Jūkendō (銃剣道 (銃劍道) (súng kiếm đạo)/ じゅうけんどう/ ジューケンドー?) là một môn võ của Nhật Bản sử dụng lưỡi lê làm vũ khí[1][2][3][4], và có nét giống với kendo (nhưng dùng lưỡi lê thay vì dùng kiếm).[5] Kỹ thuật Jukendo được dựa trên sojutsu (dùng thương)[6] hoặc kỹ thuật lưỡi lê từ thế kỷ 17, khi súng ống được đưa vào Nhật Bản.[7]

Jūkendō
銃剣道
Trọng tâmVũ khí (Lưỡi lê)
Mức độ bạo lựcCạnh tranh
Xuất xứNhật Bản
Người sáng lậpKhông có
Ảnh hưởng từLịch sử
OlympicKhông

Trong thời kỳ Minh Trị, kỹ thuật chiến đấu dùng lưỡi lê của Nhật được củng cố thành một hệ thống võ thuật tên là jukenjutsu,[7] và dạy tại học viện quân sự Toyama ở Tokyo.[7] Ueshiba Morihei đã dựa vào jukenjutsu và một số môn võ khác để sáng lập ra aikido.[8] Trong Thế chiến II, việc sử dụng jukenjutsu đã bị quân đồng minh cấm, nhưng sau đó trở lại dưới hình thức jukendo hiện đại.[7] Liên đoàn Jukendo Nghiệp dư Nhật Bản được thành lập vào năm 1952.[9] Liên đoàn Jukendo Nhật Bản được thành lập vào năm 1956.[10]

Jūkendō hiện đại sử dụng một mokujū, một bản sao bằng gỗ của một khẩu súng trường với một lưỡi lê gắn liền và bị chặn ở cuối, thay cho một khẩu súng trường thực sự.[5] Môn võ này được thực hiện bởi cả quân đội và dân thường Nhật Bản.[7] Đào tạo kết hợp kata (mẫu), hai người luyện tập, và các trận đấu sử dụng mokujū và áo giáp bảo vệ.[7] Ba khu vực mục tiêu chính là tim, cổ họng và phía dưới bên trái của đối phương.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Stevens, J. (1985): "The Founder, Ueshiba Morihei." In R. Strozzi-Heckler (Ed.): Aikido and the new warrior (pp. 5–22). Berkeley, CA: North Atlantic. (ISBN 978-0-9381-9051-6)
  2. ^ Mather, J. (1990): "A Sensei's story: Karate's Takayuki Kubota." Black Belt, 28(6):40–44.
  3. ^ Steele, D. E. (1991): "Training to fight Saddam's army: US troops prepared for hand-to-hand combat against Iraqis." Black Belt, 29(5):33–36.
  4. ^ Lowry, D. (2009): The Karate way: Discovering the spirit of practice (p. 76). Boston, MA: Shambhala. (ISBN 978-1-5903-0647-5)
  5. ^ a b Clayton, B. D., Horwitz, R., & Pollard, E. (2004): Shotokan's secret: The hidden truth behind Karate's fighting origins (p. 148). Black Belt Books. (ISBN 978-0-8975-0144-6)
  6. ^ Tanaka, F. (2003): Samurai fighting arts: The spirit and the practice (p. 222). Tokyo: Kodansha International. (ISBN 978-4-7700-2898-3)
  7. ^ a b c d e f g Fighting Arts: Jukendo (c. 2008). Truy cập vào ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ de Jong, H. (c. 2007): Aikido Lưu trữ 2013-10-20 tại Wayback Machine Truy cập vào ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ Wagner, E. A. (1989): Sport in Asia and Africa: A comparative handbook (p. 60). New York: Greenwood. (ISBN 978-0-3132-5767-4)
  10. ^ All Japan Jukendo Federation Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine (tiếng Nhật). Truy cập vào ngày 28 tháng 2 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa