Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

kỳ thi tại Việt Nam
(Đổi hướng từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT)

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Kỳ thi TN THPT) là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, được tổ chức từ năm 2001 đến năm 2014 và tổ chức trở lại từ năm 2020 đến nay.

Kỳ thi tốt nghiệp
trung học phổ thông
Biểu trưng từ năm 2020
Viết tắtTN THPT
LoạiKiểm tra trắc nghiệm trên giấy (trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận)[1]
Nhà phát triển / quản lýBộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)
Kiến thức / kỹ năng kiểm traVăn học Việt Nam, toán học, khoa học (tự nhiên hoặc xã hội) và ngoại ngữ[1]
Mục đíchXét tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng
Năm bắt đầu2001; 24 năm trước (2001)
Thời lượngNgữ văn:120 phút
Toán: 90 phút
Ngoại ngữ: 60 phút
Tổ hợp: 150 phút[1]
Thang điểm0–10 (xét tốt nghiệp)
0–30 (tuyển sinh Đại học, Cao đẳng)
Điểm thi được làm tròn tới chữ số thập phân thứ hai
Hiệu lực1 năm, tính đến kỳ thi năm kế tiếp
Tổ chức1 lần/năm
Quốc gia / khu vực Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt (Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội)
Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Hàn (Ngoại ngữ)
Số lượng người tham dự thường niênTăng 1.024.063 (năm 2023)
Điều kiện / tiêu chí
Điều kiện
  • Đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi (Hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém).
  • Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT
  • Người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).
[2]
Phí tham dựMiễn phí
Điểm được sử dụng bởiHầu hết các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Trang mạngTrang tra cứu điểm thi, sửa đổi nguyện vọng cho thí sinh

Mục đích ban đầu của kỳ thi này là công nhận việc hoàn tất chương trình trung học phổ thông của học sinh và là điều kiện cần để tham dự tiếp Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Năm 2015, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được nhập chung với Kỳ thi tuyển sinh đại học để mang tên Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thí sinh chỉ cần dự thi kỳ thi này và dựa vào điểm thi để xét tốt nghiệp phổ thông trung học và xét tuyển vào các trường đại học. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được tổ chức lần cuối cùng vào năm 2019.[3][4]

Kể từ năm 2020, do những tác động từ đại dịch COVID-19 đến việc dạy và học ở các nhà trường, đồng thời xuất hiện những kỳ thi tuyển sinh mới do các đại học, trường đại học tổ chức riêng như Đánh giá năng lực hay Đánh giá tư duy, Kỳ thi THPT quốc gia ngừng tổ chức, thay thế là Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trở lại với cách thức tổ chức gần giống với kỳ thi THPT quốc gia và mang mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT. Các trường đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ tuyển sinh đại học.[5]

Riêng hai năm 2020 và 2021, do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số địa phương nên kỳ thi được phân hoá làm 2 đợt cụ thể, đợt 1 tập trung vào những tỉnh thành ít chịu ảnh hưởng và đợt 2 dành cho các địa phương bị cách ly xã hội ở đợt 1. Năm 2021, các thí sinh đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở cả 2 đợt được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT. Kể từ năm 2022, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức 1 đợt duy nhất, với mục đích chính là xét tốt nghiệp và tuyển sinh cho một số trường đại học và cao đẳng.

Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có những thay đổi về số lượng môn, hình thức thi và cấu trúc định dạng đề thi.[6]

Riêng năm 2025, theo Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, trong năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT với 02 loại đề thi: Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (CTGDPT 2006).[7]

Đối tượng dự thi

sửa

Đối tượng tham dự kỳ thi gồm:[8]

  • Học sinh lớp 12 đủ điều kiện dự thi (học lực từ yếu trở lên, hạnh kiểm từ trung bình trở lên).
  • Người đã học xong chương trình cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước.
  • Người đã có bằng tốt nghiệp THPT, có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh cao đẳng và đại học.

Lịch thi

sửa

Chương trình giáo dục phổ thông 2006

sửa

Kể từ năm 2020 đến năm 2024. kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức trong bốn ngày, thời gian tổ chức thi thường vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.[9][10]

Lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Ngày Buổi Bài thi/Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài
1 Sáng 08:00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại điểm thi.
Chiều 14:00: Thí sinh làm thủ tục dự thi tại phòng thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi.
2 Sáng Ngữ văn 120 phút 07:30 07:35
Chiều Toán 90 phút 14:20 14:30
3 Sáng Bài thi
Khoa học
tự nhiên
Vật lý 50 phút 07:30 07:35
Hóa học 50 phút 08:30 08:35
Sinh học 50 phút 09:30 09:35
Bài thi
Khoa học
xã hội
Lịch sử 50 phút 07:30 07:35
Địa lý 50 phút 08:30 08:35
Giáo dục công dân 50 phút 09:30 09:35
Chiều Ngoại ngữ 60 phút 14:20 14:30
4 Dự phòng

