Shenyang J-16

máy bay quân sự Trung Quốc
(Đổi hướng từ J-16)

Shenyang J-16 (tiếng Trung: 歼-16) là một máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư tiên tiến[3] của Trung Quốc[4][1] được phát triển từ Shenyang J-11 (có nguồn gốc từ Sukhoi Su-27), nhà sản xuất chế tạo là Shenyang Aircraft Corporation. J-16 được sử dụng bởi Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF).[4]

J-16
Kiểu Máy bay chiến đấu tấn công đa năng
Quốc gia chế tạo Trung Quốc
Hãng sản xuất Shenyang Aircraft Corporation
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
Năm 2015[1]
Tình trạng Đang hoạt động
Trang bị cho Không quân Trung Quốc
Được chế tạo Năm 2012 đến nay
Số lượng sản xuất 245+ chiếc[2]
Phát triển từ Shenyang J-11

Thiết kế và phát triển

sửa

Vào thập niên 1990, Trung Quốc đã mua các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Sukhoi Su-27 từ Nga, bao gồm cả những chiếc được sản xuất theo giấy phép tại Trung Quốc dưới tên gọi Shenyang J-11A.[5] J-11A được tiếp tục phát triển thành biến thể một chỗ ngồi J-11B và biến thể hai chỗ ngồi J-11BS với công nghệ nội địa. J-16 là máy bay tấn công có nguồn gốc từ mẫu J-11BS.[6]

J-16 trang bị một radar mảng quét điện tử chủ động AESA,[1] hai động cơ tuốc bin phản lực Shenyang WS-10A.[7] Máy bay sử dụng nhiều vật liệu composite hơn nhằm giảm trọng lượng.[1] Các đơn vị J-16 đã nhận được sơn hấp thụ radar để giảm tín hiệu radar,[8] và tăng cường khả năng Áp chế Phòng không Đối phương (Suppression of Enemy Air Defenses - SEAD) kết hợp với các hộp đo lường hỗ trợ điện tử.[9]

Buồng lái trang bị hệ thống màn hình hiển thị gắn trên mũ bảo hiểm (HMD) để cải thiện nhận thức tình huống của phi công.[10]

Phiên bản tác chiến điện tử J-16D được phát triển vào thập niên 2010. Nó được cho là đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2015.[11] J-16D được thiết kế để Áp chế Phòng không Đối phương (SEAD), có chứa thiết bị gây nhiễu bên trong và mang theo nhiều thiết bị tác chiến điện tử bên ngoài.[12]

Theo nhà nghiên cứu hàng không Justin Bronk thuộc Royal United Services Institute, J-16 có nhiều lợi thế hơn so với các biến thể Flanker của Nga nhờ ứng dụng rộng rãi vật liệu composite, tên lửa tầm xa hơn, cảm biến và hệ thống điện tử hàng không hiện đại. J-16 đại diện cho sự chuyển đổi của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ Nga trong quá khứ, để hướng tới phát triển các sản phẩm phái sinh hiện đại vượt trội so với bản gốc của Nga về nhiều mặt.[13][14]

Quân đội Trung Quốc đang phát triển khả năng tự hành tiên tiến cho các máy bay chiến đấu. Tháng 3 năm 2021, có thông tin cho rằng một biến thể J-16 với phi công phụ ở ghế sau đã bị thay thế bằng một thuật toán trí tuệ nhân tạo có tên là "chiến thắng tình báo" (tiếng Trung: 智胜; bính âm: Zhì shèng) đang được thử nghiệm tại Shenyang Aircraft Corporation. Một chiếc máy bay tương tự cũng được phát hiện bằng hình ảnh vệ tinh tại một căn cứ thử nghiệm gần Malan, Tân Cương vào tháng 6 năm 2021.[15]

Lịch sử hoạt động

sửa
 
J-16 với động cơ WS-10 đang cất cánh

Chuyến bay đầu tiên được cho là đã diễn ra vào năm 2011-2012.[16]

