Cục Khí tượng Nhật Bản

Cơ quan trực thuộc Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản
(Đổi hướng từ JMA)

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản[4] (気象庁 (Khí Tượng thính) Kishō-chō?), thường được viết-gọi tắt là JMA theo tên tiếng Anh là Japan Meteorological Agency, là một cơ quan trực thuộc Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản.[5] Nhiệm vụ của Cục Khí tượng Nhật Bản là thu thập và cung cấp những thông tin có được nhờ việc quan trắc và nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên thuộc các lĩnh vực như khí tượng, thủy văn, địa chấn học, núi lửa học và các ngành khoa học liên quan khác. Trụ sở chính của tổ chức này đặt tại Chiyoda, Tokyo.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản
Kishō-chō (気象庁 Kishō-chō?)
Logo của Cục Khí tượng Nhật Bản.

Tòa nhà trụ sở chính của JMA ở Tokyo
Tổng quan Cơ quan
Thành lập1 tháng 7 năm 1956; 68 năm trước (1956-07-01)
Cơ quan tiền thân
  • Trạm quan trắc Khí tượng Tokyo
  • Trạm quan trắc Khí tượng Trung ương
Quyền hạnChính phủ Nhật Bản
Trụ sở1-3-4 Ōtemachi, Chiyoda-ku, Tokyo
35°41′22,5″B 139°45′42,1″Đ / 35,68333°B 139,75°Đ / 35.68333; 139.75000
Số nhân viên5.539 (2010)[1]
Ngân quỹ hàng năm¥62,0 tỷ (2010-11)[2]
¥59,0 tỷ (2011-12)[3]
¥58,9 tỷ (est. 2012)[3]
Các Lãnh đạo Cơ quan
  • Mitsuhiko Hatori,
    Tổng giám đốc
  • Kōichi Sekiguchi,
    Phó tổng giám đốc
Trực thuộcMLIT
Websitewww.jma.go.jp

Cục Khí tượng Nhật Bản là một trong số những Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Họ chịu trách nhiệm dự báo, đặt tên, và đưa ra những cảnh báo về xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm cả biển Celebes, biển Sulu, Biển Đông, biển Hoa Đông, Hoàng Hải, biển Nhật Bảnbiển Okhotsk.

Tổng quan

sửa

Bên cạnh nhiệm vụ thu thập báo cáo thông tin, dự báo về thời tiết tại Nhật Bản; Cục Khí tượng Nhật Bản còn theo dõi và cảnh báo một số loại thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa phun.[6]

Cục Khí tượng Nhật Bản có sáu cơ quan hành chính địa phương (năm Trạm quan trắc Khí tượng Địa hạt (DMO) và Trạm quan trắc Khí tượng Okinawa), bốn Trạm quan trắc Hàng hải, năm cơ sở phụ, bốn Trung tâm Dịch vụ Thời tiết Hàng không và 47 Trạm quan trắc Khí tượng Địa phương (LMO). Việc thu thập dữ liệu được sự hỗ trợ từ các vệ tinh thời tiết như Himawari và các viện nghiên cứu khác.[6]

Vào năm 1968, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã chỉ định JMA là Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực (RSMC) của vùng châu Á.[7] Đến tháng 6 năm 1988, WMO tiếp tục chỉ định JMA là RSMC của khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương - một việc làm trong chương trình xoáy thuận nhiệt đới của tổ chức này.[7] Tháng 7 năm 1989, Trung tâm Bão Tây Bắc Thái Bình Dương (Typhoon Center) được thành lập để dự báo và phổ biến thông tin về xoáy thuận nhiệt đới, cũng như để chuẩn bị cho nhiệm vụ tóm lược, báo cáo về hoạt động của các cơn bão trên Tây Bắc Thái Bình Dương mỗi năm.[8]

Tranh cãi và chỉ trích

sửa

Cảnh báo sóng thần quá muộn

sửa

Động đất mạnh 7,7 độ làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần. Trong vòng 5 phút, những con sóng lớn đã tấn công bờ biển OkushiriHokkaido.

Cục khí tượng Nhật Bản đưa ra cảnh báo nhưng quá muộn đối với người dân ở Okushiri. Sóng thần đã tràn vào nhiều vùng của khu vực này khiến hàng trăm người thiệt mạng.[9]

Cảnh báo động đất sai

sửa

Ngày 8 tháng 8, 2013, JMA đã đưa ra cảnh báo động đất khẩn cấp lúc 16:56 (JST) từ khu vực Kanto đến khu vực Kyushu. Tuy nhiên, không có khu vực nào quan sát thấy cường độ địa chấn từ 1 trở lên. Ngay lập tức, JMA đã phủ nhận cảnh báo trên, đồng thời cho biết cảnh báo động đất khẩn cấp trên là báo động giả và giải thích rằng là do tín hiệu điện của máy đo địa chấn đáy đại dương ngoài khơi tỉnh Mie gặp sự cố.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ 総合パンフレット「気象庁」 (PDF) (bằng tiếng Nhật). Japan Meteorological Agency. tháng 1 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ 平成23年度 気象庁関係予算決定概要 (PDF) (bằng tiếng Nhật). Japan Meteorological Agency. ngày 24 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ a b 平成24年度 気象庁関係予算決定概要 (PDF) (bằng tiếng Nhật). Japan Meteorological Agency. ngày 24 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Dư Đức Tiến (4 tháng 4 năm 2019). Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (biên tập). “Về việc Trung tâm khí tượng khu vực RSCM Tokyo cung cấp hỗ trợ trực tuyến trong cảnh báo và dự báo Bão từ năm 2019 - Bản tin KHCN&HTQT Quý I năm 2019”. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020 – qua Tổng Cục Khí tượng Thủy văn.
  5. ^ “国土交通省設置法 (e-Gov)” (bằng tiếng Nhật). 総務省. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2012.
  6. ^ a b “Japan Meteorological Agency: The national meteorological service of Japan” (PDF). Japan Meteorological Agency. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2011.
  7. ^ a b “Cooperation through WMO and Other Multilateral Activities”. Japan Meteorological Agency. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  8. ^ Japan Meteorological Organization (tháng 2 năm 2001). “Annual Report on Activities of the RSMC Tokyo - Typhoon Center 2000” (PDF). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2011.
  9. ^ “12 July 1993, Mw 7.7, Okushiri - International Tsunami Information Center”. itic.ioc-unesco.org. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ “「最大震度7」と誤報 緊急地震速報で気象庁(写真=共同)”. 日本経済新聞 (bằng tiếng Nhật). 8 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa