Ký hiệu Whyte

Quy tắc bố trí bánh xe đầu máy xe lửa

Ký hiệu Whyte là phương pháp phân loại dành cho đầu máy hơi nước, một số đầu máy sử dụng động cơ đốt trong và đầu máy điện dựa theo cách bố trí bánh xe. Phương pháp phân loại đầu máy này được phát minh bởi Frederick Methvan Whyte[2] và chúng được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20 sau bài xã luận trên tạp chí American Engineer and Railroad Journal vào tháng 12 năm 1900.

Một số loại đầu máy xe lửa vào đầu thế kỷ 20 dựa theo ký hiệu Whyte và bản vẽ kích thước của chúng
Ký hiệu Whyte từ một cuốn sổ tay dành cho công nhân ngành đường sắt được xuất bản năm 1906[1]

Hệ thống ký hiệu này đã được thông qua và vẫn còn được sử dụng ở Bắc MỹAnh Quốc để mô tả cách bố trí bánh xe của các dòng đầu máy hơi nước, đối với các dòng đầu máy hiện đại, tàu động lực phân tán hay xe điện mặt đất, chúng được thay thế bằng hệ thống phân loại khác, chẳng hạn như hệ thống phân loại UIC ở châu Âu hay hệ thống phân loại AAR (về cơ bản là một hệ thống phân loại đơn giản hóa của hệ thống UIC) ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, đầu máy hơi nước sử dụng hệ thống bánh răng để truyền lực sẽ không sử dụng hệ thống ký hiệu này. Chúng được phân loại theo dòng đầu máy và số lượng bộ giá chuyển hướng của đầu máy đó.

Cấu trúc của hệ thống ký hiệu

sửa

Dạng cơ bản

sửa

Ký hiệu Whyte ở dạng cơ bản sẽ được xác định bằng việc đếm số lượng bánh xe dẫn hướng, sau đó là số bánh xe dẫn động và cuối cùng là số bánh xe theo sau, các số được phân tách bằng dấu gạch ngang.[3] Ví dụ, đầu máy xe lửa có hai trục dẫn hướng (bốn bánh xe) ở phía trước, kế tiếp là ba trục dẫn động (sáu bánh xe) và một trục theo sau (hai bánh xe) sẽ được phân loại thành đầu máy xe lửa 4-6-2 và thường được gọi là Pacific.

Cấu trúc của hệ thống ký hiệu đối với các dạng đầu máy khác

sửa

Đầu máy xe lửa có khớp nối

sửa

Đối với đầu máy xe lửa có khớp nối với hai bộ bánh xe, chẳng hạn như Garratts, về cơ bản là chúng là hai đầu máy xe lửa được nối với nhau bằng một nồi hơi chung, mỗi một bộ bánh xe được ký hiệu riêng, với dấu cộng (+) ở giữa. Do đó, đầu máy Garratt loại 4-6-2 sẽ được ký hiệu là 4-6-2+2-6-4. Đối với các dòng đầu máy Garratt, dấu cộng vẫn được sử dụng ngay cả khi hai đầu máy không có trục bánh xe theo sau[a], ví dụ như LMS Garratt với cách bố trí trục bánh xe dạng 2-6-0 sẽ được ký hiệu là 2-6-0+0-6-2. Có thể coi cụm đầu máy này không chỉ là hai "bộ giá chuyển hướng mang theo năng lượng", mà chúng chính là một đầu máy hoàn chỉnh mang theo nước và nhiên liệu. Dấu cộng ở đây có thể coi là cầu nối (với bộ khung đặt nồi hơi làm khớp nối) liên kết giữa hai đầu máy.

Đầu máy Triplex và bất kỳ loại đầu máy nào lớn hơn so với lý thuyết, chỉ đơn giản là mở rộng thêm từ đầu máy có khớp nối cơ bản, chẳng hạn như 2-8-8-8-2. Đối với trường hợp đầu máy quadruplex của Bỉ, cách bố trí bánh xe của cụm đầu máy là 0-6-2+2-4-2-4-2+2-6-0.[4]

Đầu máy sử dụng động cơ đốt trong

sửa

Đầu máy sử dụng điện

sửa

Cách bố trí trục bánh xe của các dòng đầu máy điện cỡ nhỏ có thể được thể hiện bằng hệ thống ký hiệu này, tương tự như với các đầu máy sử dụng động cơ đốt trong.

Hậu tố được sử dụng cho các dạng đầu máy điện bao gồm:

Hậu tố Ý nghĩa Ví dụ
BE (Battery-electric) Đầu máy điện chạy bằng pin 4wBE
OE (Overhead-lines electric) Đàu máy điện tiếp điện từ đường dây điện trên cao 0-8-0OE
RE (Third rail electric) Đầu máy điện tiếp điện từ ray thứ ba 4wRE

Đọc thêm

sửa

Chú thích

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Trục bánh xe này không được truyền động thông qua động cơ

Tham khảo

sửa
  1. ^ Colvin, Fred H. (1906). The railroad pocket-book: a quick reference cyclopedia of railroad information. New York, Derry-Collard; London, Locomotive Publishing Company (US-UK co-edition). tr. L‑9.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên steam glossary
  3. ^ Thompson, Keith (1 tháng 5 năm 2006). “Builder's plates: A locomotive's birth certificate”. Kalmbach Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.
  4. ^ “The Franco-Crosti Boiler System”.

Nguồn

sửa

Liên kết ngoài

sửa