Kali ethyl xanthat là một hợp chất sulfur hữu cơ với công thức hóa học CH3CH2OCS2K. Nó là một chất bột màu vàng nhạt được sử dụng trong công nghiệp khai khoáng để chia tách quặng. Không giống như hợp chất có liên quan là natri ethyl xanthat, muối kali này tồn tại như là một muối khan.

Kali ethyl xanthat
Danh pháp IUPACPotassium O-ethylcarbonodithioate
Tên khácKali ethylxanthogenat
Kali-O-ethyl dithiocacbonat
Nhận dạng
Số CAS140-89-6
PubChem2735045
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [K+].[S-]C(=S)OCC

InChI
đầy đủ
  • 1S/C3H6OS2.K/c1-2-4-3(5)6;/h2H2,1H3,(H,5,6);/q;+1/p-1
Thuộc tính
Bề ngoàiBột màu vàng nhạt
Khối lượng riêng1,263 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy225 – 226 °C
Điểm sôiPhân hủy
Độ axit (pKa)Khoảng 1,6
Các nguy hiểm
Chỉ dẫn RR15, R21, R22, R29, R36, R38
Chỉ dẫn SS3, S9, S35, S36, S37, S38, S39, S16, S23, S51
LD5022 g/kg (đường miệng, chuột)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sản xuất và tính chất

sửa

Các muối xanthat được điều chế bằng phản ứng của các rượu với cacbon đisulfua. Alkoxit được sinh ra tại chỗ (in situ) từ kali hydroxide:[2]

CH3CH2OH + CS2 + KOH → CH3CH2OCS2K + H2O

Kali ethyl xanthat tương đối ổn định ở pH cao nhưng nhanh chóng thủy phân với pH <9 ở 25 °C. Không giống như dẫn xuất của natri, kali ethyl xanthat kết tinh như là một muối khan và không hút ẩm.

Ứng dụng

sửa

Kali ethyl xanthat chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp khai khoáng như là một thuốc tuyển nổi để chiết tách các loại quặng đồng, niken và bạc.[3] Phương pháp này khai thác ái lực của các kim loại "mềm" này đối với các phối tử sulfur hữu cơ.

Kali ethyl xanthat là một thuốc thử hữu ích để điều chế các este xanthat từ các halide alkyl và aryl. Các este xanthat tạo ra là các chất trung gian hữu ích trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ.[4]

An toàn

sửa

Các xanthat là các chất độc do chúng giải phóng ra cacbon đisulfua. LD50 của kali ethyl xanthat là 683 mg/kg (đường miệng, chuột cống).[3]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Report 5 (1995) tr. 5
  2. ^ This report gives a detailed procedure Charles C. Price & Gardner W. Stacy (1948). “p-nitrophenyl) sulfide”. Organic Syntheses. 28: 82.; Collective Volume, 3, tr. 667
  3. ^ a b Kathrin-Maria Roy "Xanthates" trong Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry 2005, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a28 423
  4. ^ One of several procedures using xanthate esters: Fabien Gagosz and Samir Z. Zard (1948). “A Xanthate-Transfer Approach to α-Trifluoromethylamines”. Organic Syntheses. 84: 32.; Collective Volume, 11, tr. 212