Khủng hoảng con tin Sydney 2014

Vào ngày 15–16 tháng 12 năm 2014, một tay súng (hành động một mình) có tên là Man Haron Monis,[7][8] bắt giữ 17 khách hàng và nhân viên quán cà phê sô-cô-la Lindt trên đường Martin PlaceSydney, Australia làm con tin. Sau 16 giờ đối chọi khiến khu vực quanh hiện trường thuộc quận kinh doanh trung tâm Sydney bị phong tỏa và các tòa nhà xung quanh phải đóng cửa,[12] cảnh sát thuộc Lực lượng chiến đấu chiến thuật (TOU) đã ập vào quán cà phê sau khi nghe thấy tiếng súng nổ từ bên trong.[13] Một con tin bị tay súng này bắn chết, sau đó chính hắn cũng đã bị cảnh sát tiêu diệt. Một con tin khác chết vì đau tim trên đường tới bệnh viện.[2][14]

Khủng hoảng con tin Sydney 2014
Người dân đứng ngoài Martin Place cần quán Cafe Chocolate Lindt trong vụ khủng hoảng
Địa điểmÚc Martin Place, Sydney, New South Wales, Úc
Tọa độ33°52′05″N 151°12′40″Đ / 33,86796°N 151,21113°Đ / -33.86796; 151.21113
Thời điểm15 tháng 12 năm 2014 (2014-12-15)
9:44 a.m. – 2:44 a.m. 16 tháng 12 năm 2014 (2014-12-16) (AEDT, UTC+11:00)
Mục tiêuNhân viên và khách hàng của quán cafe
Loại hìnhBắt cóc con tin
Vũ khíSúng hoa cải, mã tấu[1]
Tử vong3 (2 người chết do đạn bắn, trong đó có kẻ khủng bố)[2][3]
Bị thương4[4]
Nạn nhân17 con tin[5]
Thủ phạmMan Haron Monis (Sheikh Haron)[6][7][8]
Động cơĐược miêu tả là có "động cơ chính trị".[9][10][11]

Trước đó, từ bên ngoài người ta nhìn thấy các con tin bị ép đứng sát ngoài cửa sổ quán cà phê, trên tay cầm một lá cờ đen của Thánh chiến cực đoan với dòng chữ thể hiện tín ngưỡng Hồi giáo shahādah viết bằng tiếng Ả-rập.[15][16] Ban đầu giới truyền thông nhầm lá cờ này với lá cờ do Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) sử dụng.[9][16] Kẻ khủng bố có nhiều tiền án bao gồm xâm hại tình dục, bị buộc tội đồng phạm trong vụ giết vợ anh ta. Hắn được miêu tả là có "động cơ chính trị".[9][10] Sau đó, các sự kiện xảy ra được đánh giá là "thiếu chuẩn bị và đơn độc... chỉ có một người, một khẩu súng và một lá cờ"; và rằng kẻ khủng bố này chỉ là một trong số rất nhiều phần tử quá khích muốn giành quyền lực "chỉ bằng cách gắn bản thân với một biểu tượng từ một châu lục khác".[17]

Cảnh sát giải quyết vụ việc như với một vụ tấn công khủng bố và thương lượng với Monis suốt cả ngày.[18][19] Hơn 50 tổ chức Hồi giáo đã ra tuyên bố chung chỉ trích vụ việc.[20]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Sydney siege: Police in contact with gunman as five hostages escape”. Fox News. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ a b “Sydney siege ends in tragedy”. Yahoo!7 News. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014. Seven Network reporter Chris Reason.... said the two dead are the gunman and a hostage. The hostage was killed by the gunman.
  3. ^ Fallon, Daniel; Saulwick, Jacob (ngày 16 tháng 12 năm 2014). “Lindt Cafe hostage drama in Martin Place, Sydney: day two”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014. Fairfax Media has been told that two people are dead, one of whom is the gunman, Man Haron Monis.
  4. ^ “Critical incident established following Martin Place siege” (Thông cáo báo chí). Sydney: New South Wales Police Force. ngày 16 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ “Lindt Cafe hostage drama in Martin Place, Sydney: day two”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ “LIVE STREAM: Sydney siege hostages 'huddled at one end of café'. 9news.com.au. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  7. ^ a b Ralston, Nick. “Martin Place, Sydney siege gunman identified as Man Haron Monis”. The Age. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ a b Knowles, Lorna (ngày 16 tháng 12 năm 2014). “Sydney siege: Man behind siege named as Iranian cleric Man Haron Monis”. ABC News. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  9. ^ a b c “Police say they are in contact with gunman holding hostages in Sydney, Australia”. news. ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ a b Griffiths, Emma (ngày 15 tháng 12 năm 2014). “Sydney siege: Prime Minister Tony Abbott says gunman is 'claiming political motivation'. ABC News. ABC News. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  11. ^ “A floral memorial to help heal our scarred heart”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014.
  12. ^ Thomsen, Simon (ngày 15 tháng 12 năm 2014). “SYDNEY SIEGE: Here's What's Happening To The City As A Result”. Business Insider Australia. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Hundreds lay floral tributes to Sydney siege victims”. 9news.com.au. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ "Victims of Sydney siege hailed as heroes after they die protecting hostages: Katrina Dawson, barrister and mother of three, was killed alongside Tori Johnson, Lindt manager who tried to wrestle gun from shooter's hands" By Josie Ensor, and Jonathan Pearlman in Sydney 11:36PM GMT ngày 15 tháng 12 năm 2014 Telegraph.co.uk
  15. ^ "Lindt Chocolate Cafe Hostage Drama in Martin Place Sydney." Sydney Morning Herald. ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  16. ^ a b “Seven in 'lockdown' due to hostage crisis”. news.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  17. ^ Aly, Waleed (ngày 17 tháng 12 năm 2014). “Sydney gunman Man Haron Monis a real sheikh only to himself”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  18. ^ Ralston, Nick; Partridge, Emma (ngày 15 tháng 12 năm 2014). “Martin Place siege being treated as terrorist attack, police confirm”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  19. ^ “Sydney siege: What we do and don't know about hostage situation in Martin Place”. ABC News. Australian Broadcasting Corporation. ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  20. ^ Franklin, Daniel (ngày 15 tháng 12 năm 2014). “Live blog: Siege in Sydney's Martin Place”. ABC News. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)