Kền kền xám tro hay còn gọi là đại bàng đầu trọc (danh pháp hai phần: Aegypius monachus), là một loài chim thuộc Họ Ưng (Accipitridae).[2] Đây một trong hai loài kền kền lớn nhất thế giới cũ (Cựu thế giới) và chỉ có quan hệ họ hàng xa với kền kền Tân thế giới.

Kền kền xám tro
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Accipitriformes
Họ (familia)Accipitridae
Phân họ (subfamilia)Aegypiinae
Chi (genus)Aegypius
Savigny, 1809
Loài (species)A. monachus
Danh pháp hai phần
Aegypius monachus
(Linnaeus, 1766)
* Green: Current resident breeding range. * Green ?: May still breed. * Green R: Re-introduction in progress. * Blue: Winter range; rare where hatched blue. * Dark grey: Former breeding range. * Dark grey ?: Uncertain former breeding range.
  • Green: Current resident breeding range.
  • Green ?: May still breed.
  • Green R: Re-introduction in progress.
  • Blue: Winter range; rare where hatched blue.
  • Dark grey: Former breeding range.
  • Dark grey ?: Uncertain former breeding range.

Phạm vi và môi trường sống

sửa
 
Trứng Aegypius monachus

Khu vực sinh sống của Kền kền xám tro kéo dài từ châu Âu sang châu Á. Ở châu Âu chúng được tìm thấy trên bán đảo Iberia, miền Nam nước Pháp, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, còn châu Á thì bao gồm khắp Trung Đông, thông qua Pakistan, miền Bắc Ấn Độ và giới hạn phía đông của nó ở trung tâm châu Á Kền kền xám tro sinh sản ở phía bắc Trung Quốc, Mãn Châu, Mông Cổ và Hàn Quốc. Nó là loài không di cư ngoại trừ những nơi trong phạm vi phân bố có mùa đông giá rét gây ra việc hạn chế di chuyển[3][4].

Mô tả

sửa

Kền kền xám tro có kích thước dài tới 120 cm (47 inch) và cân nặng tới 14 kg (31 lb) Chúng có đặc điểm rất dễ nhận biết đó là trên đầu không có lông, chỉ có chút ít lông tơ, mịn che kín da đầu.

Kền kền xám tro thường ăn thịt các xác chết các loài động vật lớn, là đặc điểm của một loài kền kền.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ BirdLife International (2013). Aegypius monachus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Iliff, M. J.; Wood, C. L.; Roberson, D.; Sullivan, B.L. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Snow, D. W. & Perrins, C. M. (1998). The Birds of the Western Palearctic Concise Edition. OUP ISBN 0-19-854099-X.
  4. ^ del Hoyo, J., Elliott, A., & Sargatal, J., eds. (1994). Handbook of the Birds of the World Vol. 2. Lynx Edicions, Barcelona ISBN 84-87334-15-6.

Tham khảo

sửa