Chương trình giáo dục phổ thông 2018

sửa

Theo Điều 3. Môn thi của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, có 03 buổi thi:[7]

  1. 01 buổi thi môn Ngữ văn,
  2. 01 buổi thi môn Toán
  3. 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ - Công nghiệp, Công nghệ - Nông nghiệp, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo Khoản 6 Điều 29. Quy trình tổ chức coi thi của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, đối với buổi thi bài thi tự chọn, thay vì

Hình thức

sửa

2001–2013

sửa

Mỗi năm (năm 2013 về trước), học sinh thi 6 môn trong chương trình học, trong đó có 3 môn cố định là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 3 môn thay đổi theo từng năm (chọn từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý).

Sau đây là danh sách các môn thi theo từng năm ngoài 3 môn Toán, Văn và Ngoại ngữ kể từ năm 2001. Môn thi thay thế là môn dùng để thay cho môn Ngoại ngữ đối với thí sinh học chương trình GDTX hoặc không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện học tập.

Danh sách môn thi theo từng năm
Năm Môn 1 Môn 2 Môn 3 Giống năm Môn thay thế Nguồn
2001 Vật lý Sinh học Địa lý Lịch sử [11]
2002 Lịch sử Hóa học Địa lý [12]
2003 Địa lý Sinh học
2004 Sinh học Hóa học Địa lý Lịch sử [13]
2005 Vật lý Lịch sử 2002 Sinh học [14]
2006 Địa lý Vật lý [15]
2007 Vật lý 2005 Địa lý [16]
2008 Vật lý Sinh học Lịch sử Hóa học [17]
2009 Địa lý 2001 Lịch sử [18]
2010 Hoá học Lịch sử 2006 Vật lý [19]
2011 Vật lý Sinh học 2009 Lịch sử [20][21]
2012 Hóa học Lịch sử 2010 Vật lý [22][23]
2013 Sinh học 2004 [24]

Năm 2014, học sinh có 2 môn bắt buộc (Ngữ Văn, Toán) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong 6 môn còn lại (Hóa học, Vật lý, Địa lý. Lịch sử, Sinh học, Ngoại ngữ). Tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp trên cả nước đạt 99,02% ở hệ giáo dục THPT, 89,01% hệ giáo dục thường xuyên, bình quân chung là 99,09%.[25] Đây là năm cuối cùng tổ chức thi tốt nghiệp, trước khi tổ chức trở lại vào năm 2020.[4]

2020–2024

sửa

Từ năm 2020 đến 2024, đối với thí sinh học chương trình THPT phải làm 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Đối với thí sinh học chương trình GDTX phải làm 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý).[26]

Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc danh mục bí mật nhà nước cấp độ Tối mật theo quy định của pháp luật.[26]

Bài thi Môn thi thành phần Hình thức Thời gian làm bài Số câu hỏi Mức điểm Tổng điểm
Số câu
thành phần
Tổng số câu
Ngữ văn Tự luận 120 phút Phần 1 4 6 0.75 3 10
0.75
1
0.5
Phần 2 2 2 7
5
Toán Trắc nghiệm 90 phút 50 0,2 10
Khoa học tự nhiên Vật lý Trắc nghiệm 50 phút 40 120 0,25 10
Hóa học 50 phút 40 10
Sinh học 50 phút 40 10
Khoa học xã hội Lịch sử Trắc nghiệm 50 phút 40 120 0,25 10
Địa lý 50 phút 40 10
Giáo dục công dân 50 phút 40 10
Ngoại ngữ Trắc nghiệm 60 phút 50 0,2 10

Bài thi Ngữ văn được chia làm hai phần. Phần Đọc hiểu cho một đoạn ngữ liệu cho sẵn yêu cầu thí sinh phải thực hiện 4 yêu cầu bên dưới, tổng 3 điểm. Phần Làm văn có 2 câu hỏi, một câu 2 điểm yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề, thường sẽ có liên quan tới ngữ liệu trước đó, một câu 5 điểm yêu cầu thí sinh nghị luận về một vấn đề văn học.

