Kỷ Thục phi (Minh Hiến Tông)
Hiếu Mục Kỷ Thái hậu (chữ Hán: 孝穆紀太后; 1451 - 1475), cũng gọi Kỷ Thục phi (紀淑妃) hoặc Hiếu Mục Hoàng hậu (孝穆皇后), là một phi tần của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm và là sinh mẫu của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường.
Hiếu Mục Hoàng hậu 孝穆皇后 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Minh Hiếu Tông sinh mẫu | |||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 1451 Liên Sơn, Thanh Viễn | ||||
Mất | 1475 (khoảng 24 tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh | ||||
An táng | Mậu lăng (茂陵) | ||||
Phối ngẫu | Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm | ||||
Hậu duệ | Minh Hiếu Tông | ||||
| |||||
Tước hiệu | [Thục phi; 淑妃] [Hoàng thái hậu; 皇太后] (truy phong) |
Thân thế
sửaCăn cứ vào Minh sử cùng Minh thực lục, Kỷ thị sinh khoảng Cảnh Thái thứ 2 (1451), là người Dao, là con gái một quan viên địa phương vùng man (Thổ quan; 土官) vùng Lý Đường trại (李糖寨; nay là khu vực Liên Sơn, Thanh Viễn của tỉnh Quảng Đông). Vào lúc này cha mẹ Kỷ thị đều mất sớm, thế là bà được thân quyến ở huyện Hạ (賀縣), nay là Hạ Châu thuộc tỉnh Quảng Tây.
Năm Thành Hóa thứ 2 (1466), nhà Minh mở cuộc chinh phạt các dân tộc thiểu số ở Quảng Tây (1466), Kỷ thị cùng rất nhiều người bị bắt về Tử Cấm Thành làm tù binh. Nhưng vì Kỷ thị thông minh, nhanh nhẹn nên được giao chức Nữ quan, có nhiệm vụ quản lý Nội tàng khố trong cung. Minh Hiến Tông vô tình bắt gặp Kỷ thị và sủng hạnh. Sau đó liền mang thai[1].
Sinh hạ hoàng tử
sửaNăm Thành Hoá thứ 6 (1470), ngày 3 tháng 7 (tức ngày 30 tháng 7 dương lịch), Kỷ thị hạ sinh được một người con trai, đó là Chu Hựu Đường (朱祐樘).
Khi nghe tin mình có thai, Kỷ thị hoảng sợ mà dùng thuốc phá thai nhưng không thành. Tin một cung nhân phá thai sau đó đã lan đến tai của Vạn Quý phi, một ái phi của Hiến Tông. Minh sử ghi lại, Vạn Quý phi vì sợ bị thất sủng mà thường hay ra tay hại các Hoàng tử của Hiến Tông. Nghe tin Kỷ thị vì phá thai hỏng mà sinh bệnh, Vạn Quý phi đã sai người khám để chứng thực hư. Người cung nữ đó thương xót Kỷ thị nên đã nói dối với Vạn Quý phi rằng Kỷ thị mắc bệnh nên bụng phình trương ra. Quý phi tin vậy, nên sai Thái giám Trương Mẫn đưa Kỷ thị vào An Lạc đường cư trú. Nhờ đó giữ được mạng sống của đứa bé.
Khi Kỷ thị sinh ra, trông thấy là một Hoàng tử thì rất hoảng sợ. Bà cầu xin Thái giám Trương Mẫn dìm đứa bé đi, Trương Mẫn nói: ["Hoàng đế không có nhi tử, có thể nào làm như vậy!?"][2]. Thế là Trương Mẫn đem giấu đứa bé ở trong chỗ của mình, gạt Quý phi mà đem mật đút cho đứa bé. Khi ấy Hoàng hậu Ngô thị của Hiến Tông cũng bị phế đến Tây cung, nên bà chăm sóc cho Chu Hựu Đường chu đáo. Vào lúc đó, con của Bách Hiền phi là Hoàng nhị tử Chu Hựu Cực nhưng bị Quý phi hại chết, nên Chu Hựu Đường trở thành Hoàng trưởng tử của Hiến Tông, nhưng bản thân ông không biết điều này. Năm thứ 11 (1475), Hiến Tông triệu Trương Mẫn vào cung hầu hạ rồi than: ["Ta đã già mà không có nổi một đứa con để nối dõi!"]. Trương Mẫn nhân đó kể lại chuyện mẹ con Kỷ thị, người sinh được Hoàng trưởng tử.
