Keo ong (tiếng Anh: propolis, bee glue) là một hỗn hợp mà ong mật thu thập từ các chồi cây, nhựa cây, và các nguồn thực vật khác. Nó được sử dụng như một chất trám cho các không gian mở không mong muốn trong tổ ong. Keo ong được sử dụng để lấp kín những khoảng trống nhỏ (khoảng 6 mm hoặc ít hơn), trong khi các không gian lớn hơn thường được lấp đầy với sáp ong. Màu sắc của nó tùy thuộc vào nguồn thực vật của nó, trong đó màu nâu sẫm là phổ biến nhất. Keo ong khá dính ở nhiệt độ phòng, 20 °C (68 °F). Ở nhiệt độ thấp, nó trở nên cứng và rất giòn.

Keo ong

Các phân tử có hoạt tính y dược trong keo ong là chất flavonoid, axit phenolic và este của chúng. Các thành phần này có nhiều tác dụng chống lại vi khuẩn, nấmvirus. Ngoài ra, keo ong và các thành phần có trong keo ong có tác dụng chống viêm và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch. Hơn nữa, chúng đã được chứng minh là có khả năng làm giảm huyết áp cao và lượng cholesterol trong cơ thể. Các nghiên cứu khác về tác dụng của keo ong vẫn đang tiếp tục được thực hiện.

Nguồn gốc [1]

sửa

Thuật ngữ tiếng Anh của từ keo ong là Propolis có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Hi Lạp gồm hai từ "pro" (bảo vệ/ phía trước) và "polis" (cộng đồng, thành phố) mang ý nghĩa là chất bảo vệ tổ ong. Propolis (tên thông thường khác là "bee glue") là một nguyên liệu có nhựa màu vàng nâu được những chú ong thợ thu thập từ các chồi lá của nhiều loài cây như bạch dương, thông, sủi, liễu và cọ. Để sản xuất ra được keo ong, những chú ong cũng có thể sử dụng nguyên liệu được tiết ra từ vết thương ở thực vật (nhựa lá cây,chất nhầy,  nhựa cây, v.v..). Những nguyên liệu này sau khi thu thập sẽ được làm giàu với nước bọt và dịch tiết enzyme và được những con ong sử dụng để bao phủ tổ ong, lấp các vết nứt hoặc các khoảng trống trên tổ và ướp giết các loài côn trùng xâm nhập vào tổ ong. Những con ong bản địa khu vực Venezuela và các quốc gia nhiệt đới Nam Mỹ sau khi thu thập nguyên liệu. chúng sẽ trộn những nguyên liệu này với sáp ong và đất để tạo thành geopropolis (keo ong đất).

Keo ong là một phương thuốc tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi từ thời cổ đại. Người Ai Cập đã biết rất rõ các đặc tính chống mục của keo ong và đã sử dụng nó cho việc ướp xác. Những thầy thuốc thời đại Hy Lạp, La Mã nổi tiếng như Aristoteles, Dioscorides, PliniusGalen đã công nhận dược tính của keo ong. Dược tính của keo ong đã được các thầy thuốc Ả Rập sử dụng như một chất khử trùng điều trị vết thương và làm thuốc sát trùng miệng. Nền văn minh Inca cũng sử dụng keo ong như một phương thuốc hạ sốt. Đến thế kỷ 17, keo ong được xếp vào kho dược phẩm Luân Đôn như một loại thuốc chính thống. Giữa thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, keo ong đã trở thành một loại thuốc rất phổ biến ở châu Âu vì khả năng kháng khuẩn của nó.

Thành phần hóa học[1]

sửa

Thành phần hóa học của keo ong là khá phức tạp. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu xác định được rằng có hơn 300 hợp chất hóa học có trong keo ong, chủ yếu là polyphenol (chất có đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại việc tạo lập các gốc tự do dư thừa trong cơ thể). Các polyphenol chính có trong keo ong là flavonoids, kèm theo axit phenolic và este, andehit phenolic, ketones, v.v.. Ngoài ra, trong keo ong còn có các nguyên tố cần thiết như magnesi, nickel, calci, sắt và kẽm. Các hợp chất này bao gồm dầu dễ bay hơi, các axit thơm (5-10%), các loại sáp (30-40%). Trong mẫu keo ong từ Brazil và Trung Quốc có thêm hợp chất mới là axit 3,5- diprenyl-4-hydroxycinnamic và octacosanol. Do đó có thể nhận thấy thành phần hóa học trong keo ong có thể thay đổi theo khu vực địa lý và nguồn gốc của loài ong.

