Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam
Truyền hình Quốc hội Việt Nam (gọi tắt là Kênh 7)[1] là kênh thông tin - tin tức về Quốc hội, các hoạt động của Đảng và Nhà nước trong Quốc hội và các cử tri cả nước. Kênh chịu sự quản lý của Văn phòng Quốc hội.
Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Khu vực phát sóng | Việt Nam |
Trụ sở | 35 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội |
Chương trình | |
Định dạng hình | 1080p HDTV |
Sở hữu | |
Chủ sở hữu | Quốc hội Việt Nam |
Nhân vật chủ chốt | Lê Quang Minh (Tổng giám đốc) Lê Thị Hương Giang (Phó Tổng giám đốc) Lưu Đình Thành (Phó Tổng giám đốc) Lương Minh Đức (Phó Tổng giám đốc) |
Lịch sử | |
Lên sóng | 10/10/2014 (thử nghiệm) 06/01/2015 (chính thức) |
Liên kết ngoài | |
Website | quochoitv.vn |
Truyền hình Quốc hội Việt Nam được phát sóng thử nghiệm từ 10/10/2014 đến 06/01/2015 và phát chung với Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV), kéo dài 2 giờ (từ 06h00 đến 08h00 hàng ngày). Vào lúc 18h00 ngày 06/01/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn nút khai trương, đánh dấu sự ra đời của kênh truyền hình chuyên biệt về Quốc hội Việt Nam đến nhiều cử tri xem đài.
Nhiệm vụ chính của Truyền hình Quốc hội Việt Nam là truyền tải thông tin về Quốc hội, các hoạt động của Đảng và Nhà nước đến các cử tri trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong những ngày bầu cử của Đảng và Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương, Kênh Quốc hội sẵn sàng nhận nhiệm vụ đưa thông tin bầu cử và các nội dung, quy định bầu cử đến cử tri xem đài và sẵn sàng tường thuật trực tiếp về cử tri đi tham gia bầu cử mọi lúc mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn và các cấp trong Chính phủ. Bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là lần đầu tiên một kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND được Truyền hình Quốc hội Việt Nam đưa tin và tường thuật trực tiếp.
Kể từ 00h00 ngày 03/06/2022, Truyền hình Quốc hội Việt Nam chính thức công bố Bộ nhận diện mới và Vị trí kênh 7. Đây là sự thay đổi mang tính chiến lược kể từ lần đầu tiên Truyền hình Quốc hội Việt Nam lên sóng chính thức vào ngày 06/01/2015.[1]
Truyền hình Quốc hội Việt Nam hiện đã có mặt trên tất cả hệ thống số truyền hình trả tiền và các hạ tầng kênh truyền hình ứng dụng OTT: VTVcab, HTVC, SCTV, VOTV, AVG, K+, ClipTV, MyTV, VTC Digital, VieON, TV360, VTVcab ON, FPT Play,...
Nhãn hiệu của kênh
sửaPhần lớn khán giả xem Truyền hình Quốc hội Việt Nam thường nghĩ rằng hệ thống kênh truyền hình của Truyền hình Quốc hội Việt Nam gồm 7 kênh từ Kênh 1 đến Kênh 7. Tuy nhiên, số 7 ở đây không phải là kênh thứ 7 trong 7 kênh của Truyền hình Quốc hội Việt Nam, mà lại có ý nghĩa là kênh thứ 7 trong 7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, sau các kênh VTV1, VTC1, VNews, ANTV, QPVN, Nhân Dân TV. Truyền hình Quốc hội Việt Nam chỉ có một kênh truyền hình duy nhất là Kênh 7.
Bộ nhận diện (logo) qua các thời kỳ
sửa-
Sử dụng từ tháng 10/2014 đến 02/06/2022
-
Sử dụng từ ngày 03/06/2022