côn trùng như là một tác nhân tiềm năng để trừ muỗi vằnmuỗi culex.[7]

Chất chiết xuất của bạch hạc cho thấy có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, kháng virut, chống ung thư, kháng viêm, chống tiểu đường và chống tăng huyết áp.[8][9][10][11][12][13]

Thu hái

sửa

Người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi để một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài dễ bong ra. Mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.

Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ. Có khi dùng cả lá.

Liều dùng

sửa

Nhiều nơi người dân dùng rẽ cây bạch hạc chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da như bệnh chốc lở (impetigo), bệnh mụn rộp loang vòng (herpes circiné), eczema mãn tính.

Dùng rễ tươi hay khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc ngâm dấm trong 7 đến 10 ngày. Rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên.

Có thể nấu thành cao để dùng.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Rhinacanthus nasutus Improves the Levels of Liver Carbohydrate, Protein, Glycogen, and Liver Markers in Streptozotocin-Induced Diabetic Rats, hindawi, ngày 20 tháng 8 năm 2013
  2. ^ medicinal uses pharmacographica indica
  3. ^ James M. Brimson. “Molecules - Free Full-Text - Rhinacanthus nasutus Protects Cultured Neuronal Cells against Hypoxia Induced Cell Death”. MDPI.
  4. ^ Brimson, James; T. Tencomnao (ngày 26 tháng 7 năm 2011). “Rhinacanthus nasutus Protects Cultured Neuronal Cells against Hypoxia Induced Cell Death”. Molecules. 16 (8): 6322–38. doi:10.3390/molecules16086322. PMID 21792150.
  5. ^ Brimson, James; Brimson. S; Brimson. C; Rakkhitawatthana. V; Tencomnao. T (ngày 23 tháng 4 năm 2012). “Rhinacanthus nasutus Extracts Prevent Glutamate and Amyloid-β Neurotoxicity in HT-22 Mouse Hippocampal Cells: Possible Active Compounds Include Lupeol, Stigmasterol and β-Sitosterol”. International Journal of molecular sciences. 13 (4): 5074–5097. doi:10.3390/ijms13045074.
  6. ^ Brimson, James; Tewin Tencomnao (2013). “Medicinal herbs and antioxidants: potential of Rhinacanthus nasutus for disease treatment?”. Phytochemistry Reviews. 13: 643–651. doi:10.1007/s11101-013-9324-2.
  7. ^ Journal of Entomology and Zoology Studies 2015; 3 (1): 154-159
  8. ^ http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/np50092a018
  9. ^ “Antimicrobial activity and stability of rhinacanthins-rich Rhinacanthus nasutus extract”. Phytomedicine. 17: 323–327. doi:10.1016/j.phymed.2009.08.014.
  10. ^ Tewtrakul S, và đồng nghiệp (2009). “Effects of rhinacanthins from Rhinacanthus nasutus on nitric oxide, prostaglandin E2 and tumor necrosis factor-alpha releases using RAW264.7 macrophage cells”. nih.gov. 16: 581–5. doi:10.1016/j.phymed.2008.12.022. PMID 19303271.
  11. ^ “Induction of Apoptosis by Rhinacanthone Isolated from Rhinacanthus nasutus Roots in Human Cervical Carcinoma Cells”. jst.go.jp.
  12. ^ http://www.hindawi.com/journals/ecam/2013/102901/
  13. ^ “Antiproliferative Activity of Rhinacanthus nasutus (L.) KURZ Extracts and the Active Moiety, Rhinacanthin C”. jst.go.jp.

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Rhinacanthus nasutus tại Wikimedia Commons