Kho báu Martynivka

kho tích trữ tại làng Martynivka, tỉnh Cherkasy, Ukraina


Kho báu Martynivka (tiếng Ukraina: Мартинівський скарб, Martynivsky skarb) là một kho tích trữ bao gồm 116 hiện vật làm bằng bạc (với tổng trọng lượng vào khoảng 3,3 kg) được tìm thấy vào năm 1907 tại làng Martynivka, tỉnh Cherkasy, Ukraina. Kho báu hiện được bảo quản tại hai bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraina tại KyivBảo tàng Anh tại Luân Đôn. Việc chia tách các báu vật để trưng bày ở hai bảo tàng đã gây khó khăn trong công tác nghiên cứu về kho báu.[1]

Kho báu Martynivka
Một phần của kho báu Martynivka được trưng bày ở Bảo tàng Anh
Chất liệuĐá quýbạc
Niên đạiKhoảng thế kỷ thứ 6-7 Công nguyên
Thời kỳ/Văn hóaNomad
Hiện lưu trữ tạiBảo tàng Lịch sử Quốc gia UkrainaBảo tàng Anh
Một trong những bức tượng nhỏ được tìm thấy trong số các báu vật thuộc kho báu Martynivka. Bức tượng này khắc họa hình ảnh một nhân vật đang mặc một mặc chiếc áo may thêu.

Kho báu Martynivka được cho là có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ sáu hoặc thứ bảy Công nguyên.

Google Art and Culutre cho rằng kho báu này có niên đại vào khoảng từ năm 500 đến năm 700 Công nguyên.[2]

Nguồn gốc

sửa

Ngày chính xác tìm ra kho báu này chưa được biến đến. Theo thông tin truyền miệng, vụ phát hiện kho báu rất có thể đã xảy ra vào năm 1905 trong khu đất của Vladimir Murav'ev Apostol. Các nhà sưu tập đồ cổ khi hay tin, đã quá trễ để đến mua lại các hiện vật, trừ nhà sưu tập Bogdan Khanenco. Khanenco mua và sau đó tặng lại Bảo tàng Kyiv 28 hiện vật vào cuối năm 1909. Các hiện vật được đăng ký là tìm thấy tại Rzhischev, phía tây bắc Kanev bởi Khanenco. Khanenco có thể đã đăng ký vị trí tìm thấy báu vật khác đi so với sự thật nhằm tránh rắc rối với chủ đất Vladimir Murav'ev Apostol. Tháng 6 năm 1913, bảo tàng mua lại được thêm 7 hiện vật từ người bán không rõ lai lịch; và 44 hiện vật nữa được mua từ chính chủ khu đất Vladimir Murav'ev Apostol (tính cả năm hiện vật ông này mua lại từ tay các nhà sưu tập). Hai mươi ba hiện vật khác đã được Bảo tàng Anh mua lại vào năm 1912. Mặc dù các hiện vật được công bố tìm thấy tại vùng Kanev, không rõ rằng chúng được tìm thấy cùng một thời điểm.[1]

Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra bởi các nhà sử học về nền văn hóa đã tạo nên các hiện vật nằm trong kho báu này. Giả thuyết phổ biến cho rằng kho báu này có liên quan với nền văn hóa Penkovo của Antes .

Chi tiết các món đồ trong kho báu

sửa

Kho báu này bao gồm bốn bức tượng cỡ nhỏ bằng bạc có hình người đang nhảy múa, (bức tượng này cũng được xem là khắc họa hình ảnh 'người ngoài hành tinh' trong trang phục vũ trụ bó sát, do vẻ ngoài khác biệt của chúng)[3], năm bức tượng nhỏ khắc họa hình ảnh động vật, ba chiếc ghim cài áo, một chiếc trâm cài đầu, sáu vòng tay, vương miện, khuyên tai, vòng cổ, khóa, đầu dây thắt lưngdây nịt ngựa. Phong cách tạo hình của các bức tượng nhỏ đôi lúc được xem là chịu ảnh hưởng của người Hung, người Bulgar hoặc người Avar Pannonia.[4] Kho báu này được tin là đã được cất giấu vào khoảng năm 620-640 sau Công nguyên, và một đặc điểm của nó là kho báu này hoàn toàn không bất kỳ một đồng xu nào.[5]


Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Kidd, Dafydd; Pekarskaya, Ludmila (1995). New Insight into the 6th-7th Century Silver Hoard from Martynovka (Ukraine) [Một cái nhìn sâu sắc mới về kho bạc thế kỷ thứ 6-7 ở Martynovka]. Mémoires de l'Association française d'archéologie mérovingienne (bằng tiếng Anh). 9. tr. 351. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ “Martynivka's treasure. Anthropomorphic and zoomorphic figurines” [Kho báu của Martynivka. Các bức tượng nhân hình và động vật] (bằng tiếng Anh). Google Art and Culture. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 3 năm 2024. Truy cập Ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ “Энциклопедия аномальных явлений” [Bách khoa toàn thư về hiện tượng dị thường] (bằng tiếng Nga). Chernobrov. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2008. Truy cập Ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ “British Museum Highlights” [Điểm nhấn Bảo tàng Anh quốc] (bằng tiếng Anh). Bảo tàng Anh. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2015. Truy cập Ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ Michel Kazanski (2020). “Archaeology of the Slavic Migrations” (PDF). Encyclopedia of Slavic Languages and Linguistics Online. tr. 6.

Sách

sửa
  • Клейн Л. С. Пляшущие человечки Конан-Дойля на Руси // Троицкий вариант — Наука. № 99. trang 14.
  • Корзухина Г. Ф. Клады и случайные находки вещей круга «Древностей антов» в Среднем Поднепровье. Каталог памятников // МАИЭТ. Вып. V. Симферополь, 1996. trang 352—425, 525—705.
  • Рыбаков Б. A. Древние русы // Советская археология. T. XVII. 1953. trang 76-89.

Liên kết ngoài

sửa