Isidore-François Colombert

Isidore-François Colombert tên Việt Nam là Mỹ, M.E.P., là một nhà truyền giáo và giám mục người Pháp. Ông là đại diện tông tòa của Địa phận Địa phận Tây Đàng Trong từ 1874 - 1894.

Giám mục
 
Isidore-François Colombert  Mỹ
Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Trong
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Đại diện Tông tòa Địa phận Tây Đàng Trong
TòaHiệu tòa Samosata
Bổ nhiệmNgày 6 tháng 2 năm 1872
Hết nhiệmNăm 1894
Tiền nhiệmJean-Claude Miche (Mịch)
Kế nhiệmJean-Marie Dépierre (Đề)
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Samosata
Truyền chức
Thụ phongNăm 1863
Tấn phongNgày 25 tháng 7 năm 1872
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhColombert
SinhNgày 19 tháng 3 năm 1838
Sainte-Marie-du-Bois (Mayenne), Pháp
MấtNgày 31 tháng 12 năm 1894
Sài Gòn, Việt Nam
Nơi an tángVương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn,Việt Nam
Cách xưng hô với
Isidore-François Colombert
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
TòaHiệu tòa Samosata

Ông sinh năm 1838 tại Sainte-Marie-du-Bois (Mayenne), Pháp, gia nhập Hội truyền giáo Nước ngoài Paris năm 1860, thụ phong linh mục năm 1863 và lên đường sang Địa phận Tây Đàng Trong ngày 16 tháng 7 năm 1863, học Tiếng Việt ở Mặc Bắc (nay thuộc Giáo phận Vĩnh Long), năm 1864, ông phụ trách Họ đạo Cái Nhum và từ năm 1866 làm thư ký tòa giám mục.

Ông được bổ nhiệm giám mục phó đại diện tông tòa với quyền kế vị ngày 6 tháng 2 năm 1872, tấn phong ngày 25 tháng 7 năm 1872 và chính thức là đại diện tông tòa Tây Đàng Trong sau khi giám mục Miche từ trần ngày 1 tháng 12 năm 1873[1].

Nhiệm kỳ của ông bắt đầu chỉ mấy tháng trước khi có Hiệp ước Giáp Tuất 1874 nên được coi là thời kỳ ổn định. Dưới thời ông đã có gần 200 nhà thờ được xây dựng kiên cố và to lớn như: Tân Định, Cầu Kho.

Đặc biệt, lễ đặt viên đá đầu tiên nhà thờ Đức Bà Sài Gòn do ông chủ trì dưới sự chứng kiến của phó soái Nam kỳ và nhiều nhân vật của Sài Gòn, diễn ra rất long trọng ngày 7 tháng 10 năm 1877[2].

Ông qua đời ngày 31 tháng 12 năm 1894 và được chôn cất trong lòng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn theo nguyện vọng.

Chú thích

sửa
  1. ^ Trương Bá Cần (chủ biên) (2008). Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập II. Tôn giáo Hà Nội. tr. 322.
  2. ^ Trần Nhật Vy. “Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn”. Tuổi trẻ.

Liên kết ngoài

sửa