Bài thi tổ hợp gồm 3 môn thi thành phần. Mỗi môn thi có 40 câu hỏi với 0,25 điểm một câu, thời gian làm bài là 50 phút. Các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp sẽ được làm liên tiếp nhau, mỗi môn cách nhau 15 phút.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể lựa chọn thi một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Hàn.[27]

Kể từ 2025

sửa

Kể từ năm 2025, kỳ thi gồm hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Ngoài ra, thí sinh được chọn hai trong các môn của chương trình giáo dục phổ thông, gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).[6][28]

Đề thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, gồm hai phần là Đọc hiểu (4 điểm) và Viết (6 điểm). Thí sinh làm bài trong 120 phút.[6]

Với các môn còn lại, hình thức thi là trắc nghiệm với ba phần. Số lượng câu hỏi từng phần của các môn khác nhau. Phần I gồm các câu hỏi với 4 phương án, yêu cầu thí sinh chọn một đáp án đúng. Phần II gồm các câu hỏi chọn đáp án đúng/sai. Phần III gồm các câu dạng trả lời ngắn, yêu cầu thí sinh tô chọn đáp án. Tổng điểm tối đa toàn bài thi trắc nghiệm là 10. Thời gian làm bài và số lượng câu hỏi của từng môn như sau:[6]

Môn thi Thời gian làm bài Số câu hỏi Mức điểm
Phần I Phần II Phần III Phần I Phần II Phần III
Toán 90 phút 12 4 6 0,25
  • Đúng 4 câu: 1
  • Đúng 3 câu: 0,5
  • Đúng 2 câu: 0,25
  • Đúng 1 câu: 0,1
0,5
Vật lý 50 phút 18 4 6 0,25
Hóa học 18 4 6
Sinh học 18 4 6
Địa lý 18 4 6
Lịch sử 24 4
Giáo dục kinh tế và pháp luật 24 4
Tin học 24 4
Công nghệ 24 4
Ngoại ngữ 40

Theo Điều 20. Đăng ký dự thi của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải dự thi môn Ngữ văn, môn Toán và 01 bài thi tự chọn gồm 02 môn thi tự chọn. Thí sinh chọn 02 môn thi của bài thi tự chọn trong số các môn đã được học ở lớp 12. Thí sinh được đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông. Đối với Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh, chỉ đăng ký môn thi theo nguyện vọng.[7]

Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030, kỳ thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy.[29]

Điều khoản chuyển tiếp áp dụng năm 2025

sửa

Theo Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đang được lấy ý kiến, trong năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT với 02 loại đề thi: Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) và Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (CTGDPT 2006), trong đó:[7]

Điều kiện Đề thi Căn cứ
Học theo CTGDPT 2018 Theo CTGDPT 2018 Khoản 2 Điều 2
Không học theo CTGDPT 2018 chưa tốt nghiệp THPT Theo CTGDPT 2006 Khoản 3 Điều 2
đã tốt nghiệp THPT Lựa chọn dự thi theo CTGDPT 2018 hoặc theo CTGDPT 2006 Khoản 3 Điều 2

Tuyển sinh đại học và cao đẳng

sửa

Để tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc, thí sinh lựa chọn ba trong số sáu môn thi (được gọi là tổ hợp hoặc khối) để xét tuyển. Đây là danh sách các khối thi phổ biến thường được nhiều trường đại học sử dụng làm căn cứ tuyển sinh.

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
    • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh (từ 2012)
  • Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
    • Khối D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
    • Khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
    • Khối D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung Quốc
    • Khối D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức (từ 2008)
    • Khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật (từ 2008)
    • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
    • Khối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh (từ 2017)
    • Khối DD2: Ngữ văn, Toán, Tiếng Hàn (từ 2021)

Với các khối thi năng khiếu, các trường đại học tự tổ chức thi riêng.[30]

Danh sách kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

sửa

2001–2014

sửa
Năm Đợt Số lượng thí sinh Tỉ lệ tốt nghiệp
Dự thi Hệ THPT Hệ bổ túc/GDTX
2002 714.000 714.000 90,00%
2003 896.000 754.000 142.000 92,70%
2004 894.506 751.783 142.723 92,87%
2005 822.290 90,62%
2006 1.075.964 881.795 191.264 93,78%
2007 1 1.064.263 906.971 157.292 67,13%
2 402.914 291.504 111.410
2008 1 1.326.633 1.110.965 215.668 76,36%
2 340.000 250.000 90.000
2009 1 1.060.009 912.792 147.217 83,82%
2 300.000
2010 1.051.460 914.186 137.274 92,57%
2011 1.053.081 918.282 134.799 95,72%
2012 963.571 856.271 107.300 97,63%
2013 946.064 854.355 91.709 97,52%
2014 910.831 823.796 87.035 99,09%

