Kali acetat (công thức hóa học: CH3COOK) là muối hữu cơ của kaliaxit acetic.

Kali acetat
Công thức cấu tạo của kali acetat
Tên khácE261
Nhận dạng
Số CAS127-08-2
PubChem31371
ChEMBL1201058
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • CC(=O)[O-].[K+]

InChI
đầy đủ
  • 1/C2H4O2.K/c1-2(3)4;/h1H3,(H,3,4);/q;+1/p-1
Thuộc tính
Công thức phân tửKC2H3O2
Khối lượng mol98,14292 g/mol (khan)
107,15056 g/mol (½ nước)
125,16584 g/mol (1½ nước)
Bề ngoàibột/tinh thể màu trắng chảy rữa
Khối lượng riêng1,8 g/cm³ (20 ℃)[1]
1,57 g/cm³ (25 ℃)
Điểm nóng chảy 292 °C (565 K; 558 °F)
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nước216,7 g/100 mL (0,1 ℃)
233,8 g/100 mL (10 ℃)
268,6 g/100 mL (25 ℃)
320,8 g/100 mL (40 ℃)
390,7 g/100 mL (96 ℃), xem thêm bảng độ tan[2]
Độ hòa tantan trong cồn, amonia lỏng
không tan trong ete, aceton
Độ hòa tan trong metanol24,24 g/100 g (15 ℃)
53,54 g/100 g (73,4 ℃)[1]
Độ hòa tan trong etanol16,3 g/100 g[1]
Độ hòa tan trong lưu huỳnh dioxide0,06 g/kg (0 ℃)[1]
Độ axit (pKa)4,76
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-722,6 kJ/mol[1]
Entropy mol tiêu chuẩn So298150,82 J/mol·K[3]
Nhiệt dung109,38 J/mol·K[3]
Dược lý học
Các nguy hiểm
NFPA 704

1
2
0
 
LD503250 mg/kg (đường miệng, chuột)[4]
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lịch sử

sửa

Ban đầu kali acetat là một thành phần để điều chế chất lỏng bốc khói của Cadet cùng với diarsenic trioxide (As2O3) vào năm 1760,[5]chất cơ kim đầu tiên được sản xuất. Nó được sử dụng như thuốc lợi tiểu và chất kiềm hóa, hoạt động như một chất điều hòa pH của dịch cơ thể sau khi được hấp thụ.

Điều chế

sửa

Kali acetat có thể được điều chế bằng cách cho một base chứa kali như kali hydroxide hoặc kali cacbonat phản ứng với axit acetic:

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

Phản ứng kiểu này được gọi là phản ứng trung hòa.

Phân tử ngậm 1,5 nước trong dung dịch (CH3COOK·1½H2O) bắt đầu chuyển thành ngậm ½ nước ở 41,3 ℃.[2]

Ứng dụng

sửa

Phá băng

sửa

Kali acetat có thể dùng như một chất phá băng thay cho các muối chloride như calci chloride hoặc magnesi chloride. Nó cung cấp lợi thế là ít phản ứng hơn trên đất và ít ăn mòn hơn, và vì lý do này kali acetat được ưa thích hơn cho việc dọn băng trên đường băng sân bay. Tuy nhiên nó đắt hơn.

Chữa cháy

sửa

Kali acetat cũng là chất dập tắt lửa được sử dụng trong bình chữa cháy loại K do khả năng làm mát và tạo thành lớp vỏ bọc ngọn lửa của các đám cháy dầu.

Phụ gia thực phẩm

sửa

Kali acetat là một phụ gia thực phẩm như là một chất bảo quản và điều hòa axit. Tại Liên minh châu Âu, nó được dán nhãn số E E261[6]; nó cũng được cho phép sử dụng ở Mỹ,[7] Úc và New Zealand.[8] Kali biacetat (CAS #4251-29-0 ) với công thức KH(CH3COO)2 là một chất phụ gia thực phẩm có liên quan có cùng số E với kali acetat.

Y học và hóa sinh

sửa

Trong y học, kali acetat được sử dụng như một phần của các quy trình thay thế trong điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường vì khả năng phân hủy thành bicacbonat và giúp vô hiệu hóa trạng thái axit.

Trong sinh học phân tử, kali acetat được sử dụng để kết tủa các protein dodecyl sunfat (DS) và các protein liên kết với DS, cho phép loại bỏ protein khỏi DNA. Nó cũng được sử dụng làm muối cho việc kết tủa etanol của DNA.

Kali acetat được sử dụng trong hỗn hợp dùng để bảo quản mô, làm cứng, và ướp xác. Hầu hết các viện bảo tàng ngày nay đều sử dụng phương pháp dựa trên formaldehyd do Kaiserling đề xuất năm 1897, mà có dùng kali acetat.[9] Ví dụ, xác ướp của Lenin được tắm trong một bồn chứa dung dịch kali acetat.[10]

Công nghiệp

sửa

Kali acetat có tác dụng xúc tác trong công nghiệp sản xuất nhựa polyurethane (PU).[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e http://chemister.ru/Database/properties-en.php?dbid=1&id=504
  2. ^ a b Seidell, Atherton; Linke, William F. (1952). Solubilithies of Inorganic and Organic Compounds. Van Nostrand.
  3. ^ a b Acetic acid, potassium salt trong Linstrom Peter J.; Mallard William G. (chủ biên); NIST Chemistry WebBook, NIST Standard Reference Database Number 69, National Institute of Standards and Technology, Gaithersburg (MD), http://webbook.nist.gov
  4. ^ http://chem.sis.nlm.nih.gov/chemidplus/rn/127-08-2
  5. ^ Seyferth, D. (2001). “Cadet's Fuming Arsenical Liquid and the Cacodyl Compounds of Bunsen”. Organometallics. 20 (8): 1488–1498. doi:10.1021/om0101947.
  6. ^ UK Food Standards Agency: “Current EU approved additives and their E Numbers”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ US Food and Drug Administration: “Listing of Food Additives Status Part II”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
  8. ^ Australia New Zealand Food Standards Code“Standard 1.2.4 - Labelling of ingredients”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ Dale Ulmer (1994). “Fixation. The Key to Good Tissue Preservation” (PDF). Journal of the International Society for Plastination. 8 (1): 7–10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ Andrew Nagorski (2007). The Greatest Battle. Simon and Schuster. tr. 53.
  11. ^ Hosea Cheung, Robin S. Tanke, G. Paul Torrence "Acetic Acid" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2005 Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a01_045.