Kỳ giông lửa[cần dẫn nguồn] (danh pháp hai phần: Salamandra salamandra) có lẽ là loài kỳ giông được biết đến nhiều nhất ở châu Âu. Trên lưng nó có đốm hoặc sọc vàng ở một mức độ không nhất định; một số mẫu có màu đen hoàn toàn còn ở một số mẫu khác màu vàng chiếm chủ yếu. Sắc đỏ và da cam đôi khi có xuất hiện, hoặc thay thế hoặc pha trộn với màu vàng tùy theo phân loài. Kỳ giông lửa có thể có tuổi thọ rất dài. Một cá thể kỳ giông được ghi nhận là đã sống trong hơn 50 năm ở Bảo tàng Koenig, một bảo tàng lịch sử tự nhiên Đức.

Kỳ giông lửa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Caudata
Họ (familia)Salamandridae
Chi (genus)Salamandra
Loài (species)S. salamandra
Danh pháp hai phần
Salamandra salamandra
(Linnaeus, 1758[2])
Phân bổ tự nhiên của kỳ giông lửa.
Phân bổ tự nhiên của kỳ giông lửa.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Lacerta salamandra Linnaeus, 1758

Môi trường sống, tập tính và chế độ ăn

sửa
 
Kỳ giông lửa

Kỳ giông lửa sinh sống trong các khu rừng Trung Âu và phổ biến hơn ở các vùng đồi núi. Chúng ưa thích rừng rụng lá, do chúng muốn ẩn nấp trong đám lá rụng và xung quanh thân cây phủ đầy rêu. Chúng cần suối, ao nhỏ với nước sạch trong môi trường sống của chúng cho sự phát triển của ấu trùng. Cho dù trên mặt đất hoặc trong nước, kỳ nhông lửa khó bị phát hiện. Chúng dành nhiều thời gian để ẩn bên dưới đá, gỗ hoặc các vật khác. Chúng hoạt động vào buổi tối và ban đêm, nhưng vào những ngày mưa, chúng cũng hoạt động vào cả ban ngày. Chế độ ăn uống của kỳ giông lửa bao gồm các loài côn trùng, nhện, giun đất và ốc sên, nhưng cũng thỉnh thoảng ăn sa giông và ếch nhái non. Con mồi nhỏ bị chộp trong răng lá mía hoặc vào nửa sau của lưỡi nơi con mồi dính vào. Kỳ giông lửa có thể phát triển đến chiều dài 15–25 xentimét (5,9–9,8 in).[3] Khối lượng của nó khoảng 40 gam.

Phân bố

sửa

Kỳ giông lửa có mặt ở hầu hết vùng nam và trung châu Âu. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở khoảng độ cao từ 400 mét (1.300 ft) tới 1.000 mét (3.300 ft). Tuy nhiên ở vùng Balkan hoặc Tây Ban Nha thì chúng có mặt cả ở những nơi cao hơn thế.

 
Phân bố tại châu Âu
Video quay một cá thể kỳ giông sống trong tự nhiên ở Áo

Phân loài

sửa

Nhiều phân loài kỳ giông lửa được công nhận. Được biết đến nhiều nhất là S. s. fastuosaS. s. bernadezi,.

  • S. s. alfredschmidti
  • S. s. almanzoris
  • S. s. bejarae
  • S. s. bernardezi
  • S. s. beschkovi
  • S. s. crespoi
  • S. s. fastuosa (hay bonalli)
  • S. s. gallaica
  • S. s. gigliolii
  • S. s. morenica
  • S. s. salamandra
  • S. s. terrestris
  • S. s. werneri

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ S. Kuzmin, T. Papenfuss, M. Sparreboom, I. H. Ugurtas, S. Anderson, T. Beebee, M. Denoël, F. Andreone, B. Anthony, B. Schmidt, A. Ogrodowczyk, M. Ogielska, J. Bosch, D. Tarkhnishvili, V. Ishchenko (2009). Salamandra salamandra. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ 10th edition of Systema Naturae
  3. ^ Griffiths, R (1996). Newts and Salamanders of Europe. London: Academic Press.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Salamandra salamandra tại Wikimedia Commons