Minh Hiến Tông mừng rỡ phái người đón đứa bé vào cung, khi sứ giả đến thì Kỷ thị ôm con của mình mà khóc, nói: ["Con đi đi, ta chỉ sợ không sống được. Nhìn thấy người nào mặc áo Bào màu vàng, ấy chính là Phụ hoàng của con"]. Khi ấy Chu Hựu Đường chập chững mặc áo, khi gặp Hiến Tông thì ôm chầm lấy, Hiến Tông vui vẻ cực điểm mà hạ chỉ tế cáo Tổ tông. Sau đó, Kỷ thị được chuyển đến sống tại Vĩnh Thọ cung trong Tây Lục cung[3]. Khi nghe được tin này, Vạn Quý phi ngày đêm khóc mà nói: ["Các người các ngươi đều lừa gạt ta!"]. Không lâu sau đó, tháng 6 (ÂL), Kỷ thị đột ngột qua đời, Minh sử ghi rằng có tin đồn là do chính Vạn Quý phi đã hạ sát bà. Thái giám Trương Mẫn sau khi nghe Kỷ phi bạo bệnh thì cũng nuốt vàng tự sát[4]. Minh Hiến Tông đã truy phong cho Kỷ thị làm Cung Khác Trang Hy Thục phi (恭恪莊僖淑妃)[5].
Hậu sự
sửaSau cái chết của Kỷ Thục phi, Hoàng tử Chu Hựu Đường được tấn lập làm Hoàng thái tử, chuyển đến Nhân Thọ cung của Hiếu Túc Thái hậu Chu thị để đảm bảo an toàn.
Một ngày, Vạn Quý phi triệu Thái tử đến cung của mình dùng cơm, Chu Thái hậu dặn riêng Thái tử cứ đi đến nhưng không ăn hay uống bất kỳ thứ gì. Khi Thái tử đến cung của Vạn Quý phi, ban đồ ăn hoặc dâng tiến canh ngọt đều bị từ chối. Vạn Quý phi tức giận mà nói: ["Đứa nhỏ này còn bé thế đã như vậy. Sau này tất bất lợi cho ta"]. Vì thế, Quý phi xúi Hiến Tông phế Thái tử, lập Hưng vương Chu Hữu Nguyên thay thế. Khi Hiến Tông muốn ngả theo, thì các Thái giám Hoài Ân liên kết Khâm thiên giám nói Thái Sơn có động, ứng điềm về Đông Cung. Minh Hiến Tông lúc này sợ hãi, không dám trái ý trời nên không nghe Quý phi nữa. Vạn Quý phi ngày càng lo sợ nên sinh bệnh rồi mất[6].
Năm Thành Hóa thứ 23 (1487), Minh Hiến Tông băng hà, Hoàng thái tử Chu Hựu Đường, tức Minh Hiếu Tông. Vừa khi lên ngôi, Hiếu Tông đã truy tôn cho mẹ mình thụy hiệu mới là Hiếu Mục Từ Huệ Cung Khác Trang Hy Sùng Thiên Thừa Thánh Hoàng thái hậu (孝穆慈慧恭恪莊僖崇天承聖皇太后), cải táng tại Mậu lăng (茂陵) cùng với Hiến Tông, biệt thờ tại Phụng Từ điện (奉慈殿).
Ông hoài niệm mẹ mình, nên thử cho tìm thân nhân họ Kỷ, phát hiện được 2 người tên Kỷ Phụ Quý (紀父貴) cùng Kỷ Tổ Vượng (紀祖旺) là em của Thái hậu, cho đổi thành "Kỷ Quý" và "Kỷ Vượng", phong làm Cẩm y vệ Chỉ huy Đồng trị và Thiêm sự, đồng thời căn cứ lời của Quý và Vượng để truy phong 3 đời. Nhưng vốn bà là bị bắt vào cung, chỉ biết mang họ Kỷ người huyện Hạ mà không có thân thích, nhiều người đều biết, và lợi dụng để tự xưng là thân thích của Kỷ Thái hậu. Khi Hiếu Tông truy tìm tông tích, có Thái giám Lục Khải (陸愷) vốn họ Lý, tự thấy Lý và Kỷ đồng âm, nên xưng là anh của Thái hậu, cuối cùng khi Hiếu Tông tra ra sự thật thì đến Kỷ Quý cùng Kỷ Vượng đều không phải tộc nhân của Thái hậu, nên bị đoạt chức và biếm truất, những ai có liên quan cũng bị liên lụy. Từ đó Hiếu Tông khổ sở cầu thông tin nhà mẹ của Kỷ Thái hậu, nhưng đều không được. Hết cách, vào năm Hoằng Trị thứ 3 (1490), Minh Hiếu Tông phải làm theo cách mà Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương truy phong cha mẹ của Mã Hoàng hậu, đành phải truy tặng danh dự cha của Kỷ thị (không rõ tên) làm Quan lộc đại phu, Trụ quốc, tước Khánh Nguyên bá (慶元伯), còn mẹ (không rõ tên) cũng là Bá Phu nhân, lập miếu ở Quế Lâm[7].
Năm Gia Tĩnh thứ 15 (1536), Minh Thế Tông Chu Hậu Thông đã xử lý xong Đại lễ nghị. Lúc này Thế Tông theo vai vế là cháu gọi Hiếu Tông bằng bác, cho nên đã rút bớt đi chữ ["Thái"; 太] trong thuỵ của bà. Vì thế, thuỵ chính thức của bà là Hiếu Mục Từ Huệ Cung Khác Trang Hy Sùng Thiên Thừa Thánh Hoàng hậu (孝穆慈慧恭恪莊僖崇天承聖皇后).