Tháng 4 năm 2014, PLAAF đã tiếp nhận một trung đoàn J-16.[17]

J-16 đi vào hoạt động năm 2015[1] và chính thức được tiết lộ công khai vào năm 2017 trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân.[4]

Năm 2021, Không quân Trung Quốc bắt đầu đưa J-16D vào huấn luyện chiến đấu.[18]

Theo Bộ Quốc phòng Úc, ngày 26 tháng 5 năm 2022, một chiếc J-16 đã chặn một máy bay giám sát Boeing P-8 Poseidon của Không quân Hoàng gia Úc trên Biển Đông khi chiếc máy bay này đang tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải thông thường trên vùng biển quốc tế.[19] Bộ trưởng Quốc phòng Úc mới đắc cử Richard Marles cho biết, chiếc J-16 đầu tiên bay sát bên cạnh chiếc P-8, phóng pháo sáng và sau đó bay ra phía trước, rồi thả vật gây nhiễu vào đường bay làm một số rơi vào động cơ của P-8.[19] Chính phủ Úc đã phản đối Chính phủ Trung Quốc về vụ việc và Marles nói rằng Úc sẽ không bị ngăn cản tiến hành các hoạt động có tính chất tương tự trong tương lai.[20][21] Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, các phi công Úc đã hành động "nguy hiểm và khiêu khích" đồng thời phớt lờ các cảnh báo lặp đi lặp lại trước khi chiếc J-16 đuổi máy bay Úc đi.[22] Trong một bài báo của Lowy Institute - một tổ chức tư vấn của Úc, cho biết vụ ngăn chặn đánh dấu sự leo thang trong các hành động vùng xám mà Trung Quốc đang sử dụng để thực thi các yêu sách của mình ở Biển Đông.[23]

Trong số tất cả các máy bay được triển khai ở eo biển Đài Loan, máy bay chiến đấu J-16 được sử dụng thường xuyên nhất, có thể là do khả năng tác chiến điện tử của nó.[24] Tháng 8 năm 2022, Trung Quốc đã điều động một lượng lớn máy bay chiến đấu J-16 đến eo biển Đài Loan, để đáp trả lại chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi.[25]

Biến thể

sửa
 
J-16D với thiết bị tác chiến điện tử được trưng bày
  • J-16
  • J-16D: Biến thể tác chiến điện tử (EW). Được trang bị hộp thiết bị EW ở đầu cánh; hệ thống EW nội bộ thay thế IRST và pháo 30 mm.[1] Được biết chuyến bay đầu tiên vào tháng 12 năm 2015.[11]

Quốc gia sử dụng

sửa
  Trung Quốc

Thông số kỹ thuật

sửa

Tính năng chung

sửa

Hiệu suất bay

sửa
  • Tốc độ tối đa: Mach 2 (2.385 km/h)[29]