Thông thường keo ong có màu nâu đậm. Tuy nhiên, trong thành phần chính và là thành phần đặc biệt quan trọng nhất trong keo ong Brazil cho chất lượng keo ong khác biệt vượt trội, đó chính là chồi non, lá non của cây Baccharis dracunculifolia (cây hoa Alecrim) được sinh trưởng và phổ biến duy nhất tại Brazil, và loài (poplar) cho sản phẩm keo ong có màu xanh lá hay người ta thường gọi là keo ong xanh Brazil.

Tác dụng

sửa

Kháng khuẩn

sửa

Các tính chất dược lý học có trong keo ong chủ yếu là chống lại vi khuẩn Gram-dương (Staphylococci và Strepthococci spp.) và các vi khuẩn Gram âm (E.coli, K. pneumoniae, P. vulgaris và P. aeruginosa). Theo các nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy có chứa một số tiền cố định của loài khuẩn tụ cầu (Staphilococcus aureus), các nhà khoa học đã chứng minh trong keo ong có những hoạt chất kháng sinh tổng hợp tự nhiên như chất streptomycin, cloxacillin, chloramphenicol, cefradine và polymyxis B. Các nghiên cứu thực hiện trong môi trường ống nghiệm trên 15 chủng vi khuẩn lâm sàng thường gặp trong nha khoa cũng cho thấy keo ong chiết xuất có khả năng chống vi khuẩn, làm ức chế sự tăng sinh tế bào của vi khuẩn.[2]

Kháng virus

sửa

Amoros và cộng sự nghiên cứu hoạt động kháng virus của f 3-methyl-but-2-enyl từ chồi cây dương chống virus Herpes loại 1 và họ phát hiện ra rằng hợp chất này(có trong thành phần của keo ong) làm giảm hoạt động virus và DNA của virus, hiệu quả cao trong việc chữa lành các tổn thương Herpes sinh dục và giảm các triệu chứng của bệnh.[3]. Các thí nghiệm trong ống nghiệm đã cho thấy isopentyl ferulated (phân lập từ keo ong) ức chế đáng kể các hoạt động truyền nhiễm của virus cúm A1, cúm A/H3N2[4].

Ngoài ra, keo ong cũng có tác dụng ức chế một số loại virus như virus HIV[5]

Kháng nấm

sửa

Ota và đồng nghiệp (2001) đã nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của keo ong trong bài kiểm tra độ nhạy trên 80 chủng nấm men Candida. Bệnh nhân đã sử dụng chiết xuất keo ong (Canadian Bee Propolis) cho thấy giảm số lượng nấm Candida đáng kể.[6]

Ngoài ra, keo ong còn được biết đến với khả năng chống nguyên sinh và diệt ký sinh trùng.

Chống ung thư

sửa

Keo ong cũng có tác dụng gây mê tương tự như cocaine, tạo ra hiệu ứng tái sinh trên các mô sinh học và hoạt tính kháng ung thư chống lại nhiều tế bào ung thư. Keo ong cũng có thể ức chế phân chia tế bào và tổng hợp protein. CAPE (Caffeic acid phenethyl ester) có trong keo ong cũng đã được xác định là một trong những hợp chất chính có khả năng ngăn ngừa ung thư và chống hình thành khối u.

Chống lại vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày

sửa

[7]

Mục tiêu của nghiên cứu liên quan tới việc cô lập vi khuẩn Hp. Mẫu sinh thiết lấy từ 25 bệnh nhân bị viêm loét dạ dày từ bệnh viện. Từ mỗi bệnh nhân, hai mẫu sinh thiết được lấy và sử dụng để phát hiện vi khuẩn Hp. Nghiên cứu sử dụng tám loại kháng sinh (trong đó có kháng sinh ampicillin là yếu nhất) và 5 nồng độ keo ong thí nghiệm là 12.5, 25, 50, 100 và 200 mg/ml. Kết quả cho thấy 7/8 loại kháng sinh tác dụng với vi khuẩn Hp trong khi đó ampicilin không có tác dụng. Bên cạnh đó sự tập trung của keo ong được thấy ở những vùng ức chế vi khuẩn Hp. Keo ong ở nồng độ 100 và 200 mg/ml cho thấy hoạt động đáng kể so với các chất kháng sinh.

Bảo vệ gan, não, tim mạch, chống lão hóa

sửa

Đối với gan

sửa

Chất GSH trong gan (Glutathione chất nội sinh quan trọng trong cơ thể động vật) có một vai trò quan trọng bảo vệ chống lại các hóa chất gây tổn thương tế bào. GSH là một trong những phân tử chống oxy hóa quan trọng nhất của gan và ở nồng độ sinh lý góp phần vào việc duy trì quá trình oxy hóa khử thông thường. Keo ong có thể đảo ngược sự suy giảm của GSH gây ra bởi paracetamol và do đó ngăn ngừa tế bào chết rụng.[8]