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ 《明史/卷113》: 孝穆紀太后,孝宗生母也,賀縣人。本蠻土官女。成化中徵蠻,俘入掖庭,授女史,警敏通文字,命守內藏。帝偶行內藏,應對稱旨,悅,幸之,遂有身。
- ^ 《明史/卷113》: 萬貴妃知而恚甚,令婢鉤治之。婢謬報曰病痞。乃謫居安樂堂。久之,生孝宗,使門監張敏溺焉。敏驚曰:「上未有子,奈何棄之。」稍哺粉餌飴蜜,藏之他室,貴妃日伺無所得。
- ^ 《明史/卷113》: 帝自悼恭太子薨後,久無嗣,中外皆以為憂。成化十一年,帝召張敏櫛髮,照鏡歎曰:「老將至而無子。」敏伏地曰:「死罪,萬歲已有子也。」帝愕然,問安在。對曰:「奴言即死,萬歲當為皇子主。」於是太監懷恩頓首曰:「敏言是。皇子潛養西內,今已六歲矣,匿不敢聞。」帝大喜,即日幸西內,遣使往迎皇子。使至,妃抱皇子泣曰:「兒去,吾不得生。兒見黃袍有鬚者,即兒父也。」衣以小緋袍,乘小輿,擁至階下,髮披地,走投帝懷。帝置之膝,撫視久之,悲喜泣下曰:「我子也,類我。」使懷恩赴內閣具道其故。群臣皆大喜。明日,入賀,頒詔天下。移妃居永壽宮,數召見。
- ^ Có nghi vấn, dì theo Dương Kế Tông truyện (杨继宗传) cũng trong Minh sử, vào năm 1477, vẫn ghi lại thái giám Trương Mẫn còn hoạt đông. Ghi chú ở đây để lưu ý.
- ^ 《明史/卷113》: 萬貴妃日夜怨泣曰:「群小紿我。」其年六月,妃暴薨。或曰貴妃致之死,或曰自縊也。諡「恭恪莊僖淑妃」。敏懼,亦吞金死。敏,同安人。
- ^ 《明史/卷113》: 孝宗既立為皇太子,時孝肅皇太后居仁壽宮,語帝曰:「以兒付我。」太子遂居仁壽。一日,貴妃召太子食,孝肅謂太子曰:「兒去,無食也。」太子至,貴妃賜食,曰:「已飽。」進羹,曰:「疑有毒。」貴妃大恚曰:「是兒數歲即如是,他日魚肉我矣。」因恚而成疾。
- ^ 《明史/卷113》: 先是,太后在宮中,嘗自言家賀縣,姓紀,幼不能知親族也。太監郭鏞聞而識之。太監陸愷者,亦廣西人,故姓李,蠻中紀、李同音,因妄稱太后兄,令人訪其族人詣京師。愷女兄夫韋父成者出冒之,有司待以戚畹,名所居里曰迎恩里。貴、旺曰:「韋猶冒李,況我實李氏。」因詐為宗系上有司,有司莫辨也。二人既驟貴,父成亦詣闕爭辨。帝命郭鏞按之。鏞逐父成,猶令馳驛歸。及帝使治后先塋,蠻中李姓者數輩,皆稱太后家,自言於使者。使者還,奏貴、旺不實。復遣給事中孫珪、御史滕祐間行連、賀間,微服入瑤、僮中訪之,盡得其狀,歸奏。帝謫罰鏞等有差,戍貴、旺邊海。自此帝數求太后家,竟不得。弘治三年,禮部尚書耿裕奏曰:「粵西當大征之后,兵燹飢荒,人民奔竄,歲月悠遠,踪跡難明。昔孝慈高皇后與高皇帝同起艱難,化家為國,徐王親高皇后父,當后之身,尋求家族,尚不克獲,然後立廟宿州,春秋祭祀。今紀太后幼離西粵,入侍先帝,連、賀非徐、宿中原之地,嬪宮無母后正位之年,陛下訪尋雖切,安從得其實哉!臣愚謂可仿徐王故事,定擬太后父母封號,立祠桂林致祭。」帝曰:「孝穆皇太后早棄朕躬,每一思念,惄焉如割。初謂宗親尚可旁求,寧受百欺,冀獲一是。卿等謂歲久無從物色,請加封立廟,以慰聖母之靈。皇祖既有故事,朕心雖不忍,又奚敢違。」於是封后父推誠宣力武臣特進光祿大夫柱國慶元伯,諡端僖,后母伯夫人,立廟桂林府,有司歲時祀。大學士尹直撰哀冊有云:「睹漢家堯母之門,增宋室仁宗之慟。」帝燕閒念誦,輒欷歔流涕也。
- Minh sử, quyển 113, liệt truyện đệ 1, Hậu phi nhất: Hiếu Mục Kỷ thái hậu
- Tư trị thông giám