Vũ khí

sửa

Hệ thống điện tử hàng không

sửa

Xem thêm

sửa

Máy bay có sự phát triển liên quan

Máy bay có vai trò, cấu hình và thời đại tương đương

Danh sách liên quan

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j Bronk, trang 38
  2. ^ “J-16 total production”. 8 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Office of the Secretary of Defense. “China Military Power 2021” (PDF). tr. 80.
  4. ^ a b c d e f g h i j Liu, Zhen (4 tháng 8 năm 2018). “China's new J-16 advanced fighter jet 'targeting Taiwan' may soon be combat ready”. South China Morning Post. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ Bronk, trang 37
  6. ^ “Based in the Russian Sukhoi Su-30MKK, the Shenyang J-16 is an all-modern multirole fighter-bomber introduced for service by China during 2013”. Military Factory.
  7. ^ Fisher, Richard (27 tháng 5 năm 2015). “ANALYSIS: Can China break the military aircraft engine bottleneck?”. FlightGlobal. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ Hollings, Alex (2 tháng 2 năm 2019). “China says a new paint job just turned its J-16 into a 'near-stealth' fighter”. sofrep.
  9. ^ Roblin, Sebastien (30 tháng 11 năm 2017). “China's New J-16D Aircraft Might Have a Terrifying New Military Capability”. National Interest.
  10. ^ Rupprecht, Andreas; Dominguez, Gabriel (11 tháng 11 năm 2020). “PLAAF J-16 fighter pilots seen using new helmet”. Janes.
  11. ^ a b Fisher, Richard D., Jr (23 tháng 12 năm 2015). “Possible J-16 EW variant makes its first flight”. IHS Jane's 360. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  12. ^ DUBOIS, GASTÓN (27 tháng 9 năm 2021). “J-16D, China's SEAD aircraft seen as never before”. aviacionline.
  13. ^ Roblin, Sebastien (10 tháng 11 năm 2020). “Why China's Latest Jets Are Surpassing Russia's Top Fighters”. Forbes.
  14. ^ “Russia Still Hopes to Sell More Su-35s to China — But Isn't Likely to Succeed”. militarywatchmagazine. 12 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ Rogoway, Tyler (2 tháng 7 năm 2021). “Flanker Fighter Appears Among Unmanned Aircraft At China's Secretive Test Base”.
  16. ^ John Pike. “J-16 (Jianjiji-16 Fighter aircraft 16) / F-16”. Globalsecurity.org. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ “Chinese Air Force Takes Delivery of New J-16 Strike Fighters”. 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2015.
  18. ^ Dominguez, Gabriel; Rupprecht, Andreas (8 tháng 11 năm 2021). “Chinese air force deploying recently unveiled J-16D in combat training”. Janes.
  19. ^ a b “Australia says China threatened plane over South China Sea”. Associated Press News. Beijing. 5 tháng 6 năm 2022.
  20. ^ “Anthony Albanese protests China's fighter plane intercept”. The Australian. 6 tháng 6 năm 2022.
  21. ^ “VIDEO: Federal government undeterred by China's 'intimidation' tactics”. Australian Broadcasting Corporation. 5 tháng 6 năm 2022.
  22. ^ “China accuses Australia and Canada of 'disinformation' over jet encounters”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Beijing. 7 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2022.
  23. ^ Layton, Peter (6 tháng 6 năm 2022). “A flare up in China's deliberate pattern of aggression”. The Interpreter. Lowy Institute.
  24. ^ Waldron, Greg (4 tháng 10 năm 2017). “J-16 is China's go-to fighter in Taiwan aerial incursions”. FlightGlobal.
  25. ^ Finnerty, Ryan (19 tháng 8 năm 2022). “Why Pelosi's Taipei visit triggered Beijing's military”. Flight Global.
  26. ^ “Zhuhai Airshow display reveals info on China's J-20, J-16 inventory”. 8 tháng 11 năm 2022.
  27. ^ 黃東 (18 tháng 11 năm 2022). “珠海航展逆市高飛 軍事肌肉秀展現信心 (黃東)” (bằng tiếng Trung). 亞洲週刊. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.
  28. ^ Kadidal, Akhil; Narayanan, Prasobh (25 tháng 11 năm 2022). “China's J-15 naval jet appears with indigenous WS-10 engines”. Janes.
  29. ^ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ (2019). China Military Power: Modernizing a Force to Fight and Win (PDF) (Bản báo cáo). tr. 88. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  30. ^ a b Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (2018). “Chinese and Russian air-launched weapons: a test for Western air dominance”. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  31. ^ a b Rupprecht, Andreas (18 tháng 2 năm 2020). “Images show PLAAF J-16 armed with YJ-83K anti-ship missile”. Janes. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  32. ^ Rupprecht, Andreas. Modern Chinese Warplanes - Chinese Air Force. Harpia Publishing. tr. 120. ISBN 978-0-9973092-6-3.

Thư mục

sửa