2020–nay

sửa
Năm Đợt Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Số lượng thí sinh Tỉ lệ dự thi Tỉ lệ tốt nghiệp
Đăng ký Dự thi
2020 1 9 tháng 8 10 tháng 8 900.152 845.473 93,93% 98,34%
2 3 tháng 9 4 tháng 9 26.014
2021 1 7 tháng 7 8 tháng 7 1.021.341 992,222 97,15% 98,60%
2 6 tháng 8 7 tháng 8 11.657 11,421 97,98%
2022 7 tháng 7 8 tháng 7 1.011.589 982.726 97,15% 98,57%
2023 28 tháng 6 29 tháng 6 1.025.166 1.008.239 98,35% 98,88%
2024 27 tháng 6 28 tháng 6 1.071.395 1.060.356 98,97% 99,40%

Bê bối

sửa

Lộ đề thi môn Sinh học năm 2021

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Hoàng Phương; Thanh Tâm (ngày 28 tháng 9 năm 2016). “Thi THPT quốc gia 2017: Trừ Văn tự luận, còn lại trắc nghiệm”. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ “Điều kiện dự thi THPT Quốc gia năm 2016”. hoc.vtc.vn. ngày 11 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế thi tốt nghiệp THPT và Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 Lưu trữ 2015-07-05 tại Wayback Machine, Trường đại học Hàng hải Việt Nam.
  4. ^ a b “Bộ Giáo dục công bố quy chế thi THPT quốc gia - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 5 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/doi-thi-quoc-gia-sang-thi-tot-nghiep-thpt-co-lam-kho-gan-1-trieu-hoc-sinh-20200422084038229.htm
  6. ^ a b c d “Quyết định Quy định về cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025” (PDF). Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
  7. ^ a b c d xaydungchinhsach.chinhphu.vn (4 tháng 9 năm 2024). “Dự thảo Thông tư Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ MEDIATECH. “Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT”. baobinhphuoc.com.vn. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ “Hướng dẫn quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020” (PDF). Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
  10. ^ “Công văn 1277/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024” (PDF). Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. 22 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ Theo bài viết "Công bố môn thi các kỳ thi tốt nghiệp Lưu trữ 2002-05-15 tại Wayback Machine" của báo Lao động điện tử ngày 31 tháng 3 năm 2001.
  12. ^ Theo bài viết "Công bố môn thi tốt nghiệp trung học năm học 2001 - 2002[liên kết hỏng]" của báo Lao động điện tử ngày 30 tháng 3 năm 2002.
  13. ^ Theo bài viết "Công bố môn thi tốt nghiệp THPT & THCS[liên kết hỏng]" của Tuổi trẻ online ngày 31 tháng 3 năm 2004.
  14. ^ Theo bài viết "Công bố các môn thi tốt nghiệp năm 2005" của SGGP Online ngày 31 tháng 3 năm 2005.
  15. ^ Theo bài viết "Công bố các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2006" của báo Người lao động điện tử ngày 1 tháng 4 năm 2006.
  16. ^ Theo bài viết "6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2007: Văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, hóa học và lịch sử" của SGGP Online ngày 31 tháng 3 năm 2007.
  17. ^ Theo bài viết "Công bố môn thi tốt nghiệp THPT năm 2008" của báo điện tử Dân trí ngày 27 tháng 3 năm 2008.
  18. ^ Theo bài viết "Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2009" của báo điện tử Dân trí ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  19. ^ Theo bài viết "Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT" của báo điện tử VnExpress ngày 25 tháng 3 năm 2010.
  20. ^ Theo bài viết "Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2011" của báo điện tử Dân trí ngày 23 tháng 3 năm 2011.
  21. ^ Theo bài viết "Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cả nước đạt 95,72% " của báo điện tử Dân trí ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  22. ^ Theo bài viết "Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2012" của Tuổi trẻ online ngày 23 tháng 3 năm 2012.
  23. ^ Theo bài viết "Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cả nước đạt 97,63%" của Tiền phong online ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  24. ^ Theo "Thông báo các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 Lưu trữ 2013-04-06 tại Wayback Machine" của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ngày 29 tháng 3 năm 2013.
  25. ^ Theo bài viết "Hơn 99% học sinh THPT đỗ tốt nghiệp" của báo điện tử VnExpress ngày 17 tháng 6 năm 2014.
  26. ^ a b “Thông tư Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông” (PDF). Bộ Giáo dục và Đao tạo Việt Nam. 26 tháng 5 năm 2020.
  27. ^ Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
  28. ^ Dương Tâm (3 tháng 8 năm 2024). “Công bố cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025”. VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  29. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (2 tháng 6 năm 2024). “PHƯƠNG ÁN THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  30. ^ Phương Nguyễn (6 tháng 4 năm 2017). “Chuẩn bị gì để thi tốt môn năng khiếu?”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.