John Edward Masefield (1 tháng 6 năm 1878 - 12 tháng 5 năm 1967) là nhà thơ, nhà văn Anh. Ông được người đời nhớ đến như là tác giả của những tiểu thuyết viễn tưởng dành cho trẻ em như Người đêm (The Midnight Folk) và Hộp sung sướng (The Box của Delights) và một số bài thơ hay, mà đặc biệt nhất là bài thơ Biển gọi (Sea-Fever).

John Masefield
John Masefield in 1916
John Masefield in 1916
Sinh(1878-06-01)1 tháng 6 năm 1878
Ledbury, Herefordshire, Anh
Mất12 tháng 5 năm 1967(1967-05-12) (88 tuổi)
Abingdon, Berkshire, Anh
Nghề nghiệpNhà thơ, Nhà văn
Quốc tịchAnh
Giai đoạn sáng tác1902–1967
Thể loạiThơ, truyện thiếu nhi
Giải thưởng nổi bậtShakespeare Prize (1938)

Tiểu sử

sửa

Masefield sinh ở Ledbury, Herefordshire. Bố và mẹ mất sớm nên sống với người dì. Thời tuổi trẻ đi làm thủy thủ trên các đội tàu đi Mỹ suốt 3 năm và ở New York 2 năm. Năm 1897 trở về Anh và bắt đầu làm báo. Với tư cách là một nhà báo, ông có điều kiện để làm quen và kết thân với nhà thơ W. B. Yeats, người trở thành một nguồn cảm hứng để ông phát triển con đường thơ ca. Từ đây, ông bắt đầu lần lượt xuất bản một số tập thơ về cuộc sống của những người thủy thủ như Thơ nước mặn (Salt-water ballads, 1902), Ballad, 1903. Năm 1911 in trường ca Từ bi muôn thuở (The everlasting mercy) và trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Năm 1930 ông trở thành Nhà thơ Hoàng gia và năm 1937 được tặng Huy chương Hoàng gia "Vì sự cống hiến".

Ngoài thơ ca Masefield còn viết kịch, truyện thiếu nhi, tự truyện và các tiểu luận phê bình nổi tiếng về Shakespeare và Chaucer.

John Masefield mất năm 1967 ở Berkshire và được mai táng tại Góc Thi sĩ (Poets’ Corner) của Tu việnWestminster danh tiếng.

Tác phẩm

sửa
  • Thơ nước mặn (Salt-water ballads, 1902), thơ
  • Ballad, 1903, thơ
  • Từ bi muôn thuở (The everlasting mercy, 1911), thơ
  • Thơ sonnet và thơ (Sonnets and poems, 1916), thơ
  • Thơ tuyển (Selected Poems, 1922), thơ
  • Giấc mơ và những bài thơ khác (The Dream and Other Poems, 1922), thơ
  • Toàn tập thơ (The Collected Poems of John Masefield, 1923), thơ
  • Người đêm (The Midnight Folk), văn xuôi
  • Hộp sung sướng (The Box of Delights), văn xuôi
  • Học mãi (So long to learn, 1952) văn xuôi
  • Điều kỳ diệu ở Campden (The Campden wonder, 1907), kịch
  • Cô Harrison (Mrs Harrison, 1907), kịch
  • Bi kịch của Nan (The tragedy of Nan, 1908), kịch
  • Vua Philip (Philip the King, 1914), kịch