Đối với não

sửa

Mô hệ thống thần kinh trung ương là đặc biệt dễ bị tổn thương khi quá trình oxy hóa xảy ra. Quá trình oxy hóa đóng một vai trò quan trọng đối với bệnh đa xơ cứng (MS) và viêm não (EAE). Ilhan và các cộng sự đã xem xét tác dụng của Axit caffeic phenethyl ester (CAPE) trên mô oxy hóa ở chuột bị viêm não. Điều trị bằng CAPE đã làm cải thiện các triệu chứng lâm sàng ở chuột. Kết quả cho thấy CAPE có thể có tác dụng ức chế sản xuất ROS(phản ứng gây ra bởi bệnh viêm não).[9]

Đối với tim mạch

sửa

Keo ong cũng có thể hoạt động chống lại các gốc oxy. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng keo ong có thể ức chế sự hình thành của các gốc tự do gây tổn thương tế bào như anion superoxide, những gốc tự do này được sản sinh trong quá trình oxy hóa hợp chất b-mercaptoethanol. Trong những nghiên cứu được thực hiện về keo ong Canada, CAPE đã chủ động hơn so galangin trong việc ức chế sự hình thành của các anion superoxide. Thí nghiệm trên thỏ cho thấy CAPE cũng bảo vệ cơ thể chống thiếu máu cục bộ do chấn thương tủy sống, tắc động mạch chủ dưới thận. Kết quả thử nghiệm này cho thấy keo ong và hợp chất CAPE trong keo ong có thể sử dụng dự phòng trong việc tránh biến chứng sau phẫu thuật phình động mạch chủ ngực hoặc phẫu thuật chấn thương lồng ngực.

Nâng cao hệ miễn dịch và chống viêm

sửa

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu, bằng chứng chứng minh keo ong nâng cao hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Sử dụng keo ong hằng ngày sẽ nâng cao hệ miễn dịch của người sử dụng.[10]

Chiết xuất keo ong

sửa

Hiện nay,để tách chiết keo ong con người phải sử dụng các cách tách chiết khác nhau

Chiết xuất bằng cồn

sửa

Ethyl alcohol 70% được sử dụng để hòa tan keo ong, keo ong chiết xuất theo phương pháp này yêu cầu có độ tinh khiết lớn hơn 30%.

Thông thường, các sản phẩm có cồn không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em

Chiết xuất bằng nhiệt độ cao

sửa

Sau khi được sấy khô, keo ong được tách chiết với nhiệt độ từ 50 - 60 độ C.

Chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh

sửa

Đây là phương pháp được các nhà khoa học đánh giá cao nhất bởi sau quá trình này keo ong giữ được độ tinh khiết cao nhất trong 3 phương pháp.

Keo ong nguyên liệu được sấy khô trước khi được tách chiết, ép lạnh với CO2

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Stefano Castaldo, Francesco Capasso (2002) "Propolis, an old remedy used in modern medicine": S1-S2
  2. ^ Mahmoud Lotfy, Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, Vol 7, 2006 "Biological Activity of Bee Propolis in Health and Disease"
  3. ^ Amoros M, Lurton F, Bowtie J, et al (1994) "Comparison of the antiherpes simplex virus activities of propolis and 3-methylbut-2 enyl caffeate" J Nat Prod, 57, 644-7
  4. ^ Serkedjieva J, Manolova N, Bankova V (1997) "Anti-influenza virus effect of some propolis constituents and their analogues" (esters of substituted cinnamic acid). J Nat Prod, 55, 294-302
  5. ^ Ito J, Chang FR, Wang HK, et al (2001). Anti-AIDS agents. "Anti-HIV activity of moronic acid derivatives and the new melliferone-related triterpenoid isolated from Brazilian propolis". J Nat Prod, 64, 1278-81
  6. ^ Ota C, Unterkircher C, Fantinato V, Shimizu MT (2001) "Antifungal activity of propolis on different species of Candida. Mycoses" 44, 375-8.
  7. ^ Arooba M.S. Ibrahim, Mohammed k. Turab (2011) "Kufa Journal For Veterinary Medical Sciences" The effect of  propolis on growth inhibition of Helicobacter pylori isolates from peptic ulcer patient.
  8. ^ El-Khatib AS, Agha AM, Mahran LG, Khayyal MT (2002) "Prophylactic effect of aqueous propolis extract against acute experimental hepatotoxicity in vivo". Z Naturforsch, 57, 379- 85.
  9. ^ Ilhan A, Koltuksuz U, Ozen S, et al (1999) "The effects of caffeic acid phenethyl ester (CAPE) on spinal cord ischemia reperfusion injury in rabbits". Eur J Cardiothorac Surg, 16, 458- 63.
  10. ^ A.P. Burke, A. Farb, G.T. Malcom, Y. Liang, J. Smialek, R. Virmani, N Engl J Med 336 (1997) 1276–1282.

Liên kết ngoài

sửa