Một số bài thơ

sửa
Biển gọi
Tôi lại muốn ra khơi, ở giữa trời và nước
Tôi cần một ngôi sao để chỉ dẫn con thuyền
Một bài ca của gió, một bánh lái, một cánh buồm
Màn sương xám trên đại dương và bình minh ánh bạc.
Tôi lại muốn ra khơi, nghe lời con sóng hát
Tiếng gọi hoang sơ, tinh khiết, không thể chối từ
Cần một ngày có gió, đám mây trắng bay qua
Cần những tiếng hải âu và gió đùa bọt nước.
Tôi lại muốn ra khơi, sống cuộc đời khó nhọc
Theo hải âu và cá voi, nơi gió sắc như dao mài
Cần một câu chuyện từ người bạn có óc khôi hài
Giấc ngủ yên, giấc mơ vui khi câu chuyện kia kết thúc.
Hàng hóa
Khi những chiến thuyền cổ rời Ophir xa xôi
Trở về dưới trời Palestine đầy nắng
Hàng hóa trên thuyền là những ngà voi
Là chim công, là khỉ không đuôi
Là các loại gỗ quý và rượu vang trắng.
Khi những thuyền buồm Tây Ban Nha to lớn
Đi qua những miền nhiệt đới cọ màu xanh
Họ chở trên những chiếc thuyền
Là kim cương và ngọc lục bảo
Là đồ gia vị và những đồng tiền vàng.
Còn những con tàu hàng của nước Anh
Đi qua eo biển trong những ngày tháng Ba dữ dội
Hàng hóa chở trên tàu chỉ có than
Là ray đường sắt và củi
Là đồ sắt và những khay thiếc rẻ tiền.
Những con đường
Đường này về Luân Đôn
Đường kia về Xứ Uên
Còn đường ta ra biển
Chiếc buồm trắng kéo lên.
Đường này đi ra sông
Dòng sông trôi chầm chậm
Đường ta – về anh em
Với nước da sạm nắng.
Mời gọi, cuốn hút ta
Con đường tung bọt biển
Nơi không hề bụi bặm
Là con đường của ta.
Đường nhấp nhô, ngời sáng
Hoang dại tiếng hải âu
Cơn gió thổi dập dìu
Đưa lên mắt muối biển.
Mời gọi, cuốn hút ta
Cả Đông, Nam, Tây, Bắc
Đường ai đó về nhà
Đường ta về phía trước.
Còn rất nhiều phía trước
Dặm đường phải đi qua
Chúa sắp đặt ta, và
Ta đi tìm cái đẹp.
Bản dịch của Hồ Thượng Tuy
Sea Fever
I must go down to the seas again, to the lonely sea and the sky,
And all I ask is a tall ship and a star to steer her by,
And the wheel's kick and the wind's song and the white sail's shaking,
And a gray mist on the sea's face, and a grey dawn breaking.
I must go down to the seas again, for the call of the running tide
Is a wild call and a clear call that may not be denied;
And all I ask is a windy day with the white clouds flying,
And the flung spray and the blown spume, and the sea-gulls crying.
I must go down to the seas again, to the vagrant gypsy life,
To the gull's way and the whale's way, where the wind's like a whetted knife;
And all I ask is a merry yarn from a laughing fellow-rover,
And quiet sleep and a sweet dream when the long trick's over.
Cargoes
QUINQUIREME of Nineveh from distant Ophir,
Rowing home to haven in sunny Palestine,
With a cargo of ivory,
And apes and peacocks,
Sandalwood, cedarwood, and sweet white wine.
Stately Spanish galleon coming from the Isthmus,
Dipping through the Tropics by the palm-green shores,
With a cargo of diamonds,
Emeralds, amythysts,
Topazes, and cinnamon, and gold moidores.
Dirty British coaster with a salt-caked smoke stack,
Butting through the Channel in the mad March days,
With a cargo of Tyne coal,
Road-rails, pig-lead,
Firewood, iron-ware, and cheap tin trays.
Roadways
ONE road leads to London,
One road leads to Wales,
My road leads me seawards
To the white dipping sails.
One road leads to the river,
And it goes singing slow;
My road leads to shipping,
Where the bronzed sailors go.
Leads me, lures me, calls me
To salt green tossing sea;
A road without earth's road-dust
Is the right road for me.
A wet road heaving, shining,
And wild with seagull's cries,
A mad salt sea-wind blowing
The salt spray in my eyes.
My road calls me, lures me
West, east, south, and north;
Most roads lead men homewards,
My road leads me forth.
To add more miles to the tally
Of grey miles left behind,
In quest of that one beauty
God put me